Diện tích canh tác rau củ trên địa bàn huyện Mê Linh tập trung phần lớn tại vùng bãi ven sông Hồng thuộc thôn Đông Cao, xã Tráng Việt với khoảng 200ha. Sản lượng đạt hơn 40.000 tấn/năm với đa dạng các mặt hàng củ cải, cà chua, cà rốt và rau ăn lá các loại. Trong đó, diện tích trồng củ cải chiếm khoảng 80ha với sản lượng đạt từ 12.800 - 17.500 tấn/năm.Tuy nhiên, do dịch COVID-19 đã khiến đầu ra tiêu thụ tại các tỉnh thành phải tạm dừng hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng nông sản tại huyện Mê Linh ứ đọng, rớt giá trong thời gian qua.Ngày 9.3, theo ghi nhận của Lao Động, nhiều thửa ruộng trồng cà chua và củ cải tại thôn Đông Cao và thôn Tráng Việt (xã Tráng Việt) vẫn la liệt củ quả đang ủng dần.Gia đình ông Nguyễn Văn Khánh (sinh năm 1962, thôn Tráng Việt) có 5 sào cà chua, 2 sào súp lơ và 1 sào xu hào. Tuy nhiên, nông sản của gia đình ông Khánh đến vụ thu hoạch nhưng không có người mua nên phải loại bỏ. Chỉ tính riêng cà chua, ông Khánh phải hủy đến 10 tấn. Trong giai đoạn mới, ông Khánh dự kiến sẽ trồng ngô, dưa chuột trên chính những thửa ruộng này."Thời gian dài gia đình tôi không có nguồn thu nhập. Chăm chút nắng mưa, nhưng cuối cùng lại bỏ rau củ trên đồng ruộng, cho trâu bò, gia súc ăn. Hi vọng mùa tới nông sản sẽ được giá khi các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường”, ông Khánh nói.Còn vợ chồng anh Nguyễn Văn Nhất (thôn Đông Cao) cho biết: "Rau củ không bán được thời gian qua đã khiến cả gia đình phải điêu đứng, nhưng cũng không thể để ruộng đất bỏ không mãi được. Trong vụ mùa lần này, chúng tôi trồng cây cải ngồng, giá cũng khoảng 9 - 10.000 đồng/kg".Bà Hoàng Thị Anh (sinh năm 1969, thôn Đông Cao) chia sẻ, thời gian qua, 10 sào ruộng trồng củ cải của gia đình bà đến ngày thu hoạch nhưng phải bỏ đến 7 sào. Nguyên nhân chính là không tìm được đầu ra cho củ cải. Theo bà Anh, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến nhiều mối tiêu thụ tạm ngừng hoạt động. Hiện tại, bà Hoàng Thị Anh cũng đã chuyển sang trồng cải ngồng."Lượng củ cải trắng tồn đọng còn nhiều trên mặt ruộng, hiện tại tôi mới dọn được một phần để lấy đất trồng giống mới. Mặt hàng này có giá bán tại ruộng khoảng 10.000 đồng/kg có giá hơn củ cải, nên hy vọng, gia đình tôi sẽ thu lại được phần nào thất thu trong vụ mùa mới”.Để tránh tình trạng tồn đọng nông sản như thời gian qua, trao đổi với Lao Động, ông Đàm Văn Đua - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cho biết, giai đoạn này, đơn vị đang hỗ trợ và yêu cầu bà con nông dân xử lý số nông sản dư thừa còn lại. Việc vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ những sản phẩm quá hạn trên các sào ruộng không chỉ giúp cho bà con thay thế giống cây mới phù hợp, mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ được thương hiệu vùng chuyên canh của địa phương.Cũng theo ông Đàm Văn Đua, song song với hoạt động loại bỏ những nông sản không còn đáp ứng được nhu cầu thị trường, HTX cũng đang hỗ trợ nông dân tìm nguồn đầu ra từ các chợ thương lái, chợ đầu mối tại các địa phương. Đồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền, định hướng, thông báo trực tiếp trên hệ thống truyền thanh đến cho bà con nông dân về các chủng loại giống cây phù hợp, tránh tình trạng gieo tràn lan, không để cung vượt cầu. Từ đó mới có thể hạn chế được sự tồn đọng của nông sản trên vùng sản xuất.
Diện tích canh tác rau củ trên địa bàn huyện Mê Linh tập trung phần lớn tại vùng bãi ven sông Hồng thuộc thôn Đông Cao, xã Tráng Việt với khoảng 200ha. Sản lượng đạt hơn 40.000 tấn/năm với đa dạng các mặt hàng củ cải, cà chua, cà rốt và rau ăn lá các loại. Trong đó, diện tích trồng củ cải chiếm khoảng 80ha với sản lượng đạt từ 12.800 - 17.500 tấn/năm.
Tuy nhiên, do dịch COVID-19 đã khiến đầu ra tiêu thụ tại các tỉnh thành phải tạm dừng hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng nông sản tại huyện Mê Linh ứ đọng, rớt giá trong thời gian qua.
Ngày 9.3, theo ghi nhận của Lao Động, nhiều thửa ruộng trồng cà chua và củ cải tại thôn Đông Cao và thôn Tráng Việt (xã Tráng Việt) vẫn la liệt củ quả đang ủng dần.
Gia đình ông Nguyễn Văn Khánh (sinh năm 1962, thôn Tráng Việt) có 5 sào cà chua, 2 sào súp lơ và 1 sào xu hào. Tuy nhiên, nông sản của gia đình ông Khánh đến vụ thu hoạch nhưng không có người mua nên phải loại bỏ. Chỉ tính riêng cà chua, ông Khánh phải hủy đến 10 tấn. Trong giai đoạn mới, ông Khánh dự kiến sẽ trồng ngô, dưa chuột trên chính những thửa ruộng này.
"Thời gian dài gia đình tôi không có nguồn thu nhập. Chăm chút nắng mưa, nhưng cuối cùng lại bỏ rau củ trên đồng ruộng, cho trâu bò, gia súc ăn. Hi vọng mùa tới nông sản sẽ được giá khi các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường”, ông Khánh nói.
Còn vợ chồng anh Nguyễn Văn Nhất (thôn Đông Cao) cho biết: "Rau củ không bán được thời gian qua đã khiến cả gia đình phải điêu đứng, nhưng cũng không thể để ruộng đất bỏ không mãi được. Trong vụ mùa lần này, chúng tôi trồng cây cải ngồng, giá cũng khoảng 9 - 10.000 đồng/kg".
Bà Hoàng Thị Anh (sinh năm 1969, thôn Đông Cao) chia sẻ, thời gian qua, 10 sào ruộng trồng củ cải của gia đình bà đến ngày thu hoạch nhưng phải bỏ đến 7 sào. Nguyên nhân chính là không tìm được đầu ra cho củ cải. Theo bà Anh, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến nhiều mối tiêu thụ tạm ngừng hoạt động. Hiện tại, bà Hoàng Thị Anh cũng đã chuyển sang trồng cải ngồng.
"Lượng củ cải trắng tồn đọng còn nhiều trên mặt ruộng, hiện tại tôi mới dọn được một phần để lấy đất trồng giống mới. Mặt hàng này có giá bán tại ruộng khoảng 10.000 đồng/kg có giá hơn củ cải, nên hy vọng, gia đình tôi sẽ thu lại được phần nào thất thu trong vụ mùa mới”.
Để tránh tình trạng tồn đọng nông sản như thời gian qua, trao đổi với Lao Động, ông Đàm Văn Đua - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cho biết, giai đoạn này, đơn vị đang hỗ trợ và yêu cầu bà con nông dân xử lý số nông sản dư thừa còn lại. Việc vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ những sản phẩm quá hạn trên các sào ruộng không chỉ giúp cho bà con thay thế giống cây mới phù hợp, mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ được thương hiệu vùng chuyên canh của địa phương.
Cũng theo ông Đàm Văn Đua, song song với hoạt động loại bỏ những nông sản không còn đáp ứng được nhu cầu thị trường, HTX cũng đang hỗ trợ nông dân tìm nguồn đầu ra từ các chợ thương lái, chợ đầu mối tại các địa phương. Đồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền, định hướng, thông báo trực tiếp trên hệ thống truyền thanh đến cho bà con nông dân về các chủng loại giống cây phù hợp, tránh tình trạng gieo tràn lan, không để cung vượt cầu. Từ đó mới có thể hạn chế được sự tồn đọng của nông sản trên vùng sản xuất.