Chùa Nôm, tên tự là “Linh thông cổ tự” ngự ở làng Nôm (xã Đại Đồng,
huyện Văn Lâm, Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa trước đây là ngôi
đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc. Chùa nằm trong một quần thể di
tích lịch sử gắn liền với quá trình thành lập làng Nôm. Đó là đình Tam
Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng.
Chùa được xây dựng từ hàng trăm năm trước. Hai tấm
bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu quý từ thời Hậu Lê, đời
Chính Hòa, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây
dựng lại chùa.
Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796), chùa xây thêm gác
chuông và mở rộng hai dãy hàng lang. Nơi đây lưu giữ 122 pho tượng đất
cổ. Đại đức Thích Đồng Huệ, trụ trì của chùa cho biết, thực tế, các bức
tượng này đã được người dân trong làng đóng góp tu sửa sơn lại mới vào
năm 1997 trước khi thầy về đây làm việc một năm.
Hơn 100 bức tượng gồm có Tam thánh, Tam thế, A Di Đà, Phật bà, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán....
Nhiều nhất là các tượng Phật kích thước nhỏ xíu ngự trên các vách đất, hang đá của dãy núi nhân tạo giữa khuôn viên chùa.
Các trận lụt năm 1971, 1986 nhấn chìm nhiều nơi ở miền Bắc, trong đó có
làng Nôm. Các pho tượng đất nơi đây vài lần bị ngâm lâu ngày nhưng vẫn
nguyên vẹn mà không bị ảnh hưởng nhiều.
Các pho tượng đều ngồi, đứng trên một giá đỡ bằng đất với đủ các tư thế gầy, béo, hiền lành, dữ tợn…với nhiều kích cỡ khác nhau.
Các pho tượng có sức biểu cảm cao, mô tả trạng thái cảm xúc của con người.
Từ trang phục đến trạng thái của các pho tượng cổ đều được thể hiện trên nét mặt.
Lầu Quan Âm nằm ở giữa hồ nước như một đài sen nguy nga với cây cầu đá dẫn lối vào hình cánh cung mô phỏng cây cầu Nôm cổ.
Lối vào chùa với cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng đã có từ hơn 200 trăm năm, bắc qua sông Nguyệt Đức.
Cảnh quan rộng rãi thoáng mát, thanh tịnh với nhiều cây xanh và hồ, chùa đã thu hút lượng lớn khách du lịch trong những năm qua.