Trong số 15 quốc gia kế thừa Liên Xô được thành lập vào năm 1991 sau khi nhà nước Xô Viết tan rã, Kazakhstan không chỉ là quốc gia có diện tích đất liền lớn nhất ngoài Nga, mà còn là một trong những quốc gia ổn định nhất về mặt xã hội và thịnh vượng về kinh tế.Duy trì quan hệ an ninh chặt chẽ với Moscow, các lực lượng vũ trang Kazakhstan cho đến nay được coi là lực lượng có năng lực nhất ở Trung Á và hơn hẳn tất cả quốc gia kế thừa khác của Liên Xô ngoài Nga.Kazakhstan không chỉ thừa hưởng một kho vũ khí đáng gờm từ khi Liên Xô, mà còn cung cấp nguồn tài chính mới đáng kể cho Nga. Kazakhstan là một trong những khách hàng quốc phòng quan trọng nhất của Nga trong những năm gần đây và được phép mua các loại vũ khí mới với mức giá tương đương với chính quân đội Nga.Kazakhstan và Nga đã hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh, duy trì mức độ tương tác cao giữa các lực lượng vũ trang. Không quân Kazakhstan là một trong những lực lượng đầu tiên trên thế giới nhận máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 từ Nga, loại tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Liên Xô được bán cho nước này vào năm 1995.Cùng với 14 chiếc Su-27, nước này cũng đã đặt hàng 12 chiếc MiG-29, 14 chiếc cường kích Su-25 và 13 chiếc máy bay huấn luyện L-39C trong năm 1995. Kazakhstan cũng nhanh chóng mua lại những chiếc máy bay của các đơn vị Liên Xô được triển khai trên lãnh thổ nước này từ phía Nga.Các vụ mua lại này đều được thanh toán bằng khoản khấu trừ từ khoản nợ đáng kể của Nga đối với Kazakhstan. Nước này đã tiếp tục đặt hàng một số hệ thống phòng không bao gồm S-300P và S-300PS vào năm 2013, cùng với các hệ thống tầm ngắn khác.Cùng với các máy bay chiến đấu được đặt hàng từ Nga vào năm 1995, chiếc máy bay được xem có khả năng nhất để không chiến trong phi đội Kazakhstan là MiG-31 Foxhound được triển khai duy nhất từ các căn cứ trên lãnh thổ Nga và Kazakhstan trong thời Liên Xô, dẫn đến việc Kazakhstan được thừa hưởng một lượng đáng kể loại máy bay này.MiG-31 kể từ đó đã được hiện đại hóa với sự hỗ trợ của Nga lên tiêu chuẩn MiG-31BM có khả năng tác chiến tốt hơn nhiều và được trang bị các loại vũ khí hiện đại. Kazakhstan có hai phi đội tiêm kích MiG-31 với tổng số hơn 30 tên lửa đánh chặn hiện đang được biên chế.Nhờ việc sở hữu MiG-31 giúp Kazakhstan trong nhiều năm là một trong hai quốc gia duy nhất trên thế giới triển khai máy bay với radar mảng pha được chế tạo cho không chiến. Sau đó nước này đã mua thêm máy bay chiến đấu hiện đại hơn của Nga và đơn hàng đầu tiên là máy bay phản lực hạng nặng thế hệ 4+ Su-30SM với 4 chiếc được giao vào năm 2015.Không quân Kazakhstan tiếp tục đặt hàng 8 chiếc tiêm kích Su-30SM nữa vào năm 2015 và thêm 8 chiếc nữa vào năm 2018 với tổng quy mô phi đội là 20 máy bay chiến đấu mới. Chiếc cuối cùng trong số này sẽ được bàn giao vào năm 2022.Các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin rằng Kazakhstan sẽ trang bị nhiều máy bay chiến đấu Su-30SM hơn vào cuối năm 2022, cho thấy rằng các đơn đặt hàng tiếp theo có thể sẽ được bổ sung để thay thế những tổn thất do tai nạn.Su-30SM được đưa vào sử dụng trong Không quân Nga vào đầu những năm 2010 và là một phiên bản tiên tiến linh hoạt hơn nhiều của Su-27 Flanker mà Kazakhstan đã mua trước đó với khả năng tác chiến tốt hơn và cơ sở hạ tầng bảo trì đơn giản.Mặc dù Su-30SM là máy bay chiến đấu xuất khẩu phổ biến thứ hai của Nga, với nhiều khách hàng như Belarus, Armenia và Myanmar, nhưng Kazakhstan cho đến nay vẫn là khách hàng lớn nhất và số lượng máy bay của nước này đặt hàng nhiều hơn cả số máy bay ba quốc gia khác cộng lại.Người ta suy đoán rằng Kazakhstan sẽ tiếp tục mua thêm nhiều máy bay trong thập kỷ tới để thay thế các máy bay cũ như Su-27, MiG-29 hoặc MiG-27 từ thời Liên Xô.Kazakhstan khả năng cao đang xem xét đến những loại máy bay như Checkmate hay máy bay chiến đấu hàng đầu của Nga là Su-57 hoặc máy bay Su-30SM để bảo đảm tính tương đồng cao hơn với các máy bay đã được đưa vào sử dụng từ trước.Nga cũng đang phát triển một phiên bản kế nhiệm cho MiG-31 theo chương trình MiG-41, với Kazakhstan được coi là khách hàng tiềm năng hàng đầu cho loại máy bay mới này. MiG-41 dự kiến sẽ xây dựng dựa trên những khả năng của MiG-31 với trọng tâm lớn hơn vào chiến tranh không gian. Nguồn ảnh: Flickr. Tiêm kích hạng nặng MiG-31 của Không quân Vũ trụ Nga. Nguồn: RA.
Trong số 15 quốc gia kế thừa Liên Xô được thành lập vào năm 1991 sau khi nhà nước Xô Viết tan rã, Kazakhstan không chỉ là quốc gia có diện tích đất liền lớn nhất ngoài Nga, mà còn là một trong những quốc gia ổn định nhất về mặt xã hội và thịnh vượng về kinh tế.
Duy trì quan hệ an ninh chặt chẽ với Moscow, các lực lượng vũ trang Kazakhstan cho đến nay được coi là lực lượng có năng lực nhất ở Trung Á và hơn hẳn tất cả quốc gia kế thừa khác của Liên Xô ngoài Nga.
Kazakhstan không chỉ thừa hưởng một kho vũ khí đáng gờm từ khi Liên Xô, mà còn cung cấp nguồn tài chính mới đáng kể cho Nga. Kazakhstan là một trong những khách hàng quốc phòng quan trọng nhất của Nga trong những năm gần đây và được phép mua các loại vũ khí mới với mức giá tương đương với chính quân đội Nga.
Kazakhstan và Nga đã hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh, duy trì mức độ tương tác cao giữa các lực lượng vũ trang. Không quân Kazakhstan là một trong những lực lượng đầu tiên trên thế giới nhận máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 từ Nga, loại tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Liên Xô được bán cho nước này vào năm 1995.
Cùng với 14 chiếc Su-27, nước này cũng đã đặt hàng 12 chiếc MiG-29, 14 chiếc cường kích Su-25 và 13 chiếc máy bay huấn luyện L-39C trong năm 1995. Kazakhstan cũng nhanh chóng mua lại những chiếc máy bay của các đơn vị Liên Xô được triển khai trên lãnh thổ nước này từ phía Nga.
Các vụ mua lại này đều được thanh toán bằng khoản khấu trừ từ khoản nợ đáng kể của Nga đối với Kazakhstan. Nước này đã tiếp tục đặt hàng một số hệ thống phòng không bao gồm S-300P và S-300PS vào năm 2013, cùng với các hệ thống tầm ngắn khác.
Cùng với các máy bay chiến đấu được đặt hàng từ Nga vào năm 1995, chiếc máy bay được xem có khả năng nhất để không chiến trong phi đội Kazakhstan là MiG-31 Foxhound được triển khai duy nhất từ các căn cứ trên lãnh thổ Nga và Kazakhstan trong thời Liên Xô, dẫn đến việc Kazakhstan được thừa hưởng một lượng đáng kể loại máy bay này.
MiG-31 kể từ đó đã được hiện đại hóa với sự hỗ trợ của Nga lên tiêu chuẩn MiG-31BM có khả năng tác chiến tốt hơn nhiều và được trang bị các loại vũ khí hiện đại. Kazakhstan có hai phi đội tiêm kích MiG-31 với tổng số hơn 30 tên lửa đánh chặn hiện đang được biên chế.
Nhờ việc sở hữu MiG-31 giúp Kazakhstan trong nhiều năm là một trong hai quốc gia duy nhất trên thế giới triển khai máy bay với radar mảng pha được chế tạo cho không chiến. Sau đó nước này đã mua thêm máy bay chiến đấu hiện đại hơn của Nga và đơn hàng đầu tiên là máy bay phản lực hạng nặng thế hệ 4+ Su-30SM với 4 chiếc được giao vào năm 2015.
Không quân Kazakhstan tiếp tục đặt hàng 8 chiếc tiêm kích Su-30SM nữa vào năm 2015 và thêm 8 chiếc nữa vào năm 2018 với tổng quy mô phi đội là 20 máy bay chiến đấu mới. Chiếc cuối cùng trong số này sẽ được bàn giao vào năm 2022.
Các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin rằng Kazakhstan sẽ trang bị nhiều máy bay chiến đấu Su-30SM hơn vào cuối năm 2022, cho thấy rằng các đơn đặt hàng tiếp theo có thể sẽ được bổ sung để thay thế những tổn thất do tai nạn.
Su-30SM được đưa vào sử dụng trong Không quân Nga vào đầu những năm 2010 và là một phiên bản tiên tiến linh hoạt hơn nhiều của Su-27 Flanker mà Kazakhstan đã mua trước đó với khả năng tác chiến tốt hơn và cơ sở hạ tầng bảo trì đơn giản.
Mặc dù Su-30SM là máy bay chiến đấu xuất khẩu phổ biến thứ hai của Nga, với nhiều khách hàng như Belarus, Armenia và Myanmar, nhưng Kazakhstan cho đến nay vẫn là khách hàng lớn nhất và số lượng máy bay của nước này đặt hàng nhiều hơn cả số máy bay ba quốc gia khác cộng lại.
Người ta suy đoán rằng Kazakhstan sẽ tiếp tục mua thêm nhiều máy bay trong thập kỷ tới để thay thế các máy bay cũ như Su-27, MiG-29 hoặc MiG-27 từ thời Liên Xô.
Kazakhstan khả năng cao đang xem xét đến những loại máy bay như Checkmate hay máy bay chiến đấu hàng đầu của Nga là Su-57 hoặc máy bay Su-30SM để bảo đảm tính tương đồng cao hơn với các máy bay đã được đưa vào sử dụng từ trước.
Nga cũng đang phát triển một phiên bản kế nhiệm cho MiG-31 theo chương trình MiG-41, với Kazakhstan được coi là khách hàng tiềm năng hàng đầu cho loại máy bay mới này. MiG-41 dự kiến sẽ xây dựng dựa trên những khả năng của MiG-31 với trọng tâm lớn hơn vào chiến tranh không gian. Nguồn ảnh: Flickr.
Tiêm kích hạng nặng MiG-31 của Không quân Vũ trụ Nga. Nguồn: RA.