Tháng 9/1985, các tay súng khủng bố thuộc Tổ chức Giải phóng Hồi giáo trung thành với Hezbollah đã bắt cóc bốn nhà ngoại giao Liên Xô ở thủ đô Beirut của Lebanon. Nguồn ảnh: Pinterest.Những tay súng này doạ sẽ hành quyết các nhà ngoại giao của Liên Xô nếu Moscow không buộc dân quân thân Syria ngừng pháo kích về phía thành phố cảng Tripoli của Lebanon - khi này đang nằm trong tay các phiến quân cực đoan thân Iran. Nguồn ảnh: Pinterest.Liên Xô đã mở một vài kênh để đàm phán với bọn khủng bố qua trung gian để đảm bảo an toàn cho những nhà ngoại giao này. Tuy nhiên đám khủng bố đã hung hăng hành quyết một nhà ngoại giao chỉ hai ngày sau khi đưa ra yêu sách. Nguồn ảnh: Pinterest.Việc một nhà ngoại giao của Liên Xô bị khủng bố hành quyết đã khiến tình hình thay đổi hoàn toàn. Phía Liên Xô giờ không còn đủ bình tĩnh để thực hiện theo yêu sách của bọn khủng bố và nhận định rằng dù làm theo yêu sách của chúng, tất cả những nhà ngoại giao này cũng sẽ bị hành quyết hoặc bọn khủng bố sẽ đưa ra yêu sách tiếp theo. Nguồn ảnh: Pinterest.Lực lượng đặc nhiệm KGB nổi danh được Liên Xô huy động xử lý vụ việc này. Phương án khả dĩ nhất được đưa ra đó là tiến hành "khủng bố" lại chính thân nhân của những kẻ cầm đầu nhóm khủng bố, qua đó buộc chúng phải thả 3 nhà ngoại giao còn lại. Nguồn ảnh: Pinterest.Tận dụng mạng lưới tình báo dày đặc, những nguồn tin thân cận và cả tay trong, KGB đã nhanh chóng xác định được thân nhân của những kẻ khủng bố này. Một người thân của đám khủng bố đã bị bắt cóc ngay sau đó và bị... cắt tai (có nguồn tin của Nga nói là cắt... "của quý") để gửi về gia đình của đám khủng bố. Nguồn ảnh: Pinterest.Do vụ việc được KGB giữ bí mật cho tới tận ngày nay, vậy nên không ai biết được điều gì đã xảy ra với những thân nhân của đám khủng bố này. Tuy nhiên nhiều giả thiết đã được đưa ra, bao gồm cả những câu chuyện được những người trong cuộc kể lại. Nguồn ảnh: Pinterest.Câu chuyện được biết tới nhiều nhất đó là khoảng 12 người thân của lãnh đạo Hezbollah đã bị đặc nhiệm KGB bắt cóc. Một người trong số đó đã bị hành quyết và chụp ảnh lại để gửi tới những kẻ cầm đầu Hezbollah kèm theo "lời hứa" về số phận tương tự sẽ xảy ra với 11 người còn lại nếu các nhà ngoại giao Liên Xô không được phóng thích. Nguồn ảnh: Pinterest.Kết quả ai cũng có thể đoán được - cả ba nhà ngoại giao Liên Xô đều được thả nhanh chóng sau đó. Đây là điều mà ngay cả đặc nhiệm Mỹ cũng chưa bao giờ làm được - dù Mỹ nổi danh là quốc gia không đàm phán với khủng bố. Nguồn ảnh: Pinterest.Cách thức giải quyết của Liên Xô dù bị quốc tế và phương Tây lên án, tuy nhiên lại được người dân Liên Xô nói riêng và những người theo chủ nghĩa chống khủng bố, không khoan nhượng với khủng bố nói chung ủng hộ nhiệt tình. Nguồn ảnh: Pinterest.Thực tiễn đã cho thấy, ngay cả khi các yêu cầu của đám khủng bố được đáp ứng, cũng không có gì đảm bảo các con tin sẽ trở về nguyên vẹn. Vả lại, cũng không ai dám chắc rằng đây liệu có phải là yêu cầu cuối cùng của bọn khủng bố hay không. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài việc giải cứu thành công được 3 nhà ngoại giao Liên Xô còn lại, chiến dịch này của đặc nhiệm Liên Xô cũng là "hồi chuông cảnh báo" cho bất cứ nhóm khủng bố, phiến quân nào khác nếu chúng dám ra yêu cầu với Liên Xô theo cách thức tương tự. Nguồn ảnh: Pinterest.Với đòn tâm lý khủng khiếp này, đây là vụ bắt cóc cuối cùng nhắm vào các nhà ngoại giao Liên Xô do bọn khủng bố thực hiện. Mãi cho tới tận năm 2006, một vụ việc tương tự mới lại xảy ra. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù xét về mặt đạo đức, hành động của đặc nhiệm Liên Xô trong vụ việc có phần đáng lên án và không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đây lại là chiến thuật cực kỳ hợp lý và rất hiệu quả, chứng minh rằng chỉ có thể sử dụng hành động "khủng bố" mới có thể đối phó hiệu quả được với đám khủng bố mạn rợ, hung hăng. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Đặc nhiệm Spetsnaz của Liên Xô tới nay vẫn cực kỳ "khó chơi".
Tháng 9/1985, các tay súng khủng bố thuộc Tổ chức Giải phóng Hồi giáo trung thành với Hezbollah đã bắt cóc bốn nhà ngoại giao Liên Xô ở thủ đô Beirut của Lebanon. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những tay súng này doạ sẽ hành quyết các nhà ngoại giao của Liên Xô nếu Moscow không buộc dân quân thân Syria ngừng pháo kích về phía thành phố cảng Tripoli của Lebanon - khi này đang nằm trong tay các phiến quân cực đoan thân Iran. Nguồn ảnh: Pinterest.
Liên Xô đã mở một vài kênh để đàm phán với bọn khủng bố qua trung gian để đảm bảo an toàn cho những nhà ngoại giao này. Tuy nhiên đám khủng bố đã hung hăng hành quyết một nhà ngoại giao chỉ hai ngày sau khi đưa ra yêu sách. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc một nhà ngoại giao của Liên Xô bị khủng bố hành quyết đã khiến tình hình thay đổi hoàn toàn. Phía Liên Xô giờ không còn đủ bình tĩnh để thực hiện theo yêu sách của bọn khủng bố và nhận định rằng dù làm theo yêu sách của chúng, tất cả những nhà ngoại giao này cũng sẽ bị hành quyết hoặc bọn khủng bố sẽ đưa ra yêu sách tiếp theo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lực lượng đặc nhiệm KGB nổi danh được Liên Xô huy động xử lý vụ việc này. Phương án khả dĩ nhất được đưa ra đó là tiến hành "khủng bố" lại chính thân nhân của những kẻ cầm đầu nhóm khủng bố, qua đó buộc chúng phải thả 3 nhà ngoại giao còn lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tận dụng mạng lưới tình báo dày đặc, những nguồn tin thân cận và cả tay trong, KGB đã nhanh chóng xác định được thân nhân của những kẻ khủng bố này. Một người thân của đám khủng bố đã bị bắt cóc ngay sau đó và bị... cắt tai (có nguồn tin của Nga nói là cắt... "của quý") để gửi về gia đình của đám khủng bố. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do vụ việc được KGB giữ bí mật cho tới tận ngày nay, vậy nên không ai biết được điều gì đã xảy ra với những thân nhân của đám khủng bố này. Tuy nhiên nhiều giả thiết đã được đưa ra, bao gồm cả những câu chuyện được những người trong cuộc kể lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Câu chuyện được biết tới nhiều nhất đó là khoảng 12 người thân của lãnh đạo Hezbollah đã bị đặc nhiệm KGB bắt cóc. Một người trong số đó đã bị hành quyết và chụp ảnh lại để gửi tới những kẻ cầm đầu Hezbollah kèm theo "lời hứa" về số phận tương tự sẽ xảy ra với 11 người còn lại nếu các nhà ngoại giao Liên Xô không được phóng thích. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kết quả ai cũng có thể đoán được - cả ba nhà ngoại giao Liên Xô đều được thả nhanh chóng sau đó. Đây là điều mà ngay cả đặc nhiệm Mỹ cũng chưa bao giờ làm được - dù Mỹ nổi danh là quốc gia không đàm phán với khủng bố. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cách thức giải quyết của Liên Xô dù bị quốc tế và phương Tây lên án, tuy nhiên lại được người dân Liên Xô nói riêng và những người theo chủ nghĩa chống khủng bố, không khoan nhượng với khủng bố nói chung ủng hộ nhiệt tình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thực tiễn đã cho thấy, ngay cả khi các yêu cầu của đám khủng bố được đáp ứng, cũng không có gì đảm bảo các con tin sẽ trở về nguyên vẹn. Vả lại, cũng không ai dám chắc rằng đây liệu có phải là yêu cầu cuối cùng của bọn khủng bố hay không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài việc giải cứu thành công được 3 nhà ngoại giao Liên Xô còn lại, chiến dịch này của đặc nhiệm Liên Xô cũng là "hồi chuông cảnh báo" cho bất cứ nhóm khủng bố, phiến quân nào khác nếu chúng dám ra yêu cầu với Liên Xô theo cách thức tương tự. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với đòn tâm lý khủng khiếp này, đây là vụ bắt cóc cuối cùng nhắm vào các nhà ngoại giao Liên Xô do bọn khủng bố thực hiện. Mãi cho tới tận năm 2006, một vụ việc tương tự mới lại xảy ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù xét về mặt đạo đức, hành động của đặc nhiệm Liên Xô trong vụ việc có phần đáng lên án và không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đây lại là chiến thuật cực kỳ hợp lý và rất hiệu quả, chứng minh rằng chỉ có thể sử dụng hành động "khủng bố" mới có thể đối phó hiệu quả được với đám khủng bố mạn rợ, hung hăng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Đặc nhiệm Spetsnaz của Liên Xô tới nay vẫn cực kỳ "khó chơi".