Theo tạp chí quân sự Jane’s, dù châu Âu hay nói rõ hơn là Liên Minh châu Âu (EU) là khu vực sở hữu nền kinh tế phát triển nhất thế giới nhưng trớ trêu thay họ lại không đủ tiền để xây dựng một quân đội của riêng mình và bất cứ quốc gia nào trong liên minh này đều không muốn chịu phần thiệt về mình khi phải xây dựng đạo quân trên. Nguồn ảnh: YouTube.Phát biểu tại Hội nghị an ninh Berlin (BSC) 2016, Bettina Cadenbach - Giám đốc Chính sách bảo mật thuộc Bộ Ngoại giao Đức cho rằng, Lực lượng phản ứng nhanh EU Battlegroup (EUBG) là một ví dụ điển hình cho sự trì trệ trong việc hình thành một Quân đội châu Âu thống nhất. Dẫu vậy, tuy được thành lập từ năm 1999 nhưng cho đến nay EUBG vẫn hoạt động một cách miễn cưỡng còn các quốc gia thành viên của nó lại không đóng góp gì nhiều cho lực lượng này. Nguồn ảnh: army.cz.Dường như mọi vấn đề của châu Âu khi nhắc tới một liên minh quân sự nào đó chính là “Tiền”. Họ đủ giàu nhưng lại không đủ tiền để chi thêm cho một liên minh quân sự nào khác ngoài NATO và khi vắng bóng Mỹ trong liên minh quân sự đó thì càng khó hơn. Và thất bại của EUBG đã minh chứng điều đó rõ hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: defense.gouv.fr.Kế hoạch về việc xây dựng một lực lượng quân sự phản ứng nhanh của riêng châu Âu (tiền thân của EUBG) lần đầu tiên được đưa ra ở Hội nghị Thượng đỉnh EU tại Helsinki vào năm 1999, với mục đích chính là tổng hợp sức mạnh quân sự từ các nước thành viên của liên minh này để hổ trợ các hoạt động an ninh chung của châu Âu. Nguồn ảnh: mil.be.Nhưng phải đến tận năm 2004 các nước thành viên EU mới đồng ý thông qua một thỏa thuận chung dành cho EUBG và lực lượng này đi vào hoạt động toàn diện vào năm 2007. Theo đó các quốc gia EU sẽ thay phiên nhau đảm nhận vai trò chủ chốt trong EUBG trong 6 tháng và tùy theo điều kiện ngân sách của mỗi nước. Nguồn ảnh: Wall Street Journal.Theo thông báo chính thức của EU thì chịu trách nhiệm duy trì lực lượng phản ứng nhanh của EUBG trong 6 tháng cuối năm 2016 là một liên minh bảy nước gồm Đức, Áo, Bỉ, Czech, Ireland, Luxembourg và Croatia. Với quân sự thường trực từ 1.500-2.500 quân con số này thực sự quá khiêm tốn so với NATO thậm chí là còn ít hơn số quân Nga đang đóng tại vùng lãnh thổ Kaliningrad. Nguồn ảnh: Wikimedia.Và theo EU, lực lượng phản ứng nhanh trên được sử dụng để đối phó với các tình huống an ninh phi truyền thống mà châu Âu đang phải đối mặt, bên cạnh đó nó cũng hoạt động như một lực lượng sẵn sàng chiến đấu của châu Âu khi xảy ra một cuộc xung đột với Nga. Thậm chí EU còn kỳ vọng trong tương lai EUBG sẽ có thể thay thế NATO trong việc bảo vệ châu Âu trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: European Defence Agency.Nhưng giữa nói và làm thực sự khác xa nhau khi châu Âu không có một đầu tàu đủ mạnh để có thể giúp liên minh này tự hình thành một lực lượng quân sự thống nhất như Mỹ từng làm với NATO. Và cái bóng của Washington tại châu Âu cũng quá lớn để điều này có thể diễn ra một cách suôn sẻ đó là còn chưa kể tới sự phân chia vị thế giữa các quốc gia châu Âu khi tiếng nói của các nước nhỏ hầu như không có trọng lượng. Nguồn ảnh: European Union.Thậm chí khi đã đi đến một thống nhất chung giữa các nước EU về một Quân đội châu Âu thì ngân sách dành cho đội quân này sẽ được chia sẻ như thế nào giữa các nước thành viên. Và nếu chia đều cho tất cả thì chắc chắn nhiều quốc gia sẽ không có đủ ngân sách dành cho kế hoạch trên, trong khi đó các nước đầu tàu kinh tế của châu Âu lại không muốn ôm đồm quá nhiều khi họ còn có những vấn đề riêng của mình. Nguồn ảnh: CBSLife.
Theo tạp chí quân sự Jane’s, dù châu Âu hay nói rõ hơn là Liên Minh châu Âu (EU) là khu vực sở hữu nền kinh tế phát triển nhất thế giới nhưng trớ trêu thay họ lại không đủ tiền để xây dựng một quân đội của riêng mình và bất cứ quốc gia nào trong liên minh này đều không muốn chịu phần thiệt về mình khi phải xây dựng đạo quân trên. Nguồn ảnh: YouTube.
Phát biểu tại Hội nghị an ninh Berlin (BSC) 2016, Bettina Cadenbach - Giám đốc Chính sách bảo mật thuộc Bộ Ngoại giao Đức cho rằng, Lực lượng phản ứng nhanh EU Battlegroup (EUBG) là một ví dụ điển hình cho sự trì trệ trong việc hình thành một Quân đội châu Âu thống nhất. Dẫu vậy, tuy được thành lập từ năm 1999 nhưng cho đến nay EUBG vẫn hoạt động một cách miễn cưỡng còn các quốc gia thành viên của nó lại không đóng góp gì nhiều cho lực lượng này. Nguồn ảnh: army.cz.
Dường như mọi vấn đề của châu Âu khi nhắc tới một liên minh quân sự nào đó chính là “Tiền”. Họ đủ giàu nhưng lại không đủ tiền để chi thêm cho một liên minh quân sự nào khác ngoài NATO và khi vắng bóng Mỹ trong liên minh quân sự đó thì càng khó hơn. Và thất bại của EUBG đã minh chứng điều đó rõ hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: defense.gouv.fr.
Kế hoạch về việc xây dựng một lực lượng quân sự phản ứng nhanh của riêng châu Âu (tiền thân của EUBG) lần đầu tiên được đưa ra ở Hội nghị Thượng đỉnh EU tại Helsinki vào năm 1999, với mục đích chính là tổng hợp sức mạnh quân sự từ các nước thành viên của liên minh này để hổ trợ các hoạt động an ninh chung của châu Âu. Nguồn ảnh: mil.be.
Nhưng phải đến tận năm 2004 các nước thành viên EU mới đồng ý thông qua một thỏa thuận chung dành cho EUBG và lực lượng này đi vào hoạt động toàn diện vào năm 2007. Theo đó các quốc gia EU sẽ thay phiên nhau đảm nhận vai trò chủ chốt trong EUBG trong 6 tháng và tùy theo điều kiện ngân sách của mỗi nước. Nguồn ảnh: Wall Street Journal.
Theo thông báo chính thức của EU thì chịu trách nhiệm duy trì lực lượng phản ứng nhanh của EUBG trong 6 tháng cuối năm 2016 là một liên minh bảy nước gồm Đức, Áo, Bỉ, Czech, Ireland, Luxembourg và Croatia. Với quân sự thường trực từ 1.500-2.500 quân con số này thực sự quá khiêm tốn so với NATO thậm chí là còn ít hơn số quân Nga đang đóng tại vùng lãnh thổ Kaliningrad. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Và theo EU, lực lượng phản ứng nhanh trên được sử dụng để đối phó với các tình huống an ninh phi truyền thống mà châu Âu đang phải đối mặt, bên cạnh đó nó cũng hoạt động như một lực lượng sẵn sàng chiến đấu của châu Âu khi xảy ra một cuộc xung đột với Nga. Thậm chí EU còn kỳ vọng trong tương lai EUBG sẽ có thể thay thế NATO trong việc bảo vệ châu Âu trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: European Defence Agency.
Nhưng giữa nói và làm thực sự khác xa nhau khi châu Âu không có một đầu tàu đủ mạnh để có thể giúp liên minh này tự hình thành một lực lượng quân sự thống nhất như Mỹ từng làm với NATO. Và cái bóng của Washington tại châu Âu cũng quá lớn để điều này có thể diễn ra một cách suôn sẻ đó là còn chưa kể tới sự phân chia vị thế giữa các quốc gia châu Âu khi tiếng nói của các nước nhỏ hầu như không có trọng lượng. Nguồn ảnh: European Union.
Thậm chí khi đã đi đến một thống nhất chung giữa các nước EU về một Quân đội châu Âu thì ngân sách dành cho đội quân này sẽ được chia sẻ như thế nào giữa các nước thành viên. Và nếu chia đều cho tất cả thì chắc chắn nhiều quốc gia sẽ không có đủ ngân sách dành cho kế hoạch trên, trong khi đó các nước đầu tàu kinh tế của châu Âu lại không muốn ôm đồm quá nhiều khi họ còn có những vấn đề riêng của mình. Nguồn ảnh: CBSLife.