Báo chí Nga cho biết, dự kiến trong năm 2021, hải quân nước này sẽ nhận được 4 tàu ngầm mới, bao gồm cả chiếc Belgorod mang ngư lôi hạt nhân Poseidon đáng sợ nhất thế giới.Tuy vậy, tàu sân bay nội địa duy nhất - chiếc Đô đốc Kuznetsov sẽ chưa thể hoạt động trở lại ít nhất là cho đến năm 2022, và việc đóng mới một phương tiện thay thế vẫn chưa được lên kế hoạch.So sánh với nước ngoài thì hạm đội Hải quân Nga có vẻ thất thế, nhưng truyền thông địa phương cho rằng thực tế nói trên hoàn toàn không phải là điểm yếu của Nga, lý do chính là bởi cơ cấu của hạm đội liên quan trực tiếp đến các nhiệm vụ mà nó phải thực hiện.Ngày nay Mỹ là quốc gia có nhiều hàng không mẫu hạm lớn và mạnh nhất thế giới, đi kèm thêm nhiều tàu đổ bộ tấn công có chức năng tàu sân bay hạng nhẹ, điều này không làm ai ngạc nhiên.Nguyên nhân là bởi Mỹ bị ngăn cách bởi 3 đại dương cùng lúc và một trong những nhiệm vụ chính của hải quân Mỹ kể từ sau thế chiếc thứ hai là hoạt động chuyển quân qua Đại Tây Dương đến châu Âu trong trường hợp xảy ra xung đột lớn với kẻ thù tiềm tàng.Trong khi đó, hạm đội Liên Xô lại phải ngăn chặn cuộc điều động như vậy. Ngoài ra nhiệm vụ của họ còn bao gồm tuần tra tuyến đường dọc Biển Baltic, Biển Đen, cũng như Viễn Đông và bao quát các khu vực triển khai tên lửa chiến lược ở Biển Bắc và Biển Barents.Giới chuyên gia cho rằng trên thực tế, các nhiệm vụ của hải quân Nga hiện tại không thay đổi so với Liên Xô trước kia, bất chấp tình hình thế giới đã có nhiều biến động.Ngoài ra sự phát triển của các loại vũ khí thế hệ mới giúp kiểm soát tốt các vùng lãnh thổ rộng lớn và ngăn chặn kịp thời những kẻ thù tiềm tàng. Đó là lý do tại sao nước Nga thay vì đóng tàu sân bay lại tập trung vào hạm đội tàu ngầm và tàu tấn công mặt nước.Lực lượng Hải quân Nga hiện có 70 tàu ngầm, bao gồm 12 chiếc mang tên lửa hạt nhân chiến lược, 26 tàu tấn công và 8 tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng. Năm 2021, ngoài 4 tàu ngầm mới nhất, hạm đội Nga sẽ nhận thêm 6 tàu mặt nước, 22 tàu thuyền và tàu hỗ trợ.Trước những nhận xét trên, thoạt nghe thì có vẻ những lập luận của báo chí và các chuyên gia quân sự Nga tỏ ra khá hợp lý, nhưng nếu xét kỹ sẽ thấy những điểm chưa chính xác.Hải quân Nga vẫn có tham vọng vươn tới các vùng biển xa để bảo vệ lợi ích cũng như mở rộng ảnh hưởng của mình, thể hiện bằng việc họ muốn xây dựng thêm nhiều căn cứ tại châu Á, châu Phi và cả châu Mỹ latinh.Trong tình cảnh đó, việc trang bị tàu sân bay là tối quan trọng, bởi chỉ có phương tiện tác chiến này mới đảm đương được nhu cầu trên. Tàu ngầm hạt nhân và tàu tên lửa không thể làm điều đó.Thực chất trong thời gian qua Nga cũng đã cho ra mắt khá nhiều bản thiết kế tàu sân bay thế hệ mới, điều này càng khẳng định Moskva rất muốn có hàng không mẫu hạm.Vấn đề chính đối với nước Nga ngày nay là năng lực đóng tàu của họ đã bị suy giảm nặng nề, chưa kể tàu sân bay đòi hỏi phải có hệ thống động lực cực lớn và phức tạp, trong khi Moskva còn đang chật vật với động cơ tàu thủy cỡ 4.000 tấn.Chính vì những lý do này, giấc mơ tàu sân bay của hải quân Nga đang phải gác lại chứ hoàn toàn không phải vì nhu cầu chưa cần thiết giống các lập luận ở trên.
Báo chí Nga cho biết, dự kiến trong năm 2021, hải quân nước này sẽ nhận được 4 tàu ngầm mới, bao gồm cả chiếc Belgorod mang ngư lôi hạt nhân Poseidon đáng sợ nhất thế giới.
Tuy vậy, tàu sân bay nội địa duy nhất - chiếc Đô đốc Kuznetsov sẽ chưa thể hoạt động trở lại ít nhất là cho đến năm 2022, và việc đóng mới một phương tiện thay thế vẫn chưa được lên kế hoạch.
So sánh với nước ngoài thì hạm đội Hải quân Nga có vẻ thất thế, nhưng truyền thông địa phương cho rằng thực tế nói trên hoàn toàn không phải là điểm yếu của Nga, lý do chính là bởi cơ cấu của hạm đội liên quan trực tiếp đến các nhiệm vụ mà nó phải thực hiện.
Ngày nay Mỹ là quốc gia có nhiều hàng không mẫu hạm lớn và mạnh nhất thế giới, đi kèm thêm nhiều tàu đổ bộ tấn công có chức năng tàu sân bay hạng nhẹ, điều này không làm ai ngạc nhiên.
Nguyên nhân là bởi Mỹ bị ngăn cách bởi 3 đại dương cùng lúc và một trong những nhiệm vụ chính của hải quân Mỹ kể từ sau thế chiếc thứ hai là hoạt động chuyển quân qua Đại Tây Dương đến châu Âu trong trường hợp xảy ra xung đột lớn với kẻ thù tiềm tàng.
Trong khi đó, hạm đội Liên Xô lại phải ngăn chặn cuộc điều động như vậy. Ngoài ra nhiệm vụ của họ còn bao gồm tuần tra tuyến đường dọc Biển Baltic, Biển Đen, cũng như Viễn Đông và bao quát các khu vực triển khai tên lửa chiến lược ở Biển Bắc và Biển Barents.
Giới chuyên gia cho rằng trên thực tế, các nhiệm vụ của hải quân Nga hiện tại không thay đổi so với Liên Xô trước kia, bất chấp tình hình thế giới đã có nhiều biến động.
Ngoài ra sự phát triển của các loại vũ khí thế hệ mới giúp kiểm soát tốt các vùng lãnh thổ rộng lớn và ngăn chặn kịp thời những kẻ thù tiềm tàng. Đó là lý do tại sao nước Nga thay vì đóng tàu sân bay lại tập trung vào hạm đội tàu ngầm và tàu tấn công mặt nước.
Lực lượng Hải quân Nga hiện có 70 tàu ngầm, bao gồm 12 chiếc mang tên lửa hạt nhân chiến lược, 26 tàu tấn công và 8 tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng. Năm 2021, ngoài 4 tàu ngầm mới nhất, hạm đội Nga sẽ nhận thêm 6 tàu mặt nước, 22 tàu thuyền và tàu hỗ trợ.
Trước những nhận xét trên, thoạt nghe thì có vẻ những lập luận của báo chí và các chuyên gia quân sự Nga tỏ ra khá hợp lý, nhưng nếu xét kỹ sẽ thấy những điểm chưa chính xác.
Hải quân Nga vẫn có tham vọng vươn tới các vùng biển xa để bảo vệ lợi ích cũng như mở rộng ảnh hưởng của mình, thể hiện bằng việc họ muốn xây dựng thêm nhiều căn cứ tại châu Á, châu Phi và cả châu Mỹ latinh.
Trong tình cảnh đó, việc trang bị tàu sân bay là tối quan trọng, bởi chỉ có phương tiện tác chiến này mới đảm đương được nhu cầu trên. Tàu ngầm hạt nhân và tàu tên lửa không thể làm điều đó.
Thực chất trong thời gian qua Nga cũng đã cho ra mắt khá nhiều bản thiết kế tàu sân bay thế hệ mới, điều này càng khẳng định Moskva rất muốn có hàng không mẫu hạm.
Vấn đề chính đối với nước Nga ngày nay là năng lực đóng tàu của họ đã bị suy giảm nặng nề, chưa kể tàu sân bay đòi hỏi phải có hệ thống động lực cực lớn và phức tạp, trong khi Moskva còn đang chật vật với động cơ tàu thủy cỡ 4.000 tấn.
Chính vì những lý do này, giấc mơ tàu sân bay của hải quân Nga đang phải gác lại chứ hoàn toàn không phải vì nhu cầu chưa cần thiết giống các lập luận ở trên.