Bạn có thể đặt câu hỏi, làm sao người Nga có thể thắng trong cuộc chiến này, nếu họ không thể đưa một UAV tự sát (hoặc tên lửa hành trình) nào, xuyên thủng được hệ thống phòng không của Ukraine? Nhưng tại sao UAV và tên lửa của Ukraine liên tục xuyên thủng được hệ thống phòng không của Nga? Nếu cuộc tấn công của Nga ngày 31/7 là một thất bại, thì thất bại này ẩn chứa những bí mật hơn những gì truyền thông Ukraine muốn bạn tin. Người Nga có thể đang thực hiện một kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng và chiến lược của họ có vẻ như đưa UAV đến độ cao súng, pháo phòng không không thể bắn tới, mà chỉ có thể bị tấn công bằng tên lửa.Bất kỳ loại tên lửa nào của Ukraine dùng để đánh chặn UAV tự sát của Nga đều có giá tiền đắt gấp nhiều lần UAV Nga. Giả sử cần hai tên lửa để bắn hạ một UAV tự sát Geran-2, Nga sẽ đạt được chiến thắng bằng cách tiêu hao số tên lửa phòng không quý giá của Ukraine, đồng thời thu thập thông tin tình báo về việc triển khai hệ thống phòng không của Ukraine, để tiếp tục tấn công chế áp phòng không đối phương (SEAD), bằng tên lửa Iskander-M.Nếu cuộc tấn công ngày 31/7 có chủ đích, là nhằm vào các mục tiêu cụ thể, thì Nga có thể sẽ cố gắng vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Ukraine, bằng cách sử dụng một số lượng lớn UAV đến cùng lúc từ các hướng khác nhau, với hy vọng một số UAV sẽ lọt qua được hàng loạt tên lửa phòng không. Và cuộc tấn công của Nga vừa qua có thể là cuộc tấn công thăm dò. Theo phân tích, chiến lược của Nga còn nguy hiểm hơn thế nữa. Người ta cho rằng, 89 chiếc UAV được sử dụng cho cuộc tấn công gần đây nhất vào Kiev, là một trong những cuộc tấn công lớn nhất bằng UAV Geran-2 vào thủ đô Ukraine. Tuy nhiên, có khả năng trong số UAV trên, một số là UAV Gerbera mới được Nga phát triển. Vào ngày 24/7, các tài khoản mạng xã hội Ukraine đã đăng tải hình ảnh về một loại UAV mới của Nga, có ngoại hình giống UAV cảm tử Geran-2 (Ukraine cho Geran-2 là loại Shahed-136 của Iran). Điều đặc biệt là chiếc UAV mới đã bị rơi gần Kiev, nhưng không bị hỏng hóc nhiều.Điều đáng ngạc nhiên là chiếc UAV mới này của Nga không có đầu đạn. Khung UAV được chế tạo bằng bọt xốp, có thể hấp thụ sóng radar và gỗ balsa. Thoạt nhìn, bạn có thể tự hỏi, liệu có phải người Nga mua máy bay không người lái từ lực lượng dân quân Houthis của Yemen hay không?Các nguồn tin Ukraine khẳng định rằng, loại UAV mới của Nga có thể bay với tốc độ 150 km/giờ và ở độ cao 20-30 m, hoàn toàn vô hình trước radar phòng không của Ukraine. Nguyên nhân UAV bị rơi cho thấy, đây là một vụ va chạm vào vật cản như cây cối, chứ không phải là vũ khí phòng không bị bắn hạ. Điều đặc biệt là bên trong UAV, các chuyên gia Ukraine đã tìm thấy một modem 3G/4G, có gắn thẻ SIM điện thoại của nhà mạng Ukraine.Sau đó, vào ngày 28/7, chiếc UAV bị rơi trên, được xác định là loại UAV Gerbera của Nga, dựa trên một video được đăng trên Kênh Telegram Falcon của Stalin. Video ghi nhận Cục Thiết kế Gastel của Nga, là đơn vị phát triển UAV Gerbera, mà video ám chỉ là "em gái” của UAV Geran-2. Video trên Falcon của Stalin khẳng định rằng, UAV Gerbera có khả năng thực hiện các hoạt động tấn công bầy đàn trong nhiều vai trò khác nhau, bao gồm trinh sát tình báo điện tử (ELINT), tấn công tự sát và làm mồi nhử.Không giống như thiết kế dạng cánh bay của UAV Geran-2, UAV Gerbera có cánh tam giác, cộng với cánh đuôi thẳng đứng. Nhưng giống như UAV Geran-2, nó sử dụng cánh quạt đẩy gắn ở đuôi. Việc sử dụng cánh đuôi thẳng đứng sẽ khiến Gerbera kém tàng hình hơn; nhưng khả năng tàng hình sẽ được cải thiện, nhờ sử dụng vật liệu bọt xốp, có khả năng hấp thụ sóng radar và khung UAV bằng gỗ ép balsa và bay rất thấp.Gerbera có hình dáng nhỏ hơn một chút so với Geran-2, điều này có thể giải thích tại sao gọi nó là “em gái Geran-2”. Rõ ràng, Gerbera sẽ hoàn toàn vô hình đối với hệ thống radar phòng không của Ukraine. Vì Gerbera có khả năng trinh sát tình báo điện tử, nên nó có thể phát hiện các bức xạ radar và vô tuyến dọc theo đường bay và lưu trữ các đặc điểm tín hiệu với vị trí chính xác.Việc kết nối UAV với đài chỉ huy bằng tín hiệu điện thoại di động giúp nó truyền vị trí hiện tại và dữ liệu tình báo điện tử đã lưu trữ về trung tâm của Nga. Thậm chí có thể hình dung rằng, UAV có thể chuyển tiếp các video đã lưu trữ bất cứ khi nào nó được kết nối.Ít nhất, khả năng hoạt động theo bầy đàn của UAV Gerbera sẽ cho phép nó giữ vị trí với UAV tự sát Geran-2, giống như một phi công phụ trung thành. Khả năng như vậy sẽ loại bỏ nhu cầu mang theo một hệ thống dẫn đường đắt tiền như hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với dẫn đường vệ tinh. Ngoài ra, chi phí sản xuất sẽ giảm đáng kể, bao gồm cả việc sử dụng vật liệu rẻ hơn để chế tạo khung UAV. Sự kết hợp giữa UAV Geran-2 và Gerberas sẽ rất hiệu quả trong việc làm tiêu hao kho tên lửa của Ukraine và phát hiện các trận địa phòng không, đài radar của Ukraine, để phục vụ cho các cuộc tấn công chế áp phòng không tiếp theo của Nga.Bên cạnh đó, vì cả UAV Geran-2 và Gerbera đều có thể mang đầu đạn, nên Quân đội Ukraine không thể cho rằng chúng là mồi nhử. Nói cách khác, họ sẽ bị nguyền rủa nếu bắn hạ chúng (vì tiêu hao số tên lửa quý giá), và cũng sẽ bị nguyền rủa nếu không bắn hạ chúng, vì biết đâu chúng mang theo đầu đạn?Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, trong các cuộc tấn công bão hòa, Nga đã sử dụng tên lửa hành trình không có đầu đạn làm mồi nhử hoặc gây nhiễu điện tử. Tuy nhiên, các hệ thống phòng không Ukraine do NATO cung cấp như NASAMS, IRIS-T, SAMP/T, hay HAWK… đã khiến các cuộc tấn công bão hòa bằng tên lửa hành trình của Nga trở nên không khả thi và lãng phí. Vì tên lửa hành trình rất đắt tiền, nên Nga không thể áp dụng bất kỳ đòn tấn công nào với hệ thống phòng không của Ukraine. Nhưng bằng cách thay thế các cuộc tấn công bão hòa từ tên lửa hành trình đắt tiền sang UAV giá rẻ, Nga có thể giành lại quyền chủ động trong tấn công bằng tên lửa. (Nguồn ảnh: X, Telegram, Topwar).
Bạn có thể đặt câu hỏi, làm sao người Nga có thể thắng trong cuộc chiến này, nếu họ không thể đưa một UAV tự sát (hoặc tên lửa hành trình) nào, xuyên thủng được hệ thống phòng không của Ukraine? Nhưng tại sao UAV và tên lửa của Ukraine liên tục xuyên thủng được hệ thống phòng không của Nga?
Nếu cuộc tấn công của Nga ngày 31/7 là một thất bại, thì thất bại này ẩn chứa những bí mật hơn những gì truyền thông Ukraine muốn bạn tin. Người Nga có thể đang thực hiện một kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng và chiến lược của họ có vẻ như đưa UAV đến độ cao súng, pháo phòng không không thể bắn tới, mà chỉ có thể bị tấn công bằng tên lửa.
Bất kỳ loại tên lửa nào của Ukraine dùng để đánh chặn UAV tự sát của Nga đều có giá tiền đắt gấp nhiều lần UAV Nga. Giả sử cần hai tên lửa để bắn hạ một UAV tự sát Geran-2, Nga sẽ đạt được chiến thắng bằng cách tiêu hao số tên lửa phòng không quý giá của Ukraine, đồng thời thu thập thông tin tình báo về việc triển khai hệ thống phòng không của Ukraine, để tiếp tục tấn công chế áp phòng không đối phương (SEAD), bằng tên lửa Iskander-M.
Nếu cuộc tấn công ngày 31/7 có chủ đích, là nhằm vào các mục tiêu cụ thể, thì Nga có thể sẽ cố gắng vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Ukraine, bằng cách sử dụng một số lượng lớn UAV đến cùng lúc từ các hướng khác nhau, với hy vọng một số UAV sẽ lọt qua được hàng loạt tên lửa phòng không. Và cuộc tấn công của Nga vừa qua có thể là cuộc tấn công thăm dò.
Theo phân tích, chiến lược của Nga còn nguy hiểm hơn thế nữa. Người ta cho rằng, 89 chiếc UAV được sử dụng cho cuộc tấn công gần đây nhất vào Kiev, là một trong những cuộc tấn công lớn nhất bằng UAV Geran-2 vào thủ đô Ukraine. Tuy nhiên, có khả năng trong số UAV trên, một số là UAV Gerbera mới được Nga phát triển.
Vào ngày 24/7, các tài khoản mạng xã hội Ukraine đã đăng tải hình ảnh về một loại UAV mới của Nga, có ngoại hình giống UAV cảm tử Geran-2 (Ukraine cho Geran-2 là loại Shahed-136 của Iran). Điều đặc biệt là chiếc UAV mới đã bị rơi gần Kiev, nhưng không bị hỏng hóc nhiều.
Điều đáng ngạc nhiên là chiếc UAV mới này của Nga không có đầu đạn. Khung UAV được chế tạo bằng bọt xốp, có thể hấp thụ sóng radar và gỗ balsa. Thoạt nhìn, bạn có thể tự hỏi, liệu có phải người Nga mua máy bay không người lái từ lực lượng dân quân Houthis của Yemen hay không?
Các nguồn tin Ukraine khẳng định rằng, loại UAV mới của Nga có thể bay với tốc độ 150 km/giờ và ở độ cao 20-30 m, hoàn toàn vô hình trước radar phòng không của Ukraine. Nguyên nhân UAV bị rơi cho thấy, đây là một vụ va chạm vào vật cản như cây cối, chứ không phải là vũ khí phòng không bị bắn hạ. Điều đặc biệt là bên trong UAV, các chuyên gia Ukraine đã tìm thấy một modem 3G/4G, có gắn thẻ SIM điện thoại của nhà mạng Ukraine.
Sau đó, vào ngày 28/7, chiếc UAV bị rơi trên, được xác định là loại UAV Gerbera của Nga, dựa trên một video được đăng trên Kênh Telegram Falcon của Stalin. Video ghi nhận Cục Thiết kế Gastel của Nga, là đơn vị phát triển UAV Gerbera, mà video ám chỉ là "em gái” của UAV Geran-2.
Video trên Falcon của Stalin khẳng định rằng, UAV Gerbera có khả năng thực hiện các hoạt động tấn công bầy đàn trong nhiều vai trò khác nhau, bao gồm trinh sát tình báo điện tử (ELINT), tấn công tự sát và làm mồi nhử.
Không giống như thiết kế dạng cánh bay của UAV Geran-2, UAV Gerbera có cánh tam giác, cộng với cánh đuôi thẳng đứng. Nhưng giống như UAV Geran-2, nó sử dụng cánh quạt đẩy gắn ở đuôi. Việc sử dụng cánh đuôi thẳng đứng sẽ khiến Gerbera kém tàng hình hơn; nhưng khả năng tàng hình sẽ được cải thiện, nhờ sử dụng vật liệu bọt xốp, có khả năng hấp thụ sóng radar và khung UAV bằng gỗ ép balsa và bay rất thấp.
Gerbera có hình dáng nhỏ hơn một chút so với Geran-2, điều này có thể giải thích tại sao gọi nó là “em gái Geran-2”. Rõ ràng, Gerbera sẽ hoàn toàn vô hình đối với hệ thống radar phòng không của Ukraine. Vì Gerbera có khả năng trinh sát tình báo điện tử, nên nó có thể phát hiện các bức xạ radar và vô tuyến dọc theo đường bay và lưu trữ các đặc điểm tín hiệu với vị trí chính xác.
Việc kết nối UAV với đài chỉ huy bằng tín hiệu điện thoại di động giúp nó truyền vị trí hiện tại và dữ liệu tình báo điện tử đã lưu trữ về trung tâm của Nga. Thậm chí có thể hình dung rằng, UAV có thể chuyển tiếp các video đã lưu trữ bất cứ khi nào nó được kết nối.
Ít nhất, khả năng hoạt động theo bầy đàn của UAV Gerbera sẽ cho phép nó giữ vị trí với UAV tự sát Geran-2, giống như một phi công phụ trung thành. Khả năng như vậy sẽ loại bỏ nhu cầu mang theo một hệ thống dẫn đường đắt tiền như hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với dẫn đường vệ tinh. Ngoài ra, chi phí sản xuất sẽ giảm đáng kể, bao gồm cả việc sử dụng vật liệu rẻ hơn để chế tạo khung UAV.
Sự kết hợp giữa UAV Geran-2 và Gerberas sẽ rất hiệu quả trong việc làm tiêu hao kho tên lửa của Ukraine và phát hiện các trận địa phòng không, đài radar của Ukraine, để phục vụ cho các cuộc tấn công chế áp phòng không tiếp theo của Nga.
Bên cạnh đó, vì cả UAV Geran-2 và Gerbera đều có thể mang đầu đạn, nên Quân đội Ukraine không thể cho rằng chúng là mồi nhử. Nói cách khác, họ sẽ bị nguyền rủa nếu bắn hạ chúng (vì tiêu hao số tên lửa quý giá), và cũng sẽ bị nguyền rủa nếu không bắn hạ chúng, vì biết đâu chúng mang theo đầu đạn?
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, trong các cuộc tấn công bão hòa, Nga đã sử dụng tên lửa hành trình không có đầu đạn làm mồi nhử hoặc gây nhiễu điện tử. Tuy nhiên, các hệ thống phòng không Ukraine do NATO cung cấp như NASAMS, IRIS-T, SAMP/T, hay HAWK… đã khiến các cuộc tấn công bão hòa bằng tên lửa hành trình của Nga trở nên không khả thi và lãng phí.
Vì tên lửa hành trình rất đắt tiền, nên Nga không thể áp dụng bất kỳ đòn tấn công nào với hệ thống phòng không của Ukraine. Nhưng bằng cách thay thế các cuộc tấn công bão hòa từ tên lửa hành trình đắt tiền sang UAV giá rẻ, Nga có thể giành lại quyền chủ động trong tấn công bằng tên lửa. (Nguồn ảnh: X, Telegram, Topwar).