Nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Nhìn từ xa, ngôi chùa gây ấn tượng mạnh với tòa bảo tháp cao vút vươn lên từ đỉnh núi.Bảo tháp của chùa Phật Tích được xây dựng cách đây ít năm, là công trình gợi nhớ về một tòa tháp cổ từng hiện diện ở chùa Phật Tích thời kỳ hoàng kim. Theo sử sách, năm 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một tòa tháp cao 40m.Vào thời Trần, ngôi tháp cổ bị đổ và lộ ra một bức tượng Phật A di đà bằng đá mà đến nay vẫn được lưu giữ. Nền móng tòa tháp cũ đã được khai quật, nằm ngay chính vị trí thờ Tam Bảo ngày nayTòa bảo tháp mới của chùa Phật Tích được xây trên đỉnh núi phía sau chùa. Tháp có 14 tầng, nhỏ dần từ dưới lên trên, chiều cao tương đương tòa tháp được ghi lại trong sử sách.Mỗi tầng tháp có 8 mặt, chính giữa mỗi mặt có trổ ô cửa vòm xếp gạch múi cam.Trong mỗi ô cửa bài trí một tượng Phật, tạo hình giống với tượng Phật cổ được phát hiện ở tòa bảo tháp xưa. Riêng các ô cửa ở tầng một là lối vào trong lòng tháp.Hai tầng dưới của tháp được trang trí bằng tượng chim thần Garuda, phỏng theo bức tượng Garuda cổ được khai quật tại chùa, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.Từ chân tháp có một cầu thang cuốn dẫn lên đỉnh tháp.Đỉnh tháp treo một quả Đại hồng chung.Đại hồng chung trong bảo tháp chùa Phật Tích có kích cỡ rất lớn, chỉ được đánh vào những dịp đặc biệt.Toàn cảnh tòa bảo tháp nhìn từ tượng Phật A Di Đà khổng lồ nằm cách đó không xa.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Nhìn từ xa, ngôi chùa gây ấn tượng mạnh với tòa bảo tháp cao vút vươn lên từ đỉnh núi.
Bảo tháp của chùa Phật Tích được xây dựng cách đây ít năm, là công trình gợi nhớ về một tòa tháp cổ từng hiện diện ở chùa Phật Tích thời kỳ hoàng kim. Theo sử sách, năm 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một tòa tháp cao 40m.
Vào thời Trần, ngôi tháp cổ bị đổ và lộ ra một bức tượng Phật A di đà bằng đá mà đến nay vẫn được lưu giữ. Nền móng tòa tháp cũ đã được khai quật, nằm ngay chính vị trí thờ Tam Bảo ngày nay
Tòa bảo tháp mới của chùa Phật Tích được xây trên đỉnh núi phía sau chùa. Tháp có 14 tầng, nhỏ dần từ dưới lên trên, chiều cao tương đương tòa tháp được ghi lại trong sử sách.
Mỗi tầng tháp có 8 mặt, chính giữa mỗi mặt có trổ ô cửa vòm xếp gạch múi cam.
Trong mỗi ô cửa bài trí một tượng Phật, tạo hình giống với tượng Phật cổ được phát hiện ở tòa bảo tháp xưa. Riêng các ô cửa ở tầng một là lối vào trong lòng tháp.
Hai tầng dưới của tháp được trang trí bằng tượng chim thần Garuda, phỏng theo bức tượng Garuda cổ được khai quật tại chùa, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Từ chân tháp có một cầu thang cuốn dẫn lên đỉnh tháp.
Đỉnh tháp treo một quả Đại hồng chung.
Đại hồng chung trong bảo tháp chùa Phật Tích có kích cỡ rất lớn, chỉ được đánh vào những dịp đặc biệt.
Toàn cảnh tòa bảo tháp nhìn từ tượng Phật A Di Đà khổng lồ nằm cách đó không xa.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.