Cho đến cuối thập niên 1970, công nghệ tên lửa của Liên Xô bị tụt hậu so với phương Tây từ nhiên liệu đẩy, thiết kế khung thân cho tới hệ thống dẫn đường. Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi Liên Xô triển khai hai loại đạn R-27 (AA-10 Alamo) và R-73 (AA-11 Archer) trong năm 1980, được đánh giá tạo ra bước ngoặt lớn.Xét về khí động học, tên lửa tầm ngắn R-73 cũng như tầm xa R-27, R-77 có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm của phương Tây, phiên bản tăng tầm của R-27 bắn xa hơn bất kỳ tên lửa không đối không nào của Mỹ - NATO sản xuất.Bước "tiến hóa" tiếp theo của tập đoàn tên lửa Vympel là việc sản xuất tên lửa phản lực dòng thẳng (Ramjet) RVV-AE-PD. Được trưng bày từ những năm 1990 tại các cuộc triển lãm, sự ra đời của tên lửa này đã thúc đẩy NATO phát triển tên lửa không đối không Meteor để trang bị cho Eurofighter Typhoon.Sự hấp dẫn của tên lửa Ramjet là nó có khả năng duy trì lực đẩy trong pha cuối, giai đoạn mà tên lửa dùng động cơ rocket nhiên liệu rắn thông thường chỉ bay bằng quán tính và nhanh chóng mất tốc độ khi rẽ.Một điều đáng chú ý khác là mức độ sát thương cao của các phiên bản tên lửa thế hệ mới như R-73 khi tham gia không chiến trong tầm nhìn (WVR), một phần lớn do khả năng duy trì chịu tải lên đến 100 kg khi cơ động diệt mục tiêu.Xét về hiệu suất khí động học, yếu tố quan trọng hầu như bị bỏ qua bởi các nhà thiết kế phương Tây chính là chuyển động của máy bay khi phóng tên lửa. Một tiêm kích siêu âm như Su-35 bay ở tốc độ Mach 1,5 trên độ cao 13 km sẽ giúp tăng tầm bắn của R-27 hoặc R-77 lên đến hơn 30%.Những chiến đấu cơ như F/A-18E/F hay F-35 không có khả năng này, vì vậy phạm vi của tên lửa chỉ được xác định bởi các thông số của nhiên liệu đẩy bên trong. Kết quả là AIM-120C/D có thể sở hữu tầm bắn lý thuyết xa hơn R-77, nhưng trong chiến đấu thực tế thì lại thấp hơn nhiều.Công nghệ đầu dò của Nga đã tiến những bước mới kể từ đầu thập niên 1990, phần lớn là kết quả của việc thương mại hóa chip khối Gallium Arsenide cũng như chip xử lý tín hiệu kỹ thuật số trên thị trường thế giới.Agat - công ty sản xuất radar bán chủ động 9B-1101K lắp trên tên lửa R-27R/ER, radar chủ động 9B-1103K trang bị cho R-27EA và radar chủ động 9B-1348E sử dụng trên R-77, đã công khai việc mua chip xử lý tín hiệu kỹ thuật số TMS-320 của Texas Instruments để gắn cho radar chủ động 9B-1103K. Chip này là một trụ cột của thiết kế radar quân sự phương Tây.Các loại công nghệ ăng ten mảng pha có rãnh xung đơn được nhìn thấy trong đầu dò 9B-1103K và 9B-1348E, tương tự công nghệ dùng trên tên lửa AIM-120A, thiết kế này cung cấp khả năng kháng nhiễu rất tốt.Mối quan tâm của Nga về các hệ thống gây nhiễu của phương Tây được phản ánh trong một xu hướng từ những năm 1980, khi Nga thường sử dụng đầu dò xung đơn kép và thậm chí cả những đầu dò bán chủ động xung đơn cổ điển Agat 9B-1101K trong đạn tên lửa R-27R/ER, tuy vậy vẫn cho khả năng kháng nhiễu cao.Công nghệ dẫn đường bằng hồng ngoại trong tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn của Nga cũng đã phát triển đáng kể từ thời Chiến tranh Lạnh, khi đạn R-27T/ET được lắp đầu dò Geofizika 36T.Có những tuyên bố rằng các biến thể gần đây của Nga sử dụng sản phẩm do Cục Thiết kế Trung ương Arsenal chế tạo, đó là Mayak/MK-80M phát triển cho tên lửa R-73. Loại đạn này còn được cải tiến với đầu dò có khả năng nhận dạng 2 luồng nhiệt khác nhau, giúp chống lại pháo sáng mồi bẫy, những cải tiến này khiến nó có xác suất diệt mục tiêu cực lớn.Loại máy bay dòng họ Flanker còn có thiết bị làm nhiễu xung đơn DRFM hiện đại, đủ khả năng gây nhiễu AIM-120. Nhờ động cơ đẩy vector (TVC), phi công Flanker sẽ biến mình thành một đối tượng rất khó tiêu diệt đối với AIM-120 mà không cần phụ thuộc vào tính năng thiết bị gây nhiễu của mình.Việc sử dụng các loại radar AESA AN/APG-79 hoặc AN/APG-81 như một máy gây nhiễu bằng sóng X năng lượng cao, để chống lại radar BARS hoặc Irbis-E của Nga không phải là "thuốc chữa bách bệnh", thậm chí có thể khiến F/A-18E/F hoặc F-35 JSF "chuốc họa vào thân" khi không chiến ngoài tầm nhìn.Lý do đơn giản là để gây nhiễu, radar AN/APG-79 hoặc AN/APG-81 của NATO phải "chen chúc" trên các tần số được sử dụng bởi radar của Nga, điều này sẽ biến radar AN/APG-79 hoặc AN/APG-81 thành một "cột phát sóng khổng lồ", tiết lộ vị trí của máy bay và dễ dàng làm mồi cho tên lửa chống bức xạ như R-27P hoặc R-77EP.Trong điều kiện chiến tranh điện tử, không bên nào nắm lợi thế quyết định mình thắng hay thua, nhưng tiêm kích Nga có ưu thế lớn ở máy bay, tên lửa và số lượng đạn mang theo.Kết luận đơn giản được rút ra là người Mỹ và NATO vẫn đang tự nghĩ họ có ưu thế trong 1 trận không chiến ngoài tầm nhìn trước người Nga nhưng thực tế không phải vậy. Chiến trường vô cùng biến hoá phức tạp và khó lường bởi trí tuệ của người phía bên kia được tích hợp trong hệ thống vũ khí công nghệ cao và chiến thuật linh hoạt của con người không ngừng biến đổi và phát triển. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cho đến cuối thập niên 1970, công nghệ tên lửa của Liên Xô bị tụt hậu so với phương Tây từ nhiên liệu đẩy, thiết kế khung thân cho tới hệ thống dẫn đường. Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi Liên Xô triển khai hai loại đạn R-27 (AA-10 Alamo) và R-73 (AA-11 Archer) trong năm 1980, được đánh giá tạo ra bước ngoặt lớn.
Xét về khí động học, tên lửa tầm ngắn R-73 cũng như tầm xa R-27, R-77 có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm của phương Tây, phiên bản tăng tầm của R-27 bắn xa hơn bất kỳ tên lửa không đối không nào của Mỹ - NATO sản xuất.
Bước "tiến hóa" tiếp theo của tập đoàn tên lửa Vympel là việc sản xuất tên lửa phản lực dòng thẳng (Ramjet) RVV-AE-PD. Được trưng bày từ những năm 1990 tại các cuộc triển lãm, sự ra đời của tên lửa này đã thúc đẩy NATO phát triển tên lửa không đối không Meteor để trang bị cho Eurofighter Typhoon.
Sự hấp dẫn của tên lửa Ramjet là nó có khả năng duy trì lực đẩy trong pha cuối, giai đoạn mà tên lửa dùng động cơ rocket nhiên liệu rắn thông thường chỉ bay bằng quán tính và nhanh chóng mất tốc độ khi rẽ.
Một điều đáng chú ý khác là mức độ sát thương cao của các phiên bản tên lửa thế hệ mới như R-73 khi tham gia không chiến trong tầm nhìn (WVR), một phần lớn do khả năng duy trì chịu tải lên đến 100 kg khi cơ động diệt mục tiêu.
Xét về hiệu suất khí động học, yếu tố quan trọng hầu như bị bỏ qua bởi các nhà thiết kế phương Tây chính là chuyển động của máy bay khi phóng tên lửa. Một tiêm kích siêu âm như Su-35 bay ở tốc độ Mach 1,5 trên độ cao 13 km sẽ giúp tăng tầm bắn của R-27 hoặc R-77 lên đến hơn 30%.
Những chiến đấu cơ như F/A-18E/F hay F-35 không có khả năng này, vì vậy phạm vi của tên lửa chỉ được xác định bởi các thông số của nhiên liệu đẩy bên trong. Kết quả là AIM-120C/D có thể sở hữu tầm bắn lý thuyết xa hơn R-77, nhưng trong chiến đấu thực tế thì lại thấp hơn nhiều.
Công nghệ đầu dò của Nga đã tiến những bước mới kể từ đầu thập niên 1990, phần lớn là kết quả của việc thương mại hóa chip khối Gallium Arsenide cũng như chip xử lý tín hiệu kỹ thuật số trên thị trường thế giới.
Agat - công ty sản xuất radar bán chủ động 9B-1101K lắp trên tên lửa R-27R/ER, radar chủ động 9B-1103K trang bị cho R-27EA và radar chủ động 9B-1348E sử dụng trên R-77, đã công khai việc mua chip xử lý tín hiệu kỹ thuật số TMS-320 của Texas Instruments để gắn cho radar chủ động 9B-1103K. Chip này là một trụ cột của thiết kế radar quân sự phương Tây.
Các loại công nghệ ăng ten mảng pha có rãnh xung đơn được nhìn thấy trong đầu dò 9B-1103K và 9B-1348E, tương tự công nghệ dùng trên tên lửa AIM-120A, thiết kế này cung cấp khả năng kháng nhiễu rất tốt.
Mối quan tâm của Nga về các hệ thống gây nhiễu của phương Tây được phản ánh trong một xu hướng từ những năm 1980, khi Nga thường sử dụng đầu dò xung đơn kép và thậm chí cả những đầu dò bán chủ động xung đơn cổ điển Agat 9B-1101K trong đạn tên lửa R-27R/ER, tuy vậy vẫn cho khả năng kháng nhiễu cao.
Công nghệ dẫn đường bằng hồng ngoại trong tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn của Nga cũng đã phát triển đáng kể từ thời Chiến tranh Lạnh, khi đạn R-27T/ET được lắp đầu dò Geofizika 36T.
Có những tuyên bố rằng các biến thể gần đây của Nga sử dụng sản phẩm do Cục Thiết kế Trung ương Arsenal chế tạo, đó là Mayak/MK-80M phát triển cho tên lửa R-73. Loại đạn này còn được cải tiến với đầu dò có khả năng nhận dạng 2 luồng nhiệt khác nhau, giúp chống lại pháo sáng mồi bẫy, những cải tiến này khiến nó có xác suất diệt mục tiêu cực lớn.
Loại máy bay dòng họ Flanker còn có thiết bị làm nhiễu xung đơn DRFM hiện đại, đủ khả năng gây nhiễu AIM-120. Nhờ động cơ đẩy vector (TVC), phi công Flanker sẽ biến mình thành một đối tượng rất khó tiêu diệt đối với AIM-120 mà không cần phụ thuộc vào tính năng thiết bị gây nhiễu của mình.
Việc sử dụng các loại radar AESA AN/APG-79 hoặc AN/APG-81 như một máy gây nhiễu bằng sóng X năng lượng cao, để chống lại radar BARS hoặc Irbis-E của Nga không phải là "thuốc chữa bách bệnh", thậm chí có thể khiến F/A-18E/F hoặc F-35 JSF "chuốc họa vào thân" khi không chiến ngoài tầm nhìn.
Lý do đơn giản là để gây nhiễu, radar AN/APG-79 hoặc AN/APG-81 của NATO phải "chen chúc" trên các tần số được sử dụng bởi radar của Nga, điều này sẽ biến radar AN/APG-79 hoặc AN/APG-81 thành một "cột phát sóng khổng lồ", tiết lộ vị trí của máy bay và dễ dàng làm mồi cho tên lửa chống bức xạ như R-27P hoặc R-77EP.
Trong điều kiện chiến tranh điện tử, không bên nào nắm lợi thế quyết định mình thắng hay thua, nhưng tiêm kích Nga có ưu thế lớn ở máy bay, tên lửa và số lượng đạn mang theo.
Kết luận đơn giản được rút ra là người Mỹ và NATO vẫn đang tự nghĩ họ có ưu thế trong 1 trận không chiến ngoài tầm nhìn trước người Nga nhưng thực tế không phải vậy. Chiến trường vô cùng biến hoá phức tạp và khó lường bởi trí tuệ của người phía bên kia được tích hợp trong hệ thống vũ khí công nghệ cao và chiến thuật linh hoạt của con người không ngừng biến đổi và phát triển. Nguồn ảnh: Pinterest.