Theo RG, Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện vẫn còn tiếp tục vận hành thiết giáp BTR-60PB, loại xe bọc thép chở quân (APC) bánh lốp này được tiếp nhận từ Liên Xô khoảng đầu những năm 1970Các xe bọc thép chở quân BTR-60 có tính cơ động cao và thường hoạt động cùng với xe tăng T-54 và T-55. Tháp có súng máy 14,5 mm KPVT với khả năng tiêu diệt kẻ thù ẩn náu trong rừng ở khoảng cách 2.000 m.Hiện nay những chiếc BTR-60 vẫn là cỗ máy đồ sộ nhất thuộc lớp này của Việt Nam. Chúng phục vụ trong đội hình lực lượng mặt đất và hải quân đánh bộ.Ngoài ra xe bọc thép BTR-152 bánh lốp và mui trần cũ hơn cũng vẫn còn trong biên chế. Bên cạnh đó còn có xe địa hình GAZ-59037 được tạo ra trên cơ sở thiết giáp BTR-80 dùng trong chức năng tìm kiếm cứu nạn.Theo bình luận từ các chuyên gia quân sự Nga, với cấu hình vũ khí trang bị và động cơ hiện tại, BTR-60 đã lạc hậu và cần được hiện đại hóa. Một số tùy chọn đã được phát triển ở Nga.Cụ thể đứng trước yêu cầu mới, công ty Muromteplovoz đã chào hàng gói nâng cấp rất đáng chú ý dành cho xe thiết giáp chở quân bánh lốp BTR-60.Đầu tiên là tháp súng cũ bị tháo bỏ và thay bằng tháp pháo MB-2 loại mới, trên đó gắn pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm, súng máy PKTM cỡ 7,62 mm, súng phóng lựu AGS-17 cỡ 30 mm và còn cả tên lửa phòng không 9K35M3-K Strela-10M3-K.Không chỉ có vậy, xe còn được tiến hành thay thế động cơ xăng GAZ-49B công suất 90 mã lực bằng động cơ diesel YaMZ-236A công suất 195 mã lực đi kèm hộp số và hệ thống phanh mới.Mặc dù tốc độ tối đa vẫn giữ nguyên ở mức 80 km/h nhưng tầm hoạt động lại tăng từ 500 km lên 800 km, thông số này càng có ý nghĩa hơn khi trọng lượng xe đã là 13 tấn thay vì 10 tấn nguyên bản.Có một phiên bản nâng cấp của BTR-60 thậm chí còn được sửa đổi triệt để hơn, trong đó khoang động cơ đã được di chuyển ra phía trước và các cửa ra vào cho binh sĩ đã xuất hiện ở đuôi xe.Tất nhiên những cải tiến như vậy không làm cho BTR-60 có khả năng tương đương với các xe bọc thép mới nhất, nhưng chúng làm tăng đáng kể các đặc tính so với mẫu cơ sở.Giải pháp trên tỏ ra đặc biệt hữu ích với những lực lượng vũ trang chưa có đủ kinh phí để thay mới toàn bộ số “taxi chiến trường” đời cũ bằng loại mới hiện đại hơn.Ngoài việc nâng cấp BTR-60, còn có một phương án khác mà Việt Nam có thể học tập đó là hoán cải chiếc APC này trở thành xe tăng bánh lốp như Quân đội Cuba đã thực hiện.Cách làm của Cuba khá độc đáo, đó là họ tháo bỏ tháp súng để thay vào đó tháp pháo xe tăng T-54, trang bị pháo chính nòng xoắn D-10T2S cỡ 100 mm, hoặc pháo U-5TS nòng trơn cỡ 115 mm của T-62.Với phương thức hoán cải trên, BTR-60 đã không còn chức năng chở quân cũng như bơi qua chướng ngại nước, nó trở thành vũ khí tối ưu hóa cho tác chiến đô thị.
Theo RG, Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện vẫn còn tiếp tục vận hành thiết giáp BTR-60PB, loại xe bọc thép chở quân (APC) bánh lốp này được tiếp nhận từ Liên Xô khoảng đầu những năm 1970
Các xe bọc thép chở quân BTR-60 có tính cơ động cao và thường hoạt động cùng với xe tăng T-54 và T-55. Tháp có súng máy 14,5 mm KPVT với khả năng tiêu diệt kẻ thù ẩn náu trong rừng ở khoảng cách 2.000 m.
Hiện nay những chiếc BTR-60 vẫn là cỗ máy đồ sộ nhất thuộc lớp này của Việt Nam. Chúng phục vụ trong đội hình lực lượng mặt đất và hải quân đánh bộ.
Ngoài ra xe bọc thép BTR-152 bánh lốp và mui trần cũ hơn cũng vẫn còn trong biên chế. Bên cạnh đó còn có xe địa hình GAZ-59037 được tạo ra trên cơ sở thiết giáp BTR-80 dùng trong chức năng tìm kiếm cứu nạn.
Theo bình luận từ các chuyên gia quân sự Nga, với cấu hình vũ khí trang bị và động cơ hiện tại, BTR-60 đã lạc hậu và cần được hiện đại hóa. Một số tùy chọn đã được phát triển ở Nga.
Cụ thể đứng trước yêu cầu mới, công ty Muromteplovoz đã chào hàng gói nâng cấp rất đáng chú ý dành cho xe thiết giáp chở quân bánh lốp BTR-60.
Đầu tiên là tháp súng cũ bị tháo bỏ và thay bằng tháp pháo MB-2 loại mới, trên đó gắn pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm, súng máy PKTM cỡ 7,62 mm, súng phóng lựu AGS-17 cỡ 30 mm và còn cả tên lửa phòng không 9K35M3-K Strela-10M3-K.
Không chỉ có vậy, xe còn được tiến hành thay thế động cơ xăng GAZ-49B công suất 90 mã lực bằng động cơ diesel YaMZ-236A công suất 195 mã lực đi kèm hộp số và hệ thống phanh mới.
Mặc dù tốc độ tối đa vẫn giữ nguyên ở mức 80 km/h nhưng tầm hoạt động lại tăng từ 500 km lên 800 km, thông số này càng có ý nghĩa hơn khi trọng lượng xe đã là 13 tấn thay vì 10 tấn nguyên bản.
Có một phiên bản nâng cấp của BTR-60 thậm chí còn được sửa đổi triệt để hơn, trong đó khoang động cơ đã được di chuyển ra phía trước và các cửa ra vào cho binh sĩ đã xuất hiện ở đuôi xe.
Tất nhiên những cải tiến như vậy không làm cho BTR-60 có khả năng tương đương với các xe bọc thép mới nhất, nhưng chúng làm tăng đáng kể các đặc tính so với mẫu cơ sở.
Giải pháp trên tỏ ra đặc biệt hữu ích với những lực lượng vũ trang chưa có đủ kinh phí để thay mới toàn bộ số “taxi chiến trường” đời cũ bằng loại mới hiện đại hơn.
Ngoài việc nâng cấp BTR-60, còn có một phương án khác mà Việt Nam có thể học tập đó là hoán cải chiếc APC này trở thành xe tăng bánh lốp như Quân đội Cuba đã thực hiện.
Cách làm của Cuba khá độc đáo, đó là họ tháo bỏ tháp súng để thay vào đó tháp pháo xe tăng T-54, trang bị pháo chính nòng xoắn D-10T2S cỡ 100 mm, hoặc pháo U-5TS nòng trơn cỡ 115 mm của T-62.
Với phương thức hoán cải trên, BTR-60 đã không còn chức năng chở quân cũng như bơi qua chướng ngại nước, nó trở thành vũ khí tối ưu hóa cho tác chiến đô thị.