Tháng 4 năm 1989, tàu ngầm hạt nhân Liên Xô chiếc K-278 Komsomolets đã thực hiện chuyến tuần tra ở biển Na Uy. Khi đang ở độ sâu 150 mét, tàu đã cháy từ khoang động cơ.Thủy thủ đoàn cùng hệ thống chữa cháy trên tàu đã nỗ lực dập lửa, tuy nhiên việc đường ống dẫn oxy bị vỡ, đã khiến ngọn lửa như có thêm năng lượng, bùng phát ngày càng dữ dội.Ngọn lửa nhanh chóng lan sang khoang số 6, lửa bắt vào khu vực dự trữ dầu trên tàu, cơ chế phòng vệ của tàu tự khởi động, hệ thống tự động ngắt điện khiến con tàu mất kiểm soát.11 phút sau khi đám cháy xảy ra, con tàu tự động nổi lên mặt biển theo cơ chế phòng vệ được lập trình sẵn, thuyền trưởng của tàu ngầm nguyên tử Komsomolets ra lệnh rời tàu, toàn bộ thủy thủ đoàn nhanh chóng tìm kiếm cơ hội sống sót cho mình.Sau khi phát tín hiệu cầu cứu tới các tàu của Liên Xô nhưng không có hồi đáp, tàu ngầm Komsomolets phát tín hiệu cầu cứu quốc tế, kêu gọi mọi sự giúp đỡ có thể từ mọi tàu dân sự, tàu dân sự của phương Tây.Hai tiếng sau vụ việc, một máy bay Il-38 của Liên Xô đã tiếp cận con tàu, thả xuống xuồng cứu sinh để thủy thủ đoàn tránh được nhiệt độ -2 độ C của nước biển lúc bấy giờ. Cùng thời gian này, mũi tàu Komsomolets bắt đầu chìm dần.Đám cháy khi đó vẫn tiếp tục, mọi nỗ lực cứu hộ là vô vọng khi con tàu chìm dần vào lòng biển. Những người còn lại trên tàu, tìm đến buồng thoát hiểm khẩn cấp và chỉ may mắn được phóng ra khỏi con tàu đang chìm, ở độ sâu 400 mét.Trong số 4 người trong khoang thoát hiểm đó, chỉ một người duy nhất sống sót, thuyền trưởng của chiếc Komsomolets - người rời tàu cuối cùng theo đúng luật hàng hải - đã không thể sống sót trong vụ việc.Trong số những thủy thủ đã thoát ra được khỏi tàu, chỉ có 27 người sống sót, 30 người khác đã thiệt mạng vì mất thân nhiệt từ trước khi được giải cứu, tổng cộng có 9 người chìm cùng con tàu.Theo các báo cáo sau này được Nga giải mã, đáng lẽ thảm kịch tàu ngầm Komsomolets đã không kết thúc bi thảm tới vậy, nếu thuyền trưởng của tàu quyết đoán hơn ngay từ đầu. Bản thân thủy thủ đoàn, cũng ứng phó kém với tình huống bất ngờ, do chủ yếu toàn lính mới.Tàu ngầm K-278 Komsomolets chìm xuống độ sâu 1680 mét dưới mực nước biển cùng 22 ngư lôi cùng tên lửa chống ngầm, trong số này có 2 ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân.Bản thân lò phản ứng hạt nhân trên tàu, cũng đã bị ép vỡ bởi áp lực nước khổng lồ dưới độ sâu hơn 1,5 km; khiến phóng xạ rò rỉ liên tục ra môi trường.Ban đầu, các chuyên gia cho rằng, mức độ phóng xạ bị rò rỉ không ảnh hưởng quá lớn tới môi trường. Tuy nhiên trong một cuộc lặn thăm dò vào năm 2007, các mẫu vật được đưa lên cho thấy mức độ rò rỉ phóng xạ cao hơn 30.000 cho tới 1 triệu lần thông thường.Tuy nhiên phóng xạ chỉ phát tán được ở độ sâu lớn, sau đó sẽ bị nước biển pha loãng trước khi bị cuốn trôi. Các chuyên gia cũng cho biết, việc trục vớt con tàu sẽ trở thành thảm họa, khi có thể phát tán phóng xạ lên bề mặt biển, tốt nhất nên để nó vĩnh viễn nằm yên dưới lòng đại dương. Nguồn ảnh: Ruptly. Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân Komsomolets nằm im lìm dưới độ sâu 1600 mét suốt hơn 30 năm qua. Nguồn: RT.
Tháng 4 năm 1989, tàu ngầm hạt nhân Liên Xô chiếc K-278 Komsomolets đã thực hiện chuyến tuần tra ở biển Na Uy. Khi đang ở độ sâu 150 mét, tàu đã cháy từ khoang động cơ.
Thủy thủ đoàn cùng hệ thống chữa cháy trên tàu đã nỗ lực dập lửa, tuy nhiên việc đường ống dẫn oxy bị vỡ, đã khiến ngọn lửa như có thêm năng lượng, bùng phát ngày càng dữ dội.
Ngọn lửa nhanh chóng lan sang khoang số 6, lửa bắt vào khu vực dự trữ dầu trên tàu, cơ chế phòng vệ của tàu tự khởi động, hệ thống tự động ngắt điện khiến con tàu mất kiểm soát.
11 phút sau khi đám cháy xảy ra, con tàu tự động nổi lên mặt biển theo cơ chế phòng vệ được lập trình sẵn, thuyền trưởng của tàu ngầm nguyên tử Komsomolets ra lệnh rời tàu, toàn bộ thủy thủ đoàn nhanh chóng tìm kiếm cơ hội sống sót cho mình.
Sau khi phát tín hiệu cầu cứu tới các tàu của Liên Xô nhưng không có hồi đáp, tàu ngầm Komsomolets phát tín hiệu cầu cứu quốc tế, kêu gọi mọi sự giúp đỡ có thể từ mọi tàu dân sự, tàu dân sự của phương Tây.
Hai tiếng sau vụ việc, một máy bay Il-38 của Liên Xô đã tiếp cận con tàu, thả xuống xuồng cứu sinh để thủy thủ đoàn tránh được nhiệt độ -2 độ C của nước biển lúc bấy giờ. Cùng thời gian này, mũi tàu Komsomolets bắt đầu chìm dần.
Đám cháy khi đó vẫn tiếp tục, mọi nỗ lực cứu hộ là vô vọng khi con tàu chìm dần vào lòng biển. Những người còn lại trên tàu, tìm đến buồng thoát hiểm khẩn cấp và chỉ may mắn được phóng ra khỏi con tàu đang chìm, ở độ sâu 400 mét.
Trong số 4 người trong khoang thoát hiểm đó, chỉ một người duy nhất sống sót, thuyền trưởng của chiếc Komsomolets - người rời tàu cuối cùng theo đúng luật hàng hải - đã không thể sống sót trong vụ việc.
Trong số những thủy thủ đã thoát ra được khỏi tàu, chỉ có 27 người sống sót, 30 người khác đã thiệt mạng vì mất thân nhiệt từ trước khi được giải cứu, tổng cộng có 9 người chìm cùng con tàu.
Theo các báo cáo sau này được Nga giải mã, đáng lẽ thảm kịch tàu ngầm Komsomolets đã không kết thúc bi thảm tới vậy, nếu thuyền trưởng của tàu quyết đoán hơn ngay từ đầu. Bản thân thủy thủ đoàn, cũng ứng phó kém với tình huống bất ngờ, do chủ yếu toàn lính mới.
Tàu ngầm K-278 Komsomolets chìm xuống độ sâu 1680 mét dưới mực nước biển cùng 22 ngư lôi cùng tên lửa chống ngầm, trong số này có 2 ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân.
Bản thân lò phản ứng hạt nhân trên tàu, cũng đã bị ép vỡ bởi áp lực nước khổng lồ dưới độ sâu hơn 1,5 km; khiến phóng xạ rò rỉ liên tục ra môi trường.
Ban đầu, các chuyên gia cho rằng, mức độ phóng xạ bị rò rỉ không ảnh hưởng quá lớn tới môi trường. Tuy nhiên trong một cuộc lặn thăm dò vào năm 2007, các mẫu vật được đưa lên cho thấy mức độ rò rỉ phóng xạ cao hơn 30.000 cho tới 1 triệu lần thông thường.
Tuy nhiên phóng xạ chỉ phát tán được ở độ sâu lớn, sau đó sẽ bị nước biển pha loãng trước khi bị cuốn trôi. Các chuyên gia cũng cho biết, việc trục vớt con tàu sẽ trở thành thảm họa, khi có thể phát tán phóng xạ lên bề mặt biển, tốt nhất nên để nó vĩnh viễn nằm yên dưới lòng đại dương. Nguồn ảnh: Ruptly.
Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân Komsomolets nằm im lìm dưới độ sâu 1600 mét suốt hơn 30 năm qua. Nguồn: RT.