Nằm trên đỉnh đèo D'ran, thuộc địa phận xã Trạm Hành, TP Đà Lạt ngày nay, ga Trạm Hành từng là một nhà ga chính trên tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt xưa.Ga được xây vào đầu thập niên 1930, nằm bên một vách núi ở độ cao 1.514 mét so với mực nước biển. Tên gọi chính thức của ga lúc mới hoạt động là ga Arbre Broyé.Lúc mới được xây dựng, ga Trạm Hành là một nhà ga có quy mô khá lớn, được xây bằng đá, kiến trúc độc đáo với những đường cong mềm mại ở phần mái che.Nằm trên sườn núi hướng ra một thung lũng rộng lớn, đây cũng là một nhà ga có tầm nhìn đẹp bậc nhất trong các nhà ga ở Đà Lạt.Các chuyến tàu đã đi qua ga Trạm Hành từ năm 1932 - 1972 và cả một thời gian ngắn sau khi Đà Lạt được giải phóng năm 1975, trước khi chính thức ngừng hoạt động cùng tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.Ngày nay, những gì còn lại của ga Trạm Hành khiến người có tình cảm với tuyến đường sắt xưa không khỏi chạnh lòng.Nhà ga hoành tráng giữa núi rừng một thuở chỉ còn là một đống đổ nát.Sau khi ga ngừng hoạt động, hầu hết các trang thiết bị của ga đã bị tháo dỡ để bán đồng nát, để lại những bức tường đá trơ trọi.Nhiều hộ dân đã biến nhà ga cổ thành nơi sinh sống, tự ý xây dựng các công trình kiên cố đè lên kiến trúc cũ.Mái nhà ga trơ những khung thép hoen gỉ theo thời gian.Nền nhà ga biến thành sân sinh hoạt, bề bộn và nhếch nhác.Các vòm cửa bị bịt lại để chiếm dụng diện tích trong ga làm "đất nhà".Một góc nhà ga biến thành bãi rác.Những bức tường loang lổ, rạn nứt do sự tàn phá của thời gian và con người.Cây dại bao trùm lên những bức tường cũ càng làm tăng thêm vẻ hoang tàn.Khu vực sân ga và đường tàu cũ giờ đây đã mọc lên những dãy nhà gạch. Lối vào ga là một hẻm nhỏ xuyên qua nhà dân. Từ con đường chính, nếu không để ý thì rất khó để nhận ra nhà ga xưa.Một số hình ảnh khác về hiện trạng của ga Trạm Hành.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên đỉnh đèo D'ran, thuộc địa phận xã Trạm Hành, TP Đà Lạt ngày nay, ga Trạm Hành từng là một nhà ga chính trên tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt xưa.
Ga được xây vào đầu thập niên 1930, nằm bên một vách núi ở độ cao 1.514 mét so với mực nước biển. Tên gọi chính thức của ga lúc mới hoạt động là ga Arbre Broyé.
Lúc mới được xây dựng, ga Trạm Hành là một nhà ga có quy mô khá lớn, được xây bằng đá, kiến trúc độc đáo với những đường cong mềm mại ở phần mái che.
Nằm trên sườn núi hướng ra một thung lũng rộng lớn, đây cũng là một nhà ga có tầm nhìn đẹp bậc nhất trong các nhà ga ở Đà Lạt.
Các chuyến tàu đã đi qua ga Trạm Hành từ năm 1932 - 1972 và cả một thời gian ngắn sau khi Đà Lạt được giải phóng năm 1975, trước khi chính thức ngừng hoạt động cùng tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.
Ngày nay, những gì còn lại của ga Trạm Hành khiến người có tình cảm với tuyến đường sắt xưa không khỏi chạnh lòng.
Nhà ga hoành tráng giữa núi rừng một thuở chỉ còn là một đống đổ nát.
Sau khi ga ngừng hoạt động, hầu hết các trang thiết bị của ga đã bị tháo dỡ để bán đồng nát, để lại những bức tường đá trơ trọi.
Nhiều hộ dân đã biến nhà ga cổ thành nơi sinh sống, tự ý xây dựng các công trình kiên cố đè lên kiến trúc cũ.
Mái nhà ga trơ những khung thép hoen gỉ theo thời gian.
Nền nhà ga biến thành sân sinh hoạt, bề bộn và nhếch nhác.
Các vòm cửa bị bịt lại để chiếm dụng diện tích trong ga làm "đất nhà".
Một góc nhà ga biến thành bãi rác.
Những bức tường loang lổ, rạn nứt do sự tàn phá của thời gian và con người.
Cây dại bao trùm lên những bức tường cũ càng làm tăng thêm vẻ hoang tàn.
Khu vực sân ga và đường tàu cũ giờ đây đã mọc lên những dãy nhà gạch. Lối vào ga là một hẻm nhỏ xuyên qua nhà dân. Từ con đường chính, nếu không để ý thì rất khó để nhận ra nhà ga xưa.
Một số hình ảnh khác về hiện trạng của ga Trạm Hành.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.