Quy mô bán lẻ dược phẩm 7 tỷ USD: Còn nhiều dư địa tăng trưởng?

Google News

Công ty chứng khoán MBS dự báo, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam được ước tính khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2022 với hơn 70% là doanh thu từ kênh ETC.

Công ty chứng khoán MBS vừa có báo cáo chiến lược đầu tư năm 2024, trong đó cập nhật hoạt động kinh doanh ngành bán lẻ dược phẩm. Theo MBS, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam được ước tính khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2022 với hơn 70% là doanh thu từ kênh ETC.
Trừ đi doanh thu của kênh ETC, hiện nay đang có khoảng gần 60.000 nhà thuốc cạnh tranh trong thị trường bán lẻ dược phẩm với quy mô gần 2 tỷ USD. Trong đó chỉ có hơn 2.400 cửa hàng bán theo mô hình chuỗi hiện đại (khoảng 4% tổng số nhà thuốc).
Quy mo ban le duoc pham 7 ty USD: Con nhieu du dia tang truong?
 Long Châu phát triển mạnh mẽ sau 2 năm về FPT Retail.
MBS đánh giá thị trường bán lẻ thuốc vẫn còn tiềm năng tăng trưởng lớn bởi 3 lý do.
Thứ nhất, chưa có đơn vị dẫn đầu thị trường về thị phần. Thứ hai, cơ cấu già hóa dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu quan tâm về sức khỏe tăng mạnh sau đại dịch COVID-19. Và thứ ba, Việt Nam nằm trong top 30 quốc gia có nồng độ PM2.5 trung bình cao nhất thế giới (μg/m³), thấy được môi trường sinh hoạt ngày càng ô nhiễm, thúc đẩy nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng, hỗ trợ sức khỏe.
Ngoài ra, chuỗi nhà thuốc Trung Sơn Pharma vừa được Tập đoàn Dongwha Pharm mua lại với tổng giá trị khoảng 30 triệu USD, tương đương 51% cổ phần. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ thuốc tại Việt Nam vẫn đang tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Về quy mô các chuỗi, thực tế đang chứng kiến sự tranh đua quyết liệt giữa Pharmacity và Long Châu.

Sau thời gian tăng trưởng nóng, chuỗi Pharmacity liên tục đổi “ghế nóng” sau khi nhà sáng lập Chris Blank rời đi vào năm 2022 (vì lý do sức khỏe). Đây cũng là năm Pharmacity thể hiện rõ có dấu hiệu chậm lại, Công ty cũng công bố đã và đang lên phương án tái cấu trúc.

Quy mo ban le duoc pham 7 ty USD: Con nhieu du dia tang truong?-Hinh-2
 

Số liệu đến hết tháng 8/2022, Pharmacity vẫn là chuỗi có nhiều nhà thuốc nhất, với khoảng 1.100 cơ sở. Nhưng sau đó, Pharmacity đóng cửa nhiều cơ sở sau khi có những thay đổi thượng tầng và hiện đã mất vị trí đứng đầu thị trường về quy mô vào tay Long Châu. Tại tháng 2/2023, Long Châu vươn lên dẫn đầu với 1.009 cửa hàng, Pharmacity giảm chỉ còn 936 cửa hàng. Hiện, con số cụ thể về số cửa hàng từng chuỗi không được công khai, và theo MBS chưa có “người dẫn đầu” về quy mô.

MBS nhận định, Long Châu là chuỗi nhà thuốc bán lẻ lớn có mô hình hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Chỉ sau 2 năm về với FPT Retail, Long Châu đã ghi nhận tốc độ mở cửa hàng mạnh mẽ, trở thành chuỗi dược phẩm có số lượng cửa hàng lớn nhất với gần 1.600 cửa hàng, doanh thu tăng trưởng trung bình 174,7% trong giai đoạn 2020-2022.
Quy mo ban le duoc pham 7 ty USD: Con nhieu du dia tang truong?-Hinh-3
 
Tính từ năm 2020 đến tháng 12/2023, Long Châu đạt tốc độ tăng trưởng 23,4%/quý, bỏ xa các đối thủ cùng phân khúc. Với thế mạnh về công nghệ và mô hình kinh doanh, MBS kỳ vọng đến hết 2023, Long Châu đạt 1.617 cửa hàng, tăng 72% so với cùng kỳ.
Anh Nhi

>> xem thêm

Bình luận(0)