Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) là chiếc
máy gia tốc hạt hiện đại lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế
giới. Máy gia tốc hạt lớn được chế tạo bởi Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN),… …nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ giữa núi Jura và dãy Alps gần Genève, Thụy Sĩ. Máy được chứa trong một đường hầm vòng tròn với chu vi 27 km, nằm ở độ sâu từ 50 đến 175 m dưới mặt đất. Đường kính hầm là 3,8 m, có cấu trúc bê tông, được xây dựng trong các
năm từ 1983 đến 1988, nguyên được dùng làm nơi chế tạo máy Large
Electron-Positron Collider. Đường hầm có 4 điểm chạy cắt qua biên giới Pháp-Thụy Sĩ, với phần lớn
nằm trên nước Pháp. Trên mặt công trình bao gồm rất nhiều thiết bị hỗ
trợ như máy nén, quạt gió, các thiết bị điện tử điều khiển và các thiết
bị làm mát. Đường hầm chứa LHC có hai đường dẫn tia hạt song song sát nhau, giao
nhau ở 4 điểm, mỗi đường sẽ chứa một tia proton, được lưu chuyển vòng
quanh vòng tròn từ hai hướng ngược nhau. Có 1.232 nam châm lưỡng cực giữ cho các tia đi đúng đường tròn, thêm vào
đó là 392 nam châm tứ cực được dùng để giữ các tia luôn hội tụ, để làm
cho cơ hội va chạm dòng hạt ở 4 điểm giao nhau là cao nhất. Tổng cộng có trên 1.600 nam châm siêu dẫn được trang bị, với chiếc nặng nhất lên tới hơn 27 tấn. Cần tới khoảng 96 tấn heli lỏng để giữ các nam châm hoạt động ở nhiệt độ
1,9 độ K, khiến cho LHC trở thành thiết bị siêu lạnh lớn nhất thế giới
với nhiệt độ của heli lỏng. LHC được thiết kế để tạo va chạm trực diện giữa các tia proton (một trong các loại hạt cơ bản) với động năng cực lớn. Mục đích chính của LHC là phá vỡ những giới hạn và mặc định của mô hình chuẩn, những lý thuyết cơ bản hiện thời của vật lý hạt. Trên lý thuyết, chiếc máy này được cho là sẽ chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs. Những kết quả nghiên cứu từ chiếc máy này có thể chứng minh những dự
đoán từ trước cũng như những liên kết còn thiếu trong mô hình chuẩn, và
giải thích được những hạt sơ cấp khác có được những đặc tính như khối
lượng như thế nào. Dự án máy LHC được cung cấp kinh phí và chế tạo với sự tham gia cộng tác
của trên 8.000 nhà vật lý của 15 quốc gia cũng như hàng trăm trường đại
học và phòng thí nghiệm. Những tia hạt đầu tiên được dẫn vào trong máy ngày 10 tháng 9 năm 2008,
và phải chờ khoảng 6 đến 8 tuần sau đó mới có được các đợt va chạm với
năng lượng cực lớn đầu tiên. Mặc dù trên các phương tiện truyền thông hay thậm chí tòa án có nhiều
thắc mắc về tính an toàn của máy LHC, các nhà khoa học đều đồng quan
điểm rằng các thí nghiệm va chạm hạt của chiếc máy này sẽ không gây ra
nguy hiểm nào.
Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) là chiếc
máy gia tốc hạt hiện đại lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế
giới.
Máy gia tốc hạt lớn được chế tạo bởi Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN),…
…nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ giữa núi Jura và dãy Alps gần Genève, Thụy Sĩ.
Máy được chứa trong một đường hầm vòng tròn với chu vi 27 km, nằm ở độ sâu từ 50 đến 175 m dưới mặt đất.
Đường kính hầm là 3,8 m, có cấu trúc bê tông, được xây dựng trong các
năm từ 1983 đến 1988, nguyên được dùng làm nơi chế tạo máy Large
Electron-Positron Collider.
Đường hầm có 4 điểm chạy cắt qua biên giới Pháp-Thụy Sĩ, với phần lớn
nằm trên nước Pháp. Trên mặt công trình bao gồm rất nhiều thiết bị hỗ
trợ như máy nén, quạt gió, các thiết bị điện tử điều khiển và các thiết
bị làm mát.
Đường hầm chứa LHC có hai đường dẫn tia hạt song song sát nhau, giao
nhau ở 4 điểm, mỗi đường sẽ chứa một tia proton, được lưu chuyển vòng
quanh vòng tròn từ hai hướng ngược nhau.
Có 1.232 nam châm lưỡng cực giữ cho các tia đi đúng đường tròn, thêm vào
đó là 392 nam châm tứ cực được dùng để giữ các tia luôn hội tụ, để làm
cho cơ hội va chạm dòng hạt ở 4 điểm giao nhau là cao nhất.
Tổng cộng có trên 1.600 nam châm siêu dẫn được trang bị, với chiếc nặng nhất lên tới hơn 27 tấn.
Cần tới khoảng 96 tấn heli lỏng để giữ các nam châm hoạt động ở nhiệt độ
1,9 độ K, khiến cho LHC trở thành thiết bị siêu lạnh lớn nhất thế giới
với nhiệt độ của heli lỏng.
LHC được thiết kế để tạo va chạm trực diện giữa các tia proton (một trong các loại hạt cơ bản) với động năng cực lớn.
Mục đích chính của LHC là phá vỡ những giới hạn và mặc định của mô hình chuẩn, những lý thuyết cơ bản hiện thời của vật lý hạt.
Trên lý thuyết, chiếc máy này được cho là sẽ chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs.
Những kết quả nghiên cứu từ chiếc máy này có thể chứng minh những dự
đoán từ trước cũng như những liên kết còn thiếu trong mô hình chuẩn, và
giải thích được những hạt sơ cấp khác có được những đặc tính như khối
lượng như thế nào.
Dự án máy LHC được cung cấp kinh phí và chế tạo với sự tham gia cộng tác
của trên 8.000 nhà vật lý của 15 quốc gia cũng như hàng trăm trường đại
học và phòng thí nghiệm.
Những tia hạt đầu tiên được dẫn vào trong máy ngày 10 tháng 9 năm 2008,
và phải chờ khoảng 6 đến 8 tuần sau đó mới có được các đợt va chạm với
năng lượng cực lớn đầu tiên.
Mặc dù trên các phương tiện truyền thông hay thậm chí tòa án có nhiều
thắc mắc về tính an toàn của máy LHC, các nhà khoa học đều đồng quan
điểm rằng các thí nghiệm va chạm hạt của chiếc máy này sẽ không gây ra
nguy hiểm nào.