Công ty TDW có trụ sở tại Đức, một chi nhánh của Tập đoàn MBDA châu Âu, vừa hé lộ những tính năng tiên tiến của mìn chống tăng PARM NextGen mới. Đặc biệt, việc sản xuất hàng loạt PARM NextGen sẽ được triển khai vào cuối năm 2026, hứa hẹn mang đến một bước đột phá trong công nghệ chống tăng.Tính đến nay, TDW đã sản xuất hàng nghìn quả mìn PARM phiên bản cơ bản (PanzerAbwehrRichtMinen-mìn chống tăng định hướng) vừa để bổ sung cho kho dự trữ của Bộ Quốc phòng Đức (Bundeswehr) vốn đã cạn kiệt do hỗ trợ cho Ukraine, cũng để giao hàng trực tiếp đến Ukraine. Tạp chí EDR cho biết, phiên bản PARM NextGen sẽ có một số thay đổi nhỏ, nhưng vẫn giữ nguyên hệ thống được phát triển vào đầu những năm 1980.Thay vì dây kéo khởi động ban đầu, nó được cài đặt bộ cảm biến kích hoạt, bao gồm cảm biến rung, âm thanh, hồng ngoại. Điều này cho phép loại mìn thế hệ mới phân biệt mục tiêu tốt hơn và tăng tầm hoạt động.Nếu phiên bản cũ chỉ có thể “cảm nhận” một chiếc xe tăng đang đi chuyển và kích hoạt đầu đạn mà không xác định được khoảng cách cụ thể. Tuy nhiên, PARM NextGen lại vượt trội hơn với khả năng kích hoạt vụ nổ vào thời điểm tối ưu, đảm bảo hiệu quả cao hơn và khả năng tiêu diệt mục tiêu chính xác hơn.Ở phiên bản mới, nhà sản xuất đã tích hợp tính năng điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến, cho phép người dùng kích hoạt hoặc huỷ kích hoạt PARM NextGen không giới hạn số lần.Với phạm vi lên đến vài trăm mét, mỗi bộ điều khiển có thể tương tác với tối đa 3 quả mìn. Điều này cho phép người dùng thiết lập một bãi mìn thông minh trước các vị trí phòng thủ.Khi phương tiện cuối cùng rời đi, bãi mìn vẫn an toàn và có thể được kích hoạt để đối phó với các đơn vị đối phương tiến công. Việc điều khiển bằng sóng vô tuyến không chỉ đảm bảo an toàn mà còn tạo ra khả năng bẫy đối phương, kích hoạt mìn vào các thời điểm khác nhau để gây thiệt hại tối đa.Phạm vi hiệu quả của PARM NextGen là 60m. Vũ khí được sử dụng là đầu đạn tích luỹ 128mm từ phiên bản PARM cũ. Tuổi thọ của phiên bản mới là 30 ngày, thay vì 40 ngày do bộ cảm biến mới tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Sau thời gian này, nó sẽ bị vô hiệu hoá và an toàn.Nhà sản xuất TDW cho biết, họ nhận được phản hồi rất tốt từ phía Ukraine.Qua thời gian phân tích kỹ lưỡng, có thể kết luận rằng PARM NextGen sẽ là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất, cả về chi phí và công đoạn sản xuất đơn giản.Trong quá trình phát triển phiên bản hiện đại, TDW đã kiểm soát chi phí và đơn giản hoá quá trình sản xuất đến mức tối đa. Điều này sẽ giúp họ nâng cao năng lực sản xuất gấp 2-3 lần so với hiện nay.
Công ty TDW có trụ sở tại Đức, một chi nhánh của Tập đoàn MBDA châu Âu, vừa hé lộ những tính năng tiên tiến của mìn chống tăng PARM NextGen mới. Đặc biệt, việc sản xuất hàng loạt PARM NextGen sẽ được triển khai vào cuối năm 2026, hứa hẹn mang đến một bước đột phá trong công nghệ chống tăng.
Tính đến nay, TDW đã sản xuất hàng nghìn quả mìn PARM phiên bản cơ bản (PanzerAbwehrRichtMinen-mìn chống tăng định hướng) vừa để bổ sung cho kho dự trữ của Bộ Quốc phòng Đức (Bundeswehr) vốn đã cạn kiệt do hỗ trợ cho Ukraine, cũng để giao hàng trực tiếp đến Ukraine. Tạp chí EDR cho biết, phiên bản PARM NextGen sẽ có một số thay đổi nhỏ, nhưng vẫn giữ nguyên hệ thống được phát triển vào đầu những năm 1980.
Thay vì dây kéo khởi động ban đầu, nó được cài đặt bộ cảm biến kích hoạt, bao gồm cảm biến rung, âm thanh, hồng ngoại. Điều này cho phép loại mìn thế hệ mới phân biệt mục tiêu tốt hơn và tăng tầm hoạt động.
Nếu phiên bản cũ chỉ có thể “cảm nhận” một chiếc xe tăng đang đi chuyển và kích hoạt đầu đạn mà không xác định được khoảng cách cụ thể. Tuy nhiên, PARM NextGen lại vượt trội hơn với khả năng kích hoạt vụ nổ vào thời điểm tối ưu, đảm bảo hiệu quả cao hơn và khả năng tiêu diệt mục tiêu chính xác hơn.
Ở phiên bản mới, nhà sản xuất đã tích hợp tính năng điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến, cho phép người dùng kích hoạt hoặc huỷ kích hoạt PARM NextGen không giới hạn số lần.
Với phạm vi lên đến vài trăm mét, mỗi bộ điều khiển có thể tương tác với tối đa 3 quả mìn. Điều này cho phép người dùng thiết lập một bãi mìn thông minh trước các vị trí phòng thủ.
Khi phương tiện cuối cùng rời đi, bãi mìn vẫn an toàn và có thể được kích hoạt để đối phó với các đơn vị đối phương tiến công. Việc điều khiển bằng sóng vô tuyến không chỉ đảm bảo an toàn mà còn tạo ra khả năng bẫy đối phương, kích hoạt mìn vào các thời điểm khác nhau để gây thiệt hại tối đa.
Phạm vi hiệu quả của PARM NextGen là 60m. Vũ khí được sử dụng là đầu đạn tích luỹ 128mm từ phiên bản PARM cũ. Tuổi thọ của phiên bản mới là 30 ngày, thay vì 40 ngày do bộ cảm biến mới tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Sau thời gian này, nó sẽ bị vô hiệu hoá và an toàn.
Nhà sản xuất TDW cho biết, họ nhận được phản hồi rất tốt từ phía Ukraine.
Qua thời gian phân tích kỹ lưỡng, có thể kết luận rằng PARM NextGen sẽ là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất, cả về chi phí và công đoạn sản xuất đơn giản.
Trong quá trình phát triển phiên bản hiện đại, TDW đã kiểm soát chi phí và đơn giản hoá quá trình sản xuất đến mức tối đa. Điều này sẽ giúp họ nâng cao năng lực sản xuất gấp 2-3 lần so với hiện nay.