Đầu tháng 2/2021, chính biến đã xảy ra tại Myanmar khi quân đội bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ nước này, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Myanmar Win Myint. (Nguồn ảnh: Reuters)Trong ngày 1/2, Quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và cho biết cuộc bầu cử mới của nước này sẽ được tổ chức sau khi tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm kết thúc.Ngày 3/2, cảnh sát Myanmar thông báo tiến hành khởi tố bà Aung San Suu Kyi (ảnh) và Tổng thống Win Myint với các cáo buộc vi phạm luật kiểm soát, nhập khẩu. Hiện tại, bà Aung San Suu Kyi và ông Win Myint vẫn đang bị giam giữ.Những ngày qua, cuộc biểu tình phản đối đảo chính đã lan rộng khắp Myanmar, kêu gọi quân đội thả bà San Suu Kyi và các quan chức khác bị bắt giữ hôm 1/2.Các cuộc biểu tình tại Myanmar về cơ bản diễn ra ôn hòa, song đôi khi đụng độ vẫn xảy ra giữa người tham gia biểu tình và cảnh sát. Đến nay, 3 người đã thiệt mạng. Ngoài ra, 640 người bị bắt giữ liên quan đến biểu tình ở nước này.Hiện chưa rõ cuộc biểu tình khi nào sẽ chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng dự báo còn kéo dài.Hôm 22/2, hàng chục nghìn người tiếp tục xuống đường tại nhiều thành phố và thị trấn khắp Myanmar để phản đối việc quân đội tiếp quản quyền lực, bất chấp lời cảnh báo của giới chức nước này rằng người biểu tình có thể "thiệt mạng" nếu đối đầu với lực lượng an ninh.Diễn biến căng thẳng tại Myanmar đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Các nước Anh, Pháp và Mỹ,... đã lên tiếng bày tỏ quan ngại.Nhóm nghiên cứu quốc gia của Liên Hợp Quốc tại Myanmar đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những động thái trấn áp của quân đội nước này đối với người biểu tình, và tuyên bố điều này "phải dừng lại và những quyền cơ bản của việc tụ tập ôn hòa cần phải được tôn trọng".Trong khi đó, Ngoại trưởng Antony Blinken (ảnh) khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục các hành động cứng rắn chống lại chính quyền quân sự Myanmar sau cái chết của người biểu tình.Những ngày qua, Ngoại trưởng của một số nước thành viên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đề xuất triệu tập một cuộc họp không chính thức cấp Ngoại trưởng của khối để thảo luận về Myanmar. Ảnh: Đông đảo người biểu tình phản đối cuộc đảo chính tập trung tại Yangon, Myanmar, ngày 22/2.Cuộc họp này nên diễn ra càng sớm càng tốt nhằm thúc đẩy các cuộc trao đổi quan điểm mang tính xây dựng và thúc đẩy các cuộc tiếp xúc với các bên Myanmar, xác định giải pháp khả thi dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào tình hình nội bộ.ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm đưa Myanmar trở về trạng thái bình thường và ổn định. Ảnh: Một người đàn ông bị thương sau cuộc biểu tình ở Mandalay, Myanmar, ngày 20/2. Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Đầu tháng 2/2021, chính biến đã xảy ra tại Myanmar khi quân đội bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ nước này, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Myanmar Win Myint. (Nguồn ảnh: Reuters)
Trong ngày 1/2, Quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và cho biết cuộc bầu cử mới của nước này sẽ được tổ chức sau khi tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm kết thúc.
Ngày 3/2, cảnh sát Myanmar thông báo tiến hành khởi tố bà Aung San Suu Kyi (ảnh) và Tổng thống Win Myint với các cáo buộc vi phạm luật kiểm soát, nhập khẩu. Hiện tại, bà Aung San Suu Kyi và ông Win Myint vẫn đang bị giam giữ.
Những ngày qua, cuộc biểu tình phản đối đảo chính đã lan rộng khắp Myanmar, kêu gọi quân đội thả bà San Suu Kyi và các quan chức khác bị bắt giữ hôm 1/2.
Các cuộc biểu tình tại Myanmar về cơ bản diễn ra ôn hòa, song đôi khi đụng độ vẫn xảy ra giữa người tham gia biểu tình và cảnh sát. Đến nay, 3 người đã thiệt mạng. Ngoài ra, 640 người bị bắt giữ liên quan đến biểu tình ở nước này.
Hiện chưa rõ cuộc biểu tình khi nào sẽ chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng dự báo còn kéo dài.
Hôm 22/2, hàng chục nghìn người tiếp tục xuống đường tại nhiều thành phố và thị trấn khắp Myanmar để phản đối việc quân đội tiếp quản quyền lực, bất chấp lời cảnh báo của giới chức nước này rằng người biểu tình có thể "thiệt mạng" nếu đối đầu với lực lượng an ninh.
Diễn biến căng thẳng tại Myanmar đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Các nước Anh, Pháp và Mỹ,... đã lên tiếng bày tỏ quan ngại.
Nhóm nghiên cứu quốc gia của Liên Hợp Quốc tại Myanmar đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những động thái trấn áp của quân đội nước này đối với người biểu tình, và tuyên bố điều này "phải dừng lại và những quyền cơ bản của việc tụ tập ôn hòa cần phải được tôn trọng".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Antony Blinken (ảnh) khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục các hành động cứng rắn chống lại chính quyền quân sự Myanmar sau cái chết của người biểu tình.
Những ngày qua, Ngoại trưởng của một số nước thành viên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đề xuất triệu tập một cuộc họp không chính thức cấp Ngoại trưởng của khối để thảo luận về Myanmar. Ảnh: Đông đảo người biểu tình phản đối cuộc đảo chính tập trung tại Yangon, Myanmar, ngày 22/2.
Cuộc họp này nên diễn ra càng sớm càng tốt nhằm thúc đẩy các cuộc trao đổi quan điểm mang tính xây dựng và thúc đẩy các cuộc tiếp xúc với các bên Myanmar, xác định giải pháp khả thi dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào tình hình nội bộ.
ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm đưa Myanmar trở về trạng thái bình thường và ổn định. Ảnh: Một người đàn ông bị thương sau cuộc biểu tình ở Mandalay, Myanmar, ngày 20/2.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)