Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh trên đang hoạt động gia công sản xuất má phanh các loại; đồng thời, tại cơ sở đang có 500 chiếc xương má phanh nhái Yamaha.Tại đây có khoảng 120 chiếc xương má phanh cũ có chữ Yamaha đã tẩy má phíp; 310 chiếc xương má phanh cũ có chữ Yamaha đã dán má phíp.Ngoài ra còn có 110 bộ má phanh thành phẩm có chữ Yamaha đã đóng hộp, bên ngoài vỏ hộp ghi sản xuất tại Công ty TNHH Cơ khí và thương mại Nam Thắng (địa chỉ: Phúc Hòa, Phúc Thọ, Hà Nội).Các má phanh có chữ Nouvo & Sirius cùng 3.500 chiếc vỏ hộp đẹp mắt dùng để đóng gói má phanh chờ ngày tuồn ra thị trường.Toàn bộ số hàng hóa này chủ cơ sở chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Yamaha được bảo hộ tại Việt Nam. Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định.Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xe máy ngày càng diễn biến phức tạp. Thống kê của VAMM cho thấy, năm 2018 cả nước có 4.287 cửa hàng có kinh doanh phụ tùng giả, năm 2019 lên tới 4.810 cơ sở.Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, xử lý tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu là phụ tùng xe máy, xe điện, Tổng cục Quản lý thị trường đã nhanh chóng chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng này. Video: Hàng loạt phụ tùng xe máy bị làm giả bán ra thị trường.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh trên đang hoạt động gia công sản xuất má phanh các loại; đồng thời, tại cơ sở đang có 500 chiếc xương má phanh nhái Yamaha.
Tại đây có khoảng 120 chiếc xương má phanh cũ có chữ Yamaha đã tẩy má phíp; 310 chiếc xương má phanh cũ có chữ Yamaha đã dán má phíp.
Ngoài ra còn có 110 bộ má phanh thành phẩm có chữ Yamaha đã đóng hộp, bên ngoài vỏ hộp ghi sản xuất tại Công ty TNHH Cơ khí và thương mại Nam Thắng (địa chỉ: Phúc Hòa, Phúc Thọ, Hà Nội).
Các má phanh có chữ Nouvo & Sirius cùng 3.500 chiếc vỏ hộp đẹp mắt dùng để đóng gói má phanh chờ ngày tuồn ra thị trường.
Toàn bộ số hàng hóa này chủ cơ sở chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Yamaha được bảo hộ tại Việt Nam. Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định.
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xe máy ngày càng diễn biến phức tạp. Thống kê của VAMM cho thấy, năm 2018 cả nước có 4.287 cửa hàng có kinh doanh phụ tùng giả, năm 2019 lên tới 4.810 cơ sở.
Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, xử lý tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu là phụ tùng xe máy, xe điện, Tổng cục Quản lý thị trường đã nhanh chóng chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng này.
Video: Hàng loạt phụ tùng xe máy bị làm giả bán ra thị trường.