Vào cuối tháng 4/2020, tờ Mirror của Anh đã đăng tải một thông tin gây sốc, đó là Nga đã thiết kế được loại vũ khí với biệt danh "Ngày tận thế" lớn nhất thế giới.Đây thực chất là một loại tên lửa hạt nhân xuyên lục địa được bố trí "ngủ yên" dưới đáy đại dương và sẽ được Moskva kích hoạt từ xa trong trường hợp xảy ra xung đột lớn với phương Tây.Một khi được "đánh thức", quả tên lửa khủng khiếp với tên gọi Skiff có thể bay xa 9.656 km và gây ra vụ nổ làm ô nhiễm vùng biển rộng lớn thông qua đồng vị phóng xạ tổng hợp Cobalt-60.Vũ khí hạt nhân này lớn tới mức nó phải được hạ xuống đáy đại dương bằng một con tàu thiết kế chuyên dụng và sẽ gây ra thiệt hại lâu dài mang tính tàn phá.Tháng 2/2020, báo chí phát hiện một vật thể lớn được cho là phiên bản nâng cấp của ngư lôi gây sóng thần Poseidon, nhưng giờ đây họ tin đó là Skiff. Vũ khí trên đã được đưa lên một con tàu bí mật của Nga mang tên Akademik Aleksandrov."Con quái vật" với chiều dài 25 m, trọng lượng phóng tối đa 100 tấn này có thể nằm yên dưới đáy biển trong suốt nhiều năm liền ở độ sâu 900 m, vị trí triển khai nó vì vậy trở thành vấn đề được NATO đặc biệt quan tâm.Mới đây có nhận định tên lửa Skiff sẽ được triển khai ở Bắc Cực. Dự báo đưa ra sau khi xuất hiện thông tin cho rằng vũ khí độc đáo này bắt đầu được thử nghiệm về khả năng ứng dụng nhằm chống lại kẻ thù.Khu vực triển khai tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Skiff cũng đã được nêu ra, nhiều khả năng nó nằm ở phía Tây Bắc nước Nga, dưới lòng biển Barents.“Các khu vực triển khai vũ khí hạt nhân của Nga trên đất liền có thể được theo dõi khá chính xác từ vệ tinh, nhưng tên lửa Skiff lại không có nhược điểm này"."Ngay cả với lý do nào đó, vị trí triển khai tên lửa Skiff bị tiết lộ cũng không thể tiêu diệt nó bằng đòn tấn công phủ đầu, vì ở độ sâu vài trăm mét, nằm trong hầm phóng được bảo vệ, chúng đơn giản là không thể tiếp cận", một chuyên gia lưu ý.Nguyên nhân chủ đạo khiến giới quân sự tin tưởng khu vực triển khai tổ hợp tên lửa Skiff của Nga là dưới đáy biển Barents còn vì một lý do quan trọng khác.“Khu vực này yên tĩnh về mặt địa chấn và được hải quân Nga kiểm soát liên tục khiến tàu ngầm đối phương không thể xâm nhập. Hơn nữa từ đây Nga có thể tấn công hầu hết các hướng, kể cả Mỹ và châu Âu"."Chưa thể xác định chính xác, nhưng do độ sâu tương đối phù hợp, đáy biển yên ả, lại có sự kiểm soát thường xuyên của Nga... cho phép nhận định rằng tên lửa Skiff được triển khai dưới đáy biển Barents", một chuyên gia giấu tên nhận định.Nhưng cần lưu ý thêm rằng đó chỉ là dự đoán, còn vào thời điểm hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga chưa có bất cứ khẳng định hay bác bỏ nào liên quan đến thông tin vừa được báo chí đăng tải.
Vào cuối tháng 4/2020, tờ Mirror của Anh đã đăng tải một thông tin gây sốc, đó là Nga đã thiết kế được loại vũ khí với biệt danh "Ngày tận thế" lớn nhất thế giới.
Đây thực chất là một loại tên lửa hạt nhân xuyên lục địa được bố trí "ngủ yên" dưới đáy đại dương và sẽ được Moskva kích hoạt từ xa trong trường hợp xảy ra xung đột lớn với phương Tây.
Một khi được "đánh thức", quả tên lửa khủng khiếp với tên gọi Skiff có thể bay xa 9.656 km và gây ra vụ nổ làm ô nhiễm vùng biển rộng lớn thông qua đồng vị phóng xạ tổng hợp Cobalt-60.
Vũ khí hạt nhân này lớn tới mức nó phải được hạ xuống đáy đại dương bằng một con tàu thiết kế chuyên dụng và sẽ gây ra thiệt hại lâu dài mang tính tàn phá.
Tháng 2/2020, báo chí phát hiện một vật thể lớn được cho là phiên bản nâng cấp của ngư lôi gây sóng thần Poseidon, nhưng giờ đây họ tin đó là Skiff. Vũ khí trên đã được đưa lên một con tàu bí mật của Nga mang tên Akademik Aleksandrov.
"Con quái vật" với chiều dài 25 m, trọng lượng phóng tối đa 100 tấn này có thể nằm yên dưới đáy biển trong suốt nhiều năm liền ở độ sâu 900 m, vị trí triển khai nó vì vậy trở thành vấn đề được NATO đặc biệt quan tâm.
Mới đây có nhận định tên lửa Skiff sẽ được triển khai ở Bắc Cực. Dự báo đưa ra sau khi xuất hiện thông tin cho rằng vũ khí độc đáo này bắt đầu được thử nghiệm về khả năng ứng dụng nhằm chống lại kẻ thù.
Khu vực triển khai tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Skiff cũng đã được nêu ra, nhiều khả năng nó nằm ở phía Tây Bắc nước Nga, dưới lòng biển Barents.
“Các khu vực triển khai vũ khí hạt nhân của Nga trên đất liền có thể được theo dõi khá chính xác từ vệ tinh, nhưng tên lửa Skiff lại không có nhược điểm này".
"Ngay cả với lý do nào đó, vị trí triển khai tên lửa Skiff bị tiết lộ cũng không thể tiêu diệt nó bằng đòn tấn công phủ đầu, vì ở độ sâu vài trăm mét, nằm trong hầm phóng được bảo vệ, chúng đơn giản là không thể tiếp cận", một chuyên gia lưu ý.
Nguyên nhân chủ đạo khiến giới quân sự tin tưởng khu vực triển khai tổ hợp tên lửa Skiff của Nga là dưới đáy biển Barents còn vì một lý do quan trọng khác.
“Khu vực này yên tĩnh về mặt địa chấn và được hải quân Nga kiểm soát liên tục khiến tàu ngầm đối phương không thể xâm nhập. Hơn nữa từ đây Nga có thể tấn công hầu hết các hướng, kể cả Mỹ và châu Âu".
"Chưa thể xác định chính xác, nhưng do độ sâu tương đối phù hợp, đáy biển yên ả, lại có sự kiểm soát thường xuyên của Nga... cho phép nhận định rằng tên lửa Skiff được triển khai dưới đáy biển Barents", một chuyên gia giấu tên nhận định.
Nhưng cần lưu ý thêm rằng đó chỉ là dự đoán, còn vào thời điểm hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga chưa có bất cứ khẳng định hay bác bỏ nào liên quan đến thông tin vừa được báo chí đăng tải.