Được du nhập vào Nhật Bản năm 1543 thông qua người Bồ Đào Nha, súng hỏa mai (người nhật gọi là tanegashima) đã trở thành thứ vũ khí làm thay đổi cục diện chiến trường ở đất nước mặt trời mọc thế kỷ 16.Tanegashima được cho là có nguyên mẫu từ súng hoả mai được sản xuất ở Goa - một thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ. Cái tên tanegashima được bắt nguồn từ tên hòn đảo Tanegashima ở phía nam Nhật Bản - nơi thuyền của các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha ghé vào tránh bão năm 1543.Khi đó, lãnh chúa của hòn đảo này đã mua hai khẩu súng hoả mai từ những người Bồ Đào Nha rồi giao nó cho các xưởng rèn kiếm để sao chép và sản xuất đại trà loại vũ khí mới này. Với sự hỗ trợ của các thợ đúc súng Bồ Đào Nha, người Nhật đã nắm được công nghệ sản xuất súng.Chỉ trong vòng 10 năm kể từ khi xuất hiện, đã có tới hơn 300.000 khẩu súng tanegashima được sản xuất. Và những khẩu súng được sản xuất theo công nghệ phương Tây này đã trở thành vũ khí chiến lược trên chiến trường.Để khắc phục nhược điểm về vận tốc bắn, người Nhật đã nghĩ ra cách bắn tanegashima theo lượt, nghĩa là nhiều hàng luân phiên bắn trong khi hàng khác nạp đạn, cứ lần lượt từng hàng đổi phiên theo chu kì sẽ đảm bảo về mật độ hỏa lực cũng như hiệu quả chiến đấu.Ví dụ điển hình cho sự hiệu quả của những khẩu súng hỏa mai là trận Nagashino năm 1575. Trong trận này, 3000 xạ thủ của tộc Oda đứng ở một bên bờ sông và dùng những tấm chắn bằng gỗ để ngăn cản kị binh và bộ binh của gia tộc Takeda vượt sang từ bờ bên kia.Áp dụng chiến thuật bắn luân phiên ba hàng lần lượt, quân Oda tạo ra một trận mưa đạn với hàng ngàn viên trên một lượt bắn, đốn ngã và tiêu diệt hàng loạt samurai của Takeda đang loay hoay giữa dòng sông, khiến họ tổn thất nặng nề.Trong cuộc xâm lược Triều Tiên năm 1592 của Toyotomi Hideyoshi, trong 50 vạn quân Nhật có tới trên 1/4 là xạ thủ được trang bị tanegashima. Người Nhật đã mở màn cuộc chiến rất thành công khi chiếm được Seoul chỉ trong vòng 18 ngày kể từ khi đổ bộ xuống Pusan.Từ thế kỷ 17, do tình trạng loạn lạc ở Nhật Bản đã chấm dứt mà súng hỏa mai không còn được sử dụng nhiều. Dù vậy, việc sản xuất súng vẫn được duy trì. Vào thời kì Edo, vẫn có khoảng trên 200 xưởng đúc súng còn hoạt động.Vai trò của súng hỏa mai Tanegashima chỉ thực sự kết thúc vào Cuộc duy tân Minh Trị (bắt đầu năm 1868). Khi đó, người Nhật tái tổ chức lại hệ thống quân đội và vũ khí dựa theo phương Tây, khiến những bộ giáp rườm rà, gươm giáo và súng hỏa mai tanegashima trở thành dĩ vãng...Mời quý độc giả xem video: Ông Suga Yoshihide trở thành thủ tướng Nhật Bản | VTV TSTC.
Được du nhập vào Nhật Bản năm 1543 thông qua người Bồ Đào Nha, súng hỏa mai (người nhật gọi là tanegashima) đã trở thành thứ vũ khí làm thay đổi cục diện chiến trường ở đất nước mặt trời mọc thế kỷ 16.
Tanegashima được cho là có nguyên mẫu từ súng hoả mai được sản xuất ở Goa - một thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ. Cái tên tanegashima được bắt nguồn từ tên hòn đảo Tanegashima ở phía nam Nhật Bản - nơi thuyền của các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha ghé vào tránh bão năm 1543.
Khi đó, lãnh chúa của hòn đảo này đã mua hai khẩu súng hoả mai từ những người Bồ Đào Nha rồi giao nó cho các xưởng rèn kiếm để sao chép và sản xuất đại trà loại vũ khí mới này. Với sự hỗ trợ của các thợ đúc súng Bồ Đào Nha, người Nhật đã nắm được công nghệ sản xuất súng.
Chỉ trong vòng 10 năm kể từ khi xuất hiện, đã có tới hơn 300.000 khẩu súng tanegashima được sản xuất. Và những khẩu súng được sản xuất theo công nghệ phương Tây này đã trở thành vũ khí chiến lược trên chiến trường.
Để khắc phục nhược điểm về vận tốc bắn, người Nhật đã nghĩ ra cách bắn tanegashima theo lượt, nghĩa là nhiều hàng luân phiên bắn trong khi hàng khác nạp đạn, cứ lần lượt từng hàng đổi phiên theo chu kì sẽ đảm bảo về mật độ hỏa lực cũng như hiệu quả chiến đấu.
Ví dụ điển hình cho sự hiệu quả của những khẩu súng hỏa mai là trận Nagashino năm 1575. Trong trận này, 3000 xạ thủ của tộc Oda đứng ở một bên bờ sông và dùng những tấm chắn bằng gỗ để ngăn cản kị binh và bộ binh của gia tộc Takeda vượt sang từ bờ bên kia.
Áp dụng chiến thuật bắn luân phiên ba hàng lần lượt, quân Oda tạo ra một trận mưa đạn với hàng ngàn viên trên một lượt bắn, đốn ngã và tiêu diệt hàng loạt samurai của Takeda đang loay hoay giữa dòng sông, khiến họ tổn thất nặng nề.
Trong cuộc xâm lược Triều Tiên năm 1592 của Toyotomi Hideyoshi, trong 50 vạn quân Nhật có tới trên 1/4 là xạ thủ được trang bị tanegashima. Người Nhật đã mở màn cuộc chiến rất thành công khi chiếm được Seoul chỉ trong vòng 18 ngày kể từ khi đổ bộ xuống Pusan.
Từ thế kỷ 17, do tình trạng loạn lạc ở Nhật Bản đã chấm dứt mà súng hỏa mai không còn được sử dụng nhiều. Dù vậy, việc sản xuất súng vẫn được duy trì. Vào thời kì Edo, vẫn có khoảng trên 200 xưởng đúc súng còn hoạt động.
Vai trò của súng hỏa mai Tanegashima chỉ thực sự kết thúc vào Cuộc duy tân Minh Trị (bắt đầu năm 1868). Khi đó, người Nhật tái tổ chức lại hệ thống quân đội và vũ khí dựa theo phương Tây, khiến những bộ giáp rườm rà, gươm giáo và súng hỏa mai tanegashima trở thành dĩ vãng...
Mời quý độc giả xem video: Ông Suga Yoshihide trở thành thủ tướng Nhật Bản | VTV TSTC.