Bao phủ hầu hết phần đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và đặc biệt là Nga, rừng taiga được coi là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. Ảnh: Izvestia.Đặc trưng nổi bật của kiểu rừng này là sự hiện diện của các quần thể cây lá kim sinh trưởng trong khu vực có khí hậu lục địa khắc nghiệt với sự dao động về nhiệt độ rất lớn giữa mùa hè và mùa đông. Ảnh: Posibiri.ru.Có hai loại rừng taiga chính, loại đầu tiên là rừng kín, bao gồm nhiều loại cây gỗ mọc chen chúc với mặt đất được rêu che phủ. Ảnh: Posibiri.ru.Loại thứ hai là rừng địa y, với các cây gỗ mọc thưa hơn và địa y che phủ mặt đất. Kiểu rừng này là phổ biến hơn ở phía Bắc, nơi có khí hậu cận cực. Ảnh: Nat-geo.ru.Các loài cây chiếm số lượng lớn ở rừng taiga là thông, thông rụng lá, vân sam, linh sam. Chúng đều có dạng nón hẹp với các cành rủ xuống giúp cho tuyết được rơi xuống mặt đất nhanh hơn. Ảnh: Rgo.ru.Ngoài ra một số cây lá rộng (thực vật có hoa) cũng tồn tại ở rừng taiga, đáng chú ý là bạch dương, dương rung, liễu và thanh hương trà, cùng nhiều loại thực vật thân thảo và dương xỉ, nấm mọc sát mặt đất. Ảnh: Mir-tourista.ru.Sự phong phú của thảm thực vật ở rừng taiga tạo ra điều kiện sống lý tưởng cho nhiều loài động vật ăn cỏ lớn, tiêu biểu là tuần lộc, cũng như các động vật gặm nhấm nhỏ ăn hạt. Các loài này đều đã tiến hóa để thích nghi với môi trường khắc nghiệt. Ảnh: Krasivosti.pro.Số lượng lớn động vật ăn cỏ và gặm nhấm lại kéo theo sự phát triển của động vật ăn thịt, mà những đại diện tiêu biểu là gấu, linh miêu, chó sói, cáo, chồn sói... Ảnh: Krasivosti.pro.Và không thể không nhắc đến hổ Siberia, một phân loài hổ sinh sống chủ yếu ở vùng núi Sikhote-Alin ở phía Tây Nam tỉnh Primorsky Krai của vùng Viễn Đông Nga. Những con mèo lớn nhất thế giới này thường được gọi là “Chúa tể rừng Taiga”. Ảnh: Vostok.today.Nếu như gấu chỉ săn mồi vào mùa hè và ngủ li bì trong suốt mùa đông thì các loài khác lại tạo ra một lớp lông đủ dày khi mùa đông đến để tránh rét. Ảnh: Zooblog.ru.Vào mùa hè, rừng taiga luôn rộn rã tiếng chim khi hơn 300 loài chim tận dụng ngày hè kéo dài để kiếm ăn. Vào mùa đông, số loài chim giảm xuống còn khoảng 30, khi phần lớn đã di trú về phía Nam. Ảnh: New-millennium.ru.Với những cánh rừng taiga rộng đến hàng triệu km vuông, Nga là nước có diện tích rừng taiga lớn nhất, và đây chính là cảnh quan thiên nhiên điển hình của quốc gia rộng lớn nhất thế giới. Ảnh: Nat-geo.ru.Không chỉ là nguồn tài nguyên dồi dào, rừng taiga còn có vai trò như suối nguồn của văn hóa Nga. Những cánh rừng hùng vĩ này là bối cảnh cho vô số truyền thuyết cũng như nguồn cảm hứng bất tận của hội họa, thi ca. Ảnh: bảo tàng Quốc gia Nga.Có học giả nhận xét rằng, sự bao la, sâu thẳm và huyền bí của rừng taiga cũng cũng chính là những đặc tính tâm hồn của dân tộc Nga, mà người ngoài khó có thể hiểu được một cách thấu đáo... Ảnh: Wallpapers-fenix.eu.Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.
Bao phủ hầu hết phần đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và đặc biệt là Nga, rừng taiga được coi là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. Ảnh: Izvestia.
Đặc trưng nổi bật của kiểu rừng này là sự hiện diện của các quần thể cây lá kim sinh trưởng trong khu vực có khí hậu lục địa khắc nghiệt với sự dao động về nhiệt độ rất lớn giữa mùa hè và mùa đông. Ảnh: Posibiri.ru.
Có hai loại rừng taiga chính, loại đầu tiên là rừng kín, bao gồm nhiều loại cây gỗ mọc chen chúc với mặt đất được rêu che phủ. Ảnh: Posibiri.ru.
Loại thứ hai là rừng địa y, với các cây gỗ mọc thưa hơn và địa y che phủ mặt đất. Kiểu rừng này là phổ biến hơn ở phía Bắc, nơi có khí hậu cận cực. Ảnh: Nat-geo.ru.
Các loài cây chiếm số lượng lớn ở rừng taiga là thông, thông rụng lá, vân sam, linh sam. Chúng đều có dạng nón hẹp với các cành rủ xuống giúp cho tuyết được rơi xuống mặt đất nhanh hơn. Ảnh: Rgo.ru.
Ngoài ra một số cây lá rộng (thực vật có hoa) cũng tồn tại ở rừng taiga, đáng chú ý là bạch dương, dương rung, liễu và thanh hương trà, cùng nhiều loại thực vật thân thảo và dương xỉ, nấm mọc sát mặt đất. Ảnh: Mir-tourista.ru.
Sự phong phú của thảm thực vật ở rừng taiga tạo ra điều kiện sống lý tưởng cho nhiều loài động vật ăn cỏ lớn, tiêu biểu là tuần lộc, cũng như các động vật gặm nhấm nhỏ ăn hạt. Các loài này đều đã tiến hóa để thích nghi với môi trường khắc nghiệt. Ảnh: Krasivosti.pro.
Số lượng lớn động vật ăn cỏ và gặm nhấm lại kéo theo sự phát triển của động vật ăn thịt, mà những đại diện tiêu biểu là gấu, linh miêu, chó sói, cáo, chồn sói... Ảnh: Krasivosti.pro.
Và không thể không nhắc đến hổ Siberia, một phân loài hổ sinh sống chủ yếu ở vùng núi Sikhote-Alin ở phía Tây Nam tỉnh Primorsky Krai của vùng Viễn Đông Nga. Những con mèo lớn nhất thế giới này thường được gọi là “Chúa tể rừng Taiga”. Ảnh: Vostok.today.
Nếu như gấu chỉ săn mồi vào mùa hè và ngủ li bì trong suốt mùa đông thì các loài khác lại tạo ra một lớp lông đủ dày khi mùa đông đến để tránh rét. Ảnh: Zooblog.ru.
Vào mùa hè, rừng taiga luôn rộn rã tiếng chim khi hơn 300 loài chim tận dụng ngày hè kéo dài để kiếm ăn. Vào mùa đông, số loài chim giảm xuống còn khoảng 30, khi phần lớn đã di trú về phía Nam. Ảnh: New-millennium.ru.
Với những cánh rừng taiga rộng đến hàng triệu km vuông, Nga là nước có diện tích rừng taiga lớn nhất, và đây chính là cảnh quan thiên nhiên điển hình của quốc gia rộng lớn nhất thế giới. Ảnh: Nat-geo.ru.
Không chỉ là nguồn tài nguyên dồi dào, rừng taiga còn có vai trò như suối nguồn của văn hóa Nga. Những cánh rừng hùng vĩ này là bối cảnh cho vô số truyền thuyết cũng như nguồn cảm hứng bất tận của hội họa, thi ca. Ảnh: bảo tàng Quốc gia Nga.
Có học giả nhận xét rằng, sự bao la, sâu thẳm và huyền bí của rừng taiga cũng cũng chính là những đặc tính tâm hồn của dân tộc Nga, mà người ngoài khó có thể hiểu được một cách thấu đáo... Ảnh: Wallpapers-fenix.eu.
Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.