Cả nhà tiêu chảy kéo dài chỉ vì mẹ làm điều này

Google News

Người phụ nữ quá tằn tiện nên cái gì cũng nhét hết vào tủ lạnh rồi để lâu ngày, khiến không chỉ bản thân mà cả gia đình đều bị tiêu chảy, có vấn đề về tiêu hóa.

Muốn khỏe mạnh, ngoài chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm bạn cũng không nên bỏ qua thói quen sử dụng đồ ăn. Rất nhiều chuyên gia y tế từng nói "tủ lạnh không phải kho chứa đồ" để nhắc nhở mọi người rằng thực phẩm để lâu trong tủ lạnh vẫn sẽ hỏng, phải có nguyên tắc quản lý, kẻo không chỉ hại bản thân còn hại cả gia đình.
Mới đây, bác sĩ Giang Thủ Sơn, người Trung Quốc, chia sẻ về một trường hợp sử dụng tủ lạnh không đúng cách khiến bản thân và gia đình bị bệnh tiêu chảy.
Theo bác sĩ Giang, bệnh nhân đi cùng con gái đến phòng khám. Từ thông tin bệnh án, bác sĩ thấy rằng bệnh nhân đã đi khám vì bệnh tiêu chảy kéo dài tới 6 lần trong vòng một năm.
Ca nha tieu chay keo dai chi vi me lam dieu nay
  Ảnh minh họa.
Ban đầu, bác sĩ Giang nghĩ rằng bệnh nhân có thể mắc hội chứng ruột kích thích nên hỏi bệnh nhân xem có thường xuyên bị đầy bụng, khó chịu hoặc phân không có hình dạng không. Nhưng bệnh nhân nói không, chỉ là tiêu chảy thường xuyên, cả cơ thể rất mệt mỏi, cũng hay đau bụng, chóng mặt, chân tay uể oải, không tập trung làm việc được.
Bác sĩ vẫn cảm thấy có gì đó không ổn, lúc này, cô con gái mới kể do mẹ quá tằn tiện nên cái gì cũng nhét hết vào tủ lạnh, để lâu ngày, khiến không chỉ mẹ mà cả gia đình đều bị tiêu chảy, có vấn đề về tiêu hoá.
Về vấn đề này, bác sĩ cũng giải thích với bệnh nhân rằng, tủ lạnh không phải là két sắt, không thể cất giữ mãi đồ vật sau khi cho vào, tốt hơn hết là thực phẩm phải tươi, dù để trong tủ lạnh vẫn phải dùng càng sớm càng tốt.
Bác sĩ nhắc nhở, có nhiều vi khuẩn ẩn trong tủ lạnh, chẳng hạn như vi khuẩn Listeria, Escherichia coli, Yersinia và Shigella gây chết người. Đồng thời, có 4 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh, nếu mắc phải thì vi khuẩn sẽ tăng gấp 10 lần.
1. Cho trực tiếp món ăn vào tủ lạnh: Nên cho thức ăn thừa vào hộp giữ tươi có nắp đậy kín trước khi cho vào tủ lạnh.
2. Đặt rau trực tiếp vào tủ lạnh mà không cần đóng gói: Rau củ quả nên được đóng gói và cho vào túi nhựa riêng, các túi phải được niêm phong.
3. Rã đông nhiều lần thịt hoặc hải sản: Hãy đóng túi riêng và cho vào ngăn đá tủ lạnh, khi cần sử dụng chỉ lấy ra một lượng vừa đủ.
4. Cho trực tiếp thức ăn có nhiệt độ cao vào tủ lạnh: Phần thức ăn chín còn thừa khi nấu trước tiên phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh. Đồng thời, tốt nhất không nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ vì sau đó, dù cho vào tủ lạnh cũng không bảo quản được lâu.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Đã tìm ra nguyên nhân khiến nhiều trẻ nôn, tiêu chảy 

Nguồn video: THĐT

Kiều Dụ (Theo ET)

>> xem thêm

Bình luận(0)