MGM-140 ATACMS là dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật được Tập đoàn Lockheed Martin phát triển dành cho Quân đội Mỹ và một số nước đồng minh. Xét về lịch sử phát triển MGM-140 có thể được xem là tiền bối của Iskander-M khi dự án phát triển mẫu tên lửa này được bắt đầu năm 1987.Về thiết kế MGM-140 gần như là một mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn với tầm bắn thấp nhất là 128km. Nó có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau đa phần là các phương tiện cơ giới mặt đất với các biến thể như pháo phản lực M270 MLRS hay HIMARS. Dù có kích thước khá lớn cùng hình dáng bên ngoài khá đặc biệt nhưng trên thực tế mỗi hệ thống M270 MLRS chỉ có thể mang theo 2 tên lửa MGM-140, con số này trên HIMARS chỉ có một.Cuộc chiến đầu tiên của tên lửa đạn đạo MGM-140 là trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc vào năm 1990. Quân đội Mỹ đã triển khai ít nhất 32 tên lửa loại này từ các xe phóng M270, trong khi đó con số này trong Chiến dịch Iraq Tự do lên đến 450 tên lửa. Và tính đến đầu năm 2015, Quân đội Mỹ đã sử dụng hơn 500 tên lửa MGM-140 với nhiều biến thể khác nhau.Sau khi được đưa vào trang bị, Lockheed Martin tiếp tục phát triển dự án ATACMS với việc cho ra đời các biến thể tiếp theo của MGM-140 gồm: MGM-140B - Block IA, MGM-164 ATACMS - Block II và MGM-168 ATACMS - Block IVA. Mỗi biến thể được phát triển dành cho từng loại nhiệm vụ khác trong đó MGM-168 ATACMS - Block IVA sở hữu tầm bắn xa nhất lên đến 300km với khả năng mang theo một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 230kg.Một quả tên lửa MGM-140 tiêu chuẩn nặng hơn 1.6 tấn, dài 4m, đường kính thân 610mm. Giống như nhiều mẫu tên lửa khác của Quân đội Mỹ MGM-140 có thể mang theo nhiều loại đầu đạn khác nhau bao gồm cả các loại đầu đạn phân mảnh có khả năng gây sát thương trên diện rộng và chúng được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu và dẫn đường quán tính.Nếu xét về sức mạnh hỏa lực hay tầm bắn, biến thể mạnh nhất của MGM-140 vẫn thua xa so với Iskander-M, đó là còn chưa kể tới khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Iskander-M. Tuy nhiên MGM-140 được phát triển không chỉ để phục vụ trong Quân đội Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác do đó tầm bắn và sức mạnh của nó bị giới hạn theo Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR).Quân đội Mỹ chấm dứt chương trình phát triển ATACMS vào năm 2007, nhưng tên lửa MGM-140 và các biến thể của nó vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến tận hiện tại. Dù vậy số phận của MGM-140 trong Quân đội Mỹ cũng sắp kết thúc khi vào tháng ba năm nay Lockheed Martin, Boeing, và Raytheon tuyên bố sẽ hợp tác phát triển một mẫu tên lửa chiến thuật mới dành cho Quân đội Mỹ nhằm thay thế các tên lửa thuộc dự án ATACMS.Mẫu tên lửa chiến thuật mới sẽ được trang bị động cơ đẩy phản lực mới và có tầm bắn lên đến 500km ngang ngửa so với Iskander-M. Bên cạnh đó mẫu tên lửa này cũng có thiết kế nhỏ gọn hơn so với MGM-140 giúp tăng gấp đôi số lượng tên lửa có thể được triển khai trên M270 hoặc HIMARS. Và theo dự kiến nó sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2021.Hiện tại trên thế giới chỉ có 7 quốc gia sở hữu các tên lửa chiến thuật MGM-140 gồm Bahrain, Hy Lạp, Đài Loan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và Mỹ. Trong đó Mỹ là quốc gia có kho tên lửa MGM-140 nhiều nhất thế giới với hàng ngàn đơn vị.
MGM-140 ATACMS là dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật được Tập đoàn Lockheed Martin phát triển dành cho Quân đội Mỹ và một số nước đồng minh. Xét về lịch sử phát triển MGM-140 có thể được xem là tiền bối của Iskander-M khi dự án phát triển mẫu tên lửa này được bắt đầu năm 1987.
Về thiết kế MGM-140 gần như là một mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn với tầm bắn thấp nhất là 128km. Nó có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau đa phần là các phương tiện cơ giới mặt đất với các biến thể như pháo phản lực M270 MLRS hay HIMARS. Dù có kích thước khá lớn cùng hình dáng bên ngoài khá đặc biệt nhưng trên thực tế mỗi hệ thống M270 MLRS chỉ có thể mang theo 2 tên lửa MGM-140, con số này trên HIMARS chỉ có một.
Cuộc chiến đầu tiên của tên lửa đạn đạo MGM-140 là trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc vào năm 1990. Quân đội Mỹ đã triển khai ít nhất 32 tên lửa loại này từ các xe phóng M270, trong khi đó con số này trong Chiến dịch Iraq Tự do lên đến 450 tên lửa. Và tính đến đầu năm 2015, Quân đội Mỹ đã sử dụng hơn 500 tên lửa MGM-140 với nhiều biến thể khác nhau.
Sau khi được đưa vào trang bị, Lockheed Martin tiếp tục phát triển dự án ATACMS với việc cho ra đời các biến thể tiếp theo của MGM-140 gồm: MGM-140B - Block IA, MGM-164 ATACMS - Block II và MGM-168 ATACMS - Block IVA. Mỗi biến thể được phát triển dành cho từng loại nhiệm vụ khác trong đó MGM-168 ATACMS - Block IVA sở hữu tầm bắn xa nhất lên đến 300km với khả năng mang theo một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 230kg.
Một quả tên lửa MGM-140 tiêu chuẩn nặng hơn 1.6 tấn, dài 4m, đường kính thân 610mm. Giống như nhiều mẫu tên lửa khác của Quân đội Mỹ MGM-140 có thể mang theo nhiều loại đầu đạn khác nhau bao gồm cả các loại đầu đạn phân mảnh có khả năng gây sát thương trên diện rộng và chúng được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu và dẫn đường quán tính.
Nếu xét về sức mạnh hỏa lực hay tầm bắn, biến thể mạnh nhất của MGM-140 vẫn thua xa so với Iskander-M, đó là còn chưa kể tới khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Iskander-M. Tuy nhiên MGM-140 được phát triển không chỉ để phục vụ trong Quân đội Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác do đó tầm bắn và sức mạnh của nó bị giới hạn theo Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR).
Quân đội Mỹ chấm dứt chương trình phát triển ATACMS vào năm 2007, nhưng tên lửa MGM-140 và các biến thể của nó vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến tận hiện tại. Dù vậy số phận của MGM-140 trong Quân đội Mỹ cũng sắp kết thúc khi vào tháng ba năm nay Lockheed Martin, Boeing, và Raytheon tuyên bố sẽ hợp tác phát triển một mẫu tên lửa chiến thuật mới dành cho Quân đội Mỹ nhằm thay thế các tên lửa thuộc dự án ATACMS.
Mẫu tên lửa chiến thuật mới sẽ được trang bị động cơ đẩy phản lực mới và có tầm bắn lên đến 500km ngang ngửa so với Iskander-M. Bên cạnh đó mẫu tên lửa này cũng có thiết kế nhỏ gọn hơn so với MGM-140 giúp tăng gấp đôi số lượng tên lửa có thể được triển khai trên M270 hoặc HIMARS. Và theo dự kiến nó sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2021.
Hiện tại trên thế giới chỉ có 7 quốc gia sở hữu các tên lửa chiến thuật MGM-140 gồm Bahrain, Hy Lạp, Đài Loan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và Mỹ. Trong đó Mỹ là quốc gia có kho tên lửa MGM-140 nhiều nhất thế giới với hàng ngàn đơn vị.