Cùng tên SU-152 nổi tiếng trong CTTG 2 nhưng pháo chống tăng tự hành SU-152 Taran là thiết kế hoàn toàn mới được phát triển ở Liên Xô năm 1965. Dù rằng dự án đã không bao giờ được chấp nhận trang bị.Đầu những năm 1960, quân đội Liên Xô nhận ra rằng đạn xuyên giáp của xe tăng hạng trung T-54/55 và tăng hạng nặng T-10/10M không thể xuyên thủng giáp trước xe tăng chủ lực M60 Mỹ và Chieftain Anh. Ảnh: Xe tăng chủ lực M60 Patton của Quân đội Mỹ, trang bị pháo chính 105mm, giáp thân vát nghiêng dày tương đương 220mm, tháp pháo dày 180mm.Trong khi xe tăng chủ lực Chieftain FV4201 của Anh có giáp thân dày 120mm, tháp pháo dày 195mm, trang bị pháo rãnh xoắn 120mm. Thời điểm đó, nó được xếp vào một trong những xe tăng đáng gờm nhất thế giới với giáp dày, pháo bắn xuyên cao, hiệu quả.Chính vì vậy đã thúc đẩy công nghiệp quốc phòng Liên Xô phát triển các hệ thống vũ khí chống tăng như đạn xuyên thép thoát vỏ (APDS), pháo rãnh xoắn, pháo nòng trơn có cỡ 115-130mm... Và dự án phát triển pháo chống tăng tự hành SU-152 Taran cũng nằm trong số đó.Dù có cùng tên gọi pháo chống tăng SU-152 danh tiếng trong CTTG 2 nhưng SU-152 Taran là thiết kế mới hoàn toàn về hình dạng, khung thân xe pháo , loại pháo trang bị. Nó có trọng lượng 27 tấn, dài 6,87m, rộng 3,12m, cao 2,82m.Quan sát kỹ có thể thấy, khung bệ xe pháo khá giống xe xích đa năng GM-123 (hay dùng cho các tổ hợp vũ khí tự hành như tên lửa SA-4, pháo tự hành 2S3 sau này), thay vì sử dụng khung bệ xe tăng như dòng SU/ISU trong CTTG 2. Do nòng pháo 152,4mm M-69 dài tới gần 10m (chính xác là 9.045mm) cho nên tháp pháo được lùi sâu về đuôi xe.Pháo rãnh xoắn 152,4mm M-69 Taran có khả năng xuyên thủng giáp tăng Mỹ-Anh cách 2.000m, sức xuyên 290mm giáp RHA góc chạm 90 độ bằng đạn xuyên thép thoát vỏ APDS nặng 12,5kg. Trên xe pháo tự hành có thể chở 22 viên đạn APDS và đạn nổ phá HE, kết hợp thiết bị nạp bán tự động, tốc độ bắn đạt 3-5 phát/phút.Các chuyên gia đánh giá, SU-152 có nét tương tự pháo chống tăng FV 4005 Stage 2 của Anh Quốc trang bị nòng pháo 183mm mạnh khủng.
Cùng tên SU-152 nổi tiếng trong CTTG 2 nhưng pháo chống tăng tự hành SU-152 Taran là thiết kế hoàn toàn mới được phát triển ở Liên Xô năm 1965. Dù rằng dự án đã không bao giờ được chấp nhận trang bị.
Đầu những năm 1960, quân đội Liên Xô nhận ra rằng đạn xuyên giáp của xe tăng hạng trung T-54/55 và tăng hạng nặng T-10/10M không thể xuyên thủng giáp trước xe tăng chủ lực M60 Mỹ và Chieftain Anh. Ảnh: Xe tăng chủ lực M60 Patton của Quân đội Mỹ, trang bị pháo chính 105mm, giáp thân vát nghiêng dày tương đương 220mm, tháp pháo dày 180mm.
Trong khi xe tăng chủ lực Chieftain FV4201 của Anh có giáp thân dày 120mm, tháp pháo dày 195mm, trang bị pháo rãnh xoắn 120mm. Thời điểm đó, nó được xếp vào một trong những xe tăng đáng gờm nhất thế giới với giáp dày, pháo bắn xuyên cao, hiệu quả.
Chính vì vậy đã thúc đẩy công nghiệp quốc phòng Liên Xô phát triển các hệ thống vũ khí chống tăng như đạn xuyên thép thoát vỏ (APDS), pháo rãnh xoắn, pháo nòng trơn có cỡ 115-130mm... Và dự án phát triển pháo chống tăng tự hành SU-152 Taran cũng nằm trong số đó.
Dù có cùng tên gọi pháo chống tăng SU-152 danh tiếng trong CTTG 2 nhưng SU-152 Taran là thiết kế mới hoàn toàn về hình dạng, khung thân xe pháo , loại pháo trang bị. Nó có trọng lượng 27 tấn, dài 6,87m, rộng 3,12m, cao 2,82m.
Quan sát kỹ có thể thấy, khung bệ xe pháo khá giống xe xích đa năng GM-123 (hay dùng cho các tổ hợp vũ khí tự hành như tên lửa SA-4, pháo tự hành 2S3 sau này), thay vì sử dụng khung bệ xe tăng như dòng SU/ISU trong CTTG 2. Do nòng pháo 152,4mm M-69 dài tới gần 10m (chính xác là 9.045mm) cho nên tháp pháo được lùi sâu về đuôi xe.
Pháo rãnh xoắn 152,4mm M-69 Taran có khả năng xuyên thủng giáp tăng Mỹ-Anh cách 2.000m, sức xuyên 290mm giáp RHA góc chạm 90 độ bằng đạn xuyên thép thoát vỏ APDS nặng 12,5kg. Trên xe pháo tự hành có thể chở 22 viên đạn APDS và đạn nổ phá HE, kết hợp thiết bị nạp bán tự động, tốc độ bắn đạt 3-5 phát/phút.
Các chuyên gia đánh giá, SU-152 có nét tương tự pháo chống tăng FV 4005 Stage 2 của Anh Quốc trang bị nòng pháo 183mm mạnh khủng.