Giữa Ấn Độ Dương, cách 1.200 km về phía tây nam Ấn Độ, tồn tại một "hố trọng lực" khổng lồ có diện tích lên đến 3,1 triệu km², nơi lực hấp dẫn yếu nhất trên hành tinh. (Ảnh: India Today)Mực nước biển ở khu vực này thấp hơn tới 106 mét so với các vùng khác. (Ảnh: Times of India)Sau nhiều thập kỷ, nghiên cứu năm 2023 cho rằng hố trọng lực này có nguồn gốc từ sự phân rã của đại dương cổ đại Tethys, từng tồn tại giữa hai siêu lục địa Laurasia và Gondwana khoảng 180 triệu năm trước. (Ảnh: LADbible)Khi lớp vỏ Tethys chìm xuống manti Trái Đất, nó đẩy lớp vật liệu có mật độ cao lên từ bong bóng magma khổng lồ dưới châu Phi, tạo ra hiện tượng giảm lực hấp dẫn. (Ảnh: Scientific American)Khoảng 250 triệu năm trước, đại dương Tethys hình thành khi mảng Cimmeria tách khỏi Gondwana và di chuyển về phía bắc. (Ảnh: Hindustan Times)Trong kỷ Jura, Cimmeria va chạm với Laurasia, tạo ra rãnh Tethys và hình thành Đại Tây Dương. (Ảnh: Interesting Engineering)Ngày nay, các tàn tích của đại dương Tethys bao gồm Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Caspi và biển Aral. (Ảnh: Prehistoric Planet Wiki)Hóa thạch từ lòng đại dương Tethys có ý nghĩa cổ sinh học quan trọng, minh chứng cho sự tồn tại của đại dương này. (Ảnh: Gondwanatalks)Mời quý độc giả xem thêm video: Những bí ẩn dưới đáy đại dương chưa từng được tiết lộ.
Giữa Ấn Độ Dương, cách 1.200 km về phía tây nam Ấn Độ, tồn tại một "hố trọng lực" khổng lồ có diện tích lên đến 3,1 triệu km², nơi lực hấp dẫn yếu nhất trên hành tinh. (Ảnh: India Today)
Mực nước biển ở khu vực này thấp hơn tới 106 mét so với các vùng khác. (Ảnh: Times of India)
Sau nhiều thập kỷ, nghiên cứu năm 2023 cho rằng hố trọng lực này có nguồn gốc từ sự phân rã của đại dương cổ đại Tethys, từng tồn tại giữa hai siêu lục địa Laurasia và Gondwana khoảng 180 triệu năm trước. (Ảnh: LADbible)
Khi lớp vỏ Tethys chìm xuống manti Trái Đất, nó đẩy lớp vật liệu có mật độ cao lên từ bong bóng magma khổng lồ dưới châu Phi, tạo ra hiện tượng giảm lực hấp dẫn. (Ảnh: Scientific American)
Khoảng 250 triệu năm trước, đại dương Tethys hình thành khi mảng Cimmeria tách khỏi Gondwana và di chuyển về phía bắc. (Ảnh: Hindustan Times)
Trong kỷ Jura, Cimmeria va chạm với Laurasia, tạo ra rãnh Tethys và hình thành Đại Tây Dương. (Ảnh: Interesting Engineering)
Ngày nay, các tàn tích của đại dương Tethys bao gồm Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Caspi và biển Aral. (Ảnh: Prehistoric Planet Wiki)
Hóa thạch từ lòng đại dương Tethys có ý nghĩa cổ sinh học quan trọng, minh chứng cho sự tồn tại của đại dương này. (Ảnh: Gondwanatalks)
Mời quý độc giả xem thêm video: Những bí ẩn dưới đáy đại dương chưa từng được tiết lộ.