Chiều ngày 15/9, NSND Ngô Mạnh Lân qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Sự ra đi của nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân là mất mát lớn của nền nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Người lao độngTheo Người lao động, nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân sinh năm 1934 tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Năm 16 tuổi, ông tham gia khoá học đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc do họa sĩ Tô Ngọc Vân phụ trách. Sau khi tốt nghiệp, ông vào quân đội, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và có nhiều ký họa kháng chiến. Ảnh: Hà Nội mớiTheo Tiền Phong, năm 1956, nghệ sĩ Mạnh Lân được cử đi học khoa Đạo diễn hoạt hình tại Đại học Quốc gia Điện ảnh Liên Xô. Năm 1962, về nước, ông làm việc tại Xưởng phim Hoạt họa búp bê Việt Nam (nay là Hãng phim hoạt hình Việt Nam). Nghệ sĩ Mạnh Lân từng giữ cương vị Giám đốc Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Ảnh: Tiền PhongNăm 1963, nghệ sĩ Mạnh Lân ra mắt bộ phim hoạt hình đầu tiên mang tên "Một ước mơ", được đánh giá là góp phần tạo nền tảng cho công tác sản xuất phim hoạt hình ở Việt Nam. Sau “Một ước mơ”, ông tiếp tục thực hiện các tác phẩm gây chú ý như: "Dế Mèn phiêu lưu ký", "Chuyện ông Gióng", "Trê cóc", "Con sáo biết nói", "Những chiếc áo ấm", "Thạch Sanh", "Rừng hoa", "Bộ đồ nghề nổi giận", "Bước ngoặt", "Phép lạ hồi sinh"...Ảnh: Thế giới điện ảnhTrong sự nghiệp nghệ thuật, nghệ sĩ Mạnh Lân sản xuất tổng cộng 17 bộ phim với vai trò đạo diễn, 5 phim giữ vai trò họa sĩ. Ông giành nhiều giải thưởng như 3 giải Bông sen vàng, 4 giải Bông sen bạc, nhiều bằng khen của Ban giám khảo tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam. Ông còn giành một số giải thưởng quốc tế như Bồ nông Bạc tại Liên hoan phim Hoạt hình quốc tế ở Mamaia (Romania) năm 1966 cho phim "Mèo Con", giải Bồ câu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức (1970) cho phim "Chuyện ông Gióng"... Ảnh: Tiền PhongTheo Văn nghệ công an online, nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân cộng tác với nhiều báo, nhà xuất bản như: báo Thiếu niên Tiền phong, báo Nhi Đồng, nhà xuất bản Giáo dục, báo Phụ nữ Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng. Ảnh: Thể thao và văn hóaNhiều tác phẩm truyện tranh của nghệ sĩ Mạnh Lân được in tại Nhà xuất bản Kim Đồng được tái bản nhiều lần như ''Dế mèn phiêu lưu ký'', ''Cây tre trăm đốt'', "Trê Cóc", "Đồng tiền Vạn Lịch", "Mụ Lường", "Sự tích núi Ngũ hành", "Đám cưới chuột"… Ảnh: VOVTheo Thể thao và văn hóa, nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân còn là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông sáng tác nhiều ký họa, tranh sơn dầu, hoạt hình, tranh cổ động, bìa tem, bìa sách, truyện tranh…Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, họa sĩ Ngô Mạnh Lân giành nhiều giải thưởng, như 1 giải A triển lãm đồ họa - Hội nghệ sĩ tạo hình; 1 giải quốc gia về minh họa sách thiếu nhi; 2 giải nhất và 2 giải nhì về triển lãm áp phích. Ảnh: Thể thao và văn hóaXem video "Tác giả tác phẩm: NSND Ngô Mạnh Lân và các tác phẩm hoạt hình". Nguồn Truyền hình nhân dân
Chiều ngày 15/9, NSND Ngô Mạnh Lân qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Sự ra đi của nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân là mất mát lớn của nền nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Người lao động
Theo Người lao động, nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân sinh năm 1934 tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Năm 16 tuổi, ông tham gia khoá học đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc do họa sĩ Tô Ngọc Vân phụ trách. Sau khi tốt nghiệp, ông vào quân đội, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và có nhiều ký họa kháng chiến. Ảnh: Hà Nội mới
Theo Tiền Phong, năm 1956, nghệ sĩ Mạnh Lân được cử đi học khoa Đạo diễn hoạt hình tại Đại học Quốc gia Điện ảnh Liên Xô. Năm 1962, về nước, ông làm việc tại Xưởng phim Hoạt họa búp bê Việt Nam (nay là Hãng phim hoạt hình Việt Nam). Nghệ sĩ Mạnh Lân từng giữ cương vị Giám đốc Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong
Năm 1963, nghệ sĩ Mạnh Lân ra mắt bộ phim hoạt hình đầu tiên mang tên "Một ước mơ", được đánh giá là góp phần tạo nền tảng cho công tác sản xuất phim hoạt hình ở Việt Nam. Sau “Một ước mơ”, ông tiếp tục thực hiện các tác phẩm gây chú ý như: "Dế Mèn phiêu lưu ký", "Chuyện ông Gióng", "Trê cóc", "Con sáo biết nói", "Những chiếc áo ấm", "Thạch Sanh", "Rừng hoa", "Bộ đồ nghề nổi giận", "Bước ngoặt", "Phép lạ hồi sinh"...Ảnh: Thế giới điện ảnh
Trong sự nghiệp nghệ thuật, nghệ sĩ Mạnh Lân sản xuất tổng cộng 17 bộ phim với vai trò đạo diễn, 5 phim giữ vai trò họa sĩ. Ông giành nhiều giải thưởng như 3 giải Bông sen vàng, 4 giải Bông sen bạc, nhiều bằng khen của Ban giám khảo tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam. Ông còn giành một số giải thưởng quốc tế như Bồ nông Bạc tại Liên hoan phim Hoạt hình quốc tế ở Mamaia (Romania) năm 1966 cho phim "Mèo Con", giải Bồ câu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức (1970) cho phim "Chuyện ông Gióng"... Ảnh: Tiền Phong
Theo Văn nghệ công an online, nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân cộng tác với nhiều báo, nhà xuất bản như: báo Thiếu niên Tiền phong, báo Nhi Đồng, nhà xuất bản Giáo dục, báo Phụ nữ Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng. Ảnh: Thể thao và văn hóa
Nhiều tác phẩm truyện tranh của nghệ sĩ Mạnh Lân được in tại Nhà xuất bản Kim Đồng được tái bản nhiều lần như ''Dế mèn phiêu lưu ký'', ''Cây tre trăm đốt'', "Trê Cóc", "Đồng tiền Vạn Lịch", "Mụ Lường", "Sự tích núi Ngũ hành", "Đám cưới chuột"… Ảnh: VOV
Theo Thể thao và văn hóa, nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân còn là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông sáng tác nhiều ký họa, tranh sơn dầu, hoạt hình, tranh cổ động, bìa tem, bìa sách, truyện tranh…Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, họa sĩ Ngô Mạnh Lân giành nhiều giải thưởng, như 1 giải A triển lãm đồ họa - Hội nghệ sĩ tạo hình; 1 giải quốc gia về minh họa sách thiếu nhi; 2 giải nhất và 2 giải nhì về triển lãm áp phích. Ảnh: Thể thao và văn hóa
Xem video "Tác giả tác phẩm: NSND Ngô Mạnh Lân và các tác phẩm hoạt hình". Nguồn Truyền hình nhân dân