Máy bay An-26 hiện là “ngựa thồ” lớn nhất, khỏe nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam đảm nhiệm vai trò vận tải hàng hóa, binh lính.Toàn bộ số máy bay An-26 của ta hiện nay đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Theo số liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), giai đoạn 1981-1984, Việt Nam nhận tổng cộng 50 chiếc An-26 từ Liên Xô.Máy bay vận tải An-26 do hãng Antonov nghiên cứu phát triển từ những năm 1960. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất từ 1969-1986 và xuất khẩu tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, sải cánh 29,2m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn. An-26 có khả năng chở tối đa 40 hành khách hoặc 5,5 tấn hàng hóa trong khoang hàng. An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.Máy bay An-26 trong Không quân Nhân dân Việt Nam ngoài thực hiện nhiệm vụ quân sự còn tham gia phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, bay thông báo bão cho ngư dân. Trải qua hàng chục năm phục vụ, An-26 của không quân ta đã có phần lạc hậu, cũ kỹ đòi hỏi phải có sự thay thế mới hoặc nâng cấp hiện đại hóa. Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov từng tuyên bố, nước này đang có cuộc đàm phán với Việt Nam hiện đại hóa các máy bay An-26. Mới đây, theo một số phương tiện truyền thông Indonesia thì Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới việc mua 3 máy bay vận tải CN295 do nước này và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất. Loại máy bay này có khả năng chở tới gần 10 tấn hàng hóa. Việc mua sắm CN295 có thể là nhằm từng bước thay thế máy bay An-26 trong không quân ta.
Máy bay An-26 hiện là “ngựa thồ” lớn nhất, khỏe nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam đảm nhiệm vai trò vận tải hàng hóa, binh lính.
Toàn bộ số máy bay An-26 của ta hiện nay đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Theo số liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), giai đoạn 1981-1984, Việt Nam nhận tổng cộng 50 chiếc An-26 từ Liên Xô.
Máy bay vận tải An-26 do hãng Antonov nghiên cứu phát triển từ những năm 1960. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất từ 1969-1986 và xuất khẩu tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, sải cánh 29,2m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn.
An-26 có khả năng chở tối đa 40 hành khách hoặc 5,5 tấn hàng hóa trong khoang hàng.
An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.
Máy bay An-26 trong Không quân Nhân dân Việt Nam ngoài thực hiện nhiệm vụ quân sự còn tham gia phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, bay thông báo bão cho ngư dân.
Trải qua hàng chục năm phục vụ, An-26 của không quân ta đã có phần lạc hậu, cũ kỹ đòi hỏi phải có sự thay thế mới hoặc nâng cấp hiện đại hóa. Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov từng tuyên bố, nước này đang có cuộc đàm phán với Việt Nam hiện đại hóa các máy bay An-26.
Mới đây, theo một số phương tiện truyền thông Indonesia thì Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới việc mua 3 máy bay vận tải CN295 do nước này và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất. Loại máy bay này có khả năng chở tới gần 10 tấn hàng hóa. Việc mua sắm CN295 có thể là nhằm từng bước thay thế máy bay An-26 trong không quân ta.