Nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bãi đá cổ Sa Pa ẩn chứa nhiều bí mật cho đến nay vẫn chưa được giải mã.Bãi đá cổ này được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện vào năm 1925.Bãi đá trải rộng 8 km² với gần 200 khối đá khắc những hoa văn kỳ lạ với nhiều hình dạng như bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... Có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, hình nam nữ giao phối, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt.Có nhiều lý giải được đưa ra, nhưng đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh ngày xưa...Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã bãi đá cổ Sa Pa mới chỉ dừng lại ở giả thiết.Gần đây người ta lại phát hiện thêm những bãi đá cổ tương tự ở xã Tả Phìn (Lào Cai) và Vị Xuyên (Hà Giang), cùng với những hoa văn và cách bài trí bí ẩn.Với việc cập nhật dữ liệu thông tin và nghiên cứu trên máy tính, các nhà nghiên cứu hi vọng rằng bí ẩn mà người xưa gửi gắm trên những viên đá này sẽ được giải đáp trong tương lai không xa.Vào năm 1994, bãi đá cổ Sa Pa, đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.Tuy nhiên, trong những năm qua, nhiều tảng đá cổ trong di tích này đã bị xâm hại nghiêm trọng bởi những du khách thiếu ý thức.
Nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bãi đá cổ Sa Pa ẩn chứa nhiều bí mật cho đến nay vẫn chưa được giải mã.
Bãi đá cổ này được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện vào năm 1925.
Bãi đá trải rộng 8 km² với gần 200 khối đá khắc những hoa văn kỳ lạ với nhiều hình dạng như bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... Có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, hình nam nữ giao phối, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt.
Có nhiều lý giải được đưa ra, nhưng đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh ngày xưa...
Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã bãi đá cổ Sa Pa mới chỉ dừng lại ở giả thiết.
Gần đây người ta lại phát hiện thêm những bãi đá cổ tương tự ở xã Tả Phìn (Lào Cai) và Vị Xuyên (Hà Giang), cùng với những hoa văn và cách bài trí bí ẩn.
Với việc cập nhật dữ liệu thông tin và nghiên cứu trên máy tính, các nhà nghiên cứu hi vọng rằng bí ẩn mà người xưa gửi gắm trên những viên đá này sẽ được giải đáp trong tương lai không xa.
Vào năm 1994, bãi đá cổ Sa Pa, đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong những năm qua, nhiều tảng đá cổ trong di tích này đã bị xâm hại nghiêm trọng bởi những du khách thiếu ý thức.