Cây bồn bồn còn gọi là cỏ nến giờ lại trở thành nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon. Trước đó, chúng vốn được coi là một loại cây mọc hoang dại. Cây sinh sống chủ yếu ở vùng đất ngập nước trong ao hồ hoặc rìa bờ song tại các tỉnh miền Tây. Cây sinh trưởng, phát triển quanh năm nhưng vào mùa mưa là ngon nhất.
Vào vụ thu hoạch, người dân nhổ cỏ nến bằng tay hoặc dùng dao nhọn cắt sát gốc rồi thu hoạch phần thân, bỏ đi phần bẹ già giữ lấy lõi non. Hiện nay ở siêu thị có bán các loại cỏ nến để bà con mua về ăn. Đơn giản mọi người có thể dùng cỏ nến để luộc, xào, làm dưa muối chua hoặc trộn gỏi, xào với tép hoặc nấu canh, nhúng lẩu,...
|
Cỏ nến từng là cây hoang dại. |
|
Giờ cây cỏ nến được dùng làm nguyên liệu nhiều món ăn. |
Trước loại cây bồn bồn này còn phải nhổ bỏ vì là cây hoang dại "giành" đất sống của cây lúa. Nhưng với giá trị kinh tế cao, cây cỏ hoang này giờ lại được nhiều người dân trồng. Trong đó có nhiều hộ chế biến bồn bồn dưới dạng tươi và dưa để đưa ra thị trường tiêu thụ. Cũng nhờ loại đặc sản này, nhiều người dân còn thay đổi đời sống.
Anh Lương Văn Dương, người đưa đặc sản này về Hà Nội bán chia sẻ, cây bồn bồn rất dễ sống và phát triển tốt. Gần như mọi người không tốn công chăm sóc. Mỗi kg bồn bồn tươi được bán từ 30.000- 40.000 đồng, khi làm dưa thì giá bồn bồn lên 50.000 – 60.000 đồng/kg. Hiện nhiều người tiêu dùng ở ngoài Bắc cũng ưa chuộng với món đặc sản miền Tây này. Để đưa ra Hà Nội, anh nhập loại làm dưa để dễ bảo quản. Món dưa bồn bồn muối chua ăn giòn giòn chua chua. Nhiều người còn dùng để ăn kèm với cá kho tọ, trộn với gỏi…
|
Cỏ nến làm dưa muối. |
Du khách tới các tỉnh miền Tây, nhất là Sóc Trăng, Đất Mũi… không khó gặp loại cây này. Ven hai bên tuyến đường là những thửa ruộng bồn bồn mọc đầy xanh mướt cùng những hàng quán bày bán các sản phẩm từ loại đặc sản này.
Sản phẩm bồn bồn Cái Nước được chứng nhận nhãn hiệu tập thể vào tháng 8 năm 2017. Hiện sản phẩm đã được sánh vai cùng các đặc sản nổi tiếng khác ở vùng đất này như tôm khô Rạch Gốc, mật ong U Minh Hạ…