Theo tờ của Ấn Độ, các cường quốc quân sự lớn trên thế giới đang chạy đua phát triển dự án máy bay không người lái “cánh bay đồng hành”. Những máy bay không người lái (UAV) chiến đấu này, được thiết kế để tạo ưu thế về số lượng, tăng hiệu quả chiến đấu và giảm thiểu rủi ro của phi công.Cũng giống như Mỹ, khi đã tuyên bố đạt được tiến bộ đáng kể trong dự án “cánh bay đồng hành” Skyborg của mình; Nga cũng đang sử dụng tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57 để phối hợp với UAV chiến đấu Hunter-B để cạnh tranh với Không quân Mỹ.Mục tiêu đằng sau khái niệm “cánh bay đồng hành” rất đơn giản, đó là sự kết hợp của một máy bay chiến đấu có người lái và một bộ máy bay không người lái (UAV). Những UAV này được gọi là máy bay “tiêu hao chi phí thấp (LCAA)”, bay phía trước máy bay có người lái và có độ linh hoạt cao.Chúng thường được mang theo để phục vụ cho các nhiệm vụ cụ thể; và khái niệm “tiêu hao” được sử dụng để nhấn mạnh công dụng chính của những chiếc UAV này, và mục đích thiết kế của nó là đảm bảo an toàn cho phi công và sẵn sàng “hy sinh” khi cần thiết.Số UAV này có thể thực hiện các hoạt động rủi ro cao, bao gồm xác định, tấn công và chế áp các hệ thống phòng không của đối phương. Ngoài ra, các UAV này cũng có thể được sử dụng để “hy sinh”, nhằm thu hút lực lượng đối phương không tấn công máy bay chiến đấu có người lái đi cùng.Lợi thế của việc sử dụng UAV không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chiến thuật mà còn bao gồm cả lĩnh vực chiến lược, vì chúng giúp chống lại lực lượng không quân của đối phương theo phương thức công nghệ phi đối xứng. Khái niệm này cũng đã được phát triển trên toàn thế giới và được coi như một cuộc cách mạng khác trong lĩnh vực quân sự.S-70 Hunter-B là loại UAV chiến đấu thế hệ thứ sáu tiên tiến, với khả năng tàng hình tuyệt vời. Hunter-B được phát triển bởi Phòng thiết kế Sukhoi và cũng là một dự án “cánh bay đồng hành”, được phát triển cho Không quân Nga.UAV Hunter-B đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài 20 phút vào năm 2019 và sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga vào năm 2024 và được triển khai cùng với tiêm kích tàng hình Su-57.UAV sử dụng thiết kế kiểu cánh bay và được trang bị động cơ phản lực cánh quạt AL-31. Trọng lượng cất cánh khoảng 20 tấn, tầm bay khoảng 6.000 km và có thể hành trình với tốc độ 1.000 km/ h.Thân UAV Hunter-B được phủ một lớp sơn hấp thụ radar, nhờ đó diện tích phản xạ radar giảm đi đáng kể. Theo thông tin, Hunter-B có thể được trang bị nhiều thiết bị khác nhau, như thiết bị ngắm quang điện, thông tin liên lạc và trinh sát.Tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga, bị chỉ trích vì không có khả năng tàng hình xuất sắc như F-35 của Mỹ. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng Su-57 có khả năng cơ động tốt hơn F-35 nhưng diện tích phản xạ radar của nó cũng cao hơn, đặc biệt là ở hai bên hông và đuôi máy bay, điều này sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài tàng hình tổng thể của Su-57.Cũng có ý kiến cho rằng Su-57 không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thực thụ, nó chỉ có khả năng tàng hình một phần. Điều này có nghĩa là khả năng tàng hình của máy bay chỉ là khả năng phụ, và chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ tàng hình hạn chế.Tuy nhiên, với việc Hunter-B là “cánh bay đồng hành” với Su-57, tình hình này có thể sớm thay đổi. UAV Hunter-B có phạm vi chiến đấu rất lớn và có thể mang hơn hai tấn vũ khí tấn công không đối đất, giúp nó có thể thực hiện các cuộc tấn công sâu và chính xác vào phía sau phòng tuyến của đối phương.Mặc dù UAV Hunter-B “có thể tiêu hao” là đặc điểm chính của khái niệm “cánh bay đồng hành”, nhưng giá thành của Hunter-B quá cao so với XQ-58 Valkyrie của Mỹ và các UAV khác, vì vậy nó chỉ được sử dụng trong chiến đấu với những đối thủ khó nhằn như Mỹ.Một loại UAV “cánh bay đồng hành” khác là Grom do Nga sản xuất với giá thành rẻ, nên có thể bù lại giá thành cao của Hunter-B, nhưng bán kính chiến đấu của nó chỉ hơn 640 km.UAV Grom cũng sẽ chiến đấu cùng với Su-57 và Su-35, và dự kiến sẽ thực hiện các nhiệm vụ trinh sát hỗ trợ và nhiệm vụ tấn công bằng tên lửa, sau khi nhận được lệnh từ các máy bay chiến đấu có người lái. Điều thú vị là UAV Grom và UAV XQ-58 của Mỹ có những điểm tương đồng về ngoại hình.Trong những năm gần đây, Nga đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong công nghệ UAV, rút ngắn khoảng cách trong cuộc đua “cánh bay đồng hành”, và việc nước này phát triển máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại thế hệ thứ 5, có thể khiến quân đội Mỹ rất bất an.Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn có những ý kiến khác nhau về khả năng UAV của Nga. Có quan điểm cho rằng máy bay không người lái của Nga đã cho thấy những tiến bộ đáng kể. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng dù Nga đã nỗ lực hết sức, thì Mỹ vẫn vượt xa Nga trong lĩnh vực UAV.Tuy nhiên, dù tình huống có như thế nào, thì có một điều chắc chắn rằng, “cánh bay đồng hành” sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc chiến tranh trong tương lai ở một mức độ nhất định. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh bền bỉ đến đáng ngạc nhiên của tiêm kích Su-57 khi bị đẩy tới giới hạn chịu đựng lực trọng trường. Nguồn; Bộ Quốc phòng Nga.
Theo tờ của Ấn Độ, các cường quốc quân sự lớn trên thế giới đang chạy đua phát triển dự án máy bay không người lái “cánh bay đồng hành”. Những máy bay không người lái (UAV) chiến đấu này, được thiết kế để tạo ưu thế về số lượng, tăng hiệu quả chiến đấu và giảm thiểu rủi ro của phi công.
Cũng giống như Mỹ, khi đã tuyên bố đạt được tiến bộ đáng kể trong dự án “cánh bay đồng hành” Skyborg của mình; Nga cũng đang sử dụng tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57 để phối hợp với UAV chiến đấu Hunter-B để cạnh tranh với Không quân Mỹ.
Mục tiêu đằng sau khái niệm “cánh bay đồng hành” rất đơn giản, đó là sự kết hợp của một máy bay chiến đấu có người lái và một bộ máy bay không người lái (UAV). Những UAV này được gọi là máy bay “tiêu hao chi phí thấp (LCAA)”, bay phía trước máy bay có người lái và có độ linh hoạt cao.
Chúng thường được mang theo để phục vụ cho các nhiệm vụ cụ thể; và khái niệm “tiêu hao” được sử dụng để nhấn mạnh công dụng chính của những chiếc UAV này, và mục đích thiết kế của nó là đảm bảo an toàn cho phi công và sẵn sàng “hy sinh” khi cần thiết.
Số UAV này có thể thực hiện các hoạt động rủi ro cao, bao gồm xác định, tấn công và chế áp các hệ thống phòng không của đối phương. Ngoài ra, các UAV này cũng có thể được sử dụng để “hy sinh”, nhằm thu hút lực lượng đối phương không tấn công máy bay chiến đấu có người lái đi cùng.
Lợi thế của việc sử dụng UAV không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chiến thuật mà còn bao gồm cả lĩnh vực chiến lược, vì chúng giúp chống lại lực lượng không quân của đối phương theo phương thức công nghệ phi đối xứng. Khái niệm này cũng đã được phát triển trên toàn thế giới và được coi như một cuộc cách mạng khác trong lĩnh vực quân sự.
S-70 Hunter-B là loại UAV chiến đấu thế hệ thứ sáu tiên tiến, với khả năng tàng hình tuyệt vời. Hunter-B được phát triển bởi Phòng thiết kế Sukhoi và cũng là một dự án “cánh bay đồng hành”, được phát triển cho Không quân Nga.
UAV Hunter-B đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài 20 phút vào năm 2019 và sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga vào năm 2024 và được triển khai cùng với tiêm kích tàng hình Su-57.
UAV sử dụng thiết kế kiểu cánh bay và được trang bị động cơ phản lực cánh quạt AL-31. Trọng lượng cất cánh khoảng 20 tấn, tầm bay khoảng 6.000 km và có thể hành trình với tốc độ 1.000 km/ h.
Thân UAV Hunter-B được phủ một lớp sơn hấp thụ radar, nhờ đó diện tích phản xạ radar giảm đi đáng kể. Theo thông tin, Hunter-B có thể được trang bị nhiều thiết bị khác nhau, như thiết bị ngắm quang điện, thông tin liên lạc và trinh sát.
Tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga, bị chỉ trích vì không có khả năng tàng hình xuất sắc như F-35 của Mỹ. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng Su-57 có khả năng cơ động tốt hơn F-35 nhưng diện tích phản xạ radar của nó cũng cao hơn, đặc biệt là ở hai bên hông và đuôi máy bay, điều này sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài tàng hình tổng thể của Su-57.
Cũng có ý kiến cho rằng Su-57 không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thực thụ, nó chỉ có khả năng tàng hình một phần. Điều này có nghĩa là khả năng tàng hình của máy bay chỉ là khả năng phụ, và chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ tàng hình hạn chế.
Tuy nhiên, với việc Hunter-B là “cánh bay đồng hành” với Su-57, tình hình này có thể sớm thay đổi. UAV Hunter-B có phạm vi chiến đấu rất lớn và có thể mang hơn hai tấn vũ khí tấn công không đối đất, giúp nó có thể thực hiện các cuộc tấn công sâu và chính xác vào phía sau phòng tuyến của đối phương.
Mặc dù UAV Hunter-B “có thể tiêu hao” là đặc điểm chính của khái niệm “cánh bay đồng hành”, nhưng giá thành của Hunter-B quá cao so với XQ-58 Valkyrie của Mỹ và các UAV khác, vì vậy nó chỉ được sử dụng trong chiến đấu với những đối thủ khó nhằn như Mỹ.
Một loại UAV “cánh bay đồng hành” khác là Grom do Nga sản xuất với giá thành rẻ, nên có thể bù lại giá thành cao của Hunter-B, nhưng bán kính chiến đấu của nó chỉ hơn 640 km.
UAV Grom cũng sẽ chiến đấu cùng với Su-57 và Su-35, và dự kiến sẽ thực hiện các nhiệm vụ trinh sát hỗ trợ và nhiệm vụ tấn công bằng tên lửa, sau khi nhận được lệnh từ các máy bay chiến đấu có người lái. Điều thú vị là UAV Grom và UAV XQ-58 của Mỹ có những điểm tương đồng về ngoại hình.
Trong những năm gần đây, Nga đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong công nghệ UAV, rút ngắn khoảng cách trong cuộc đua “cánh bay đồng hành”, và việc nước này phát triển máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại thế hệ thứ 5, có thể khiến quân đội Mỹ rất bất an.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn có những ý kiến khác nhau về khả năng UAV của Nga. Có quan điểm cho rằng máy bay không người lái của Nga đã cho thấy những tiến bộ đáng kể. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng dù Nga đã nỗ lực hết sức, thì Mỹ vẫn vượt xa Nga trong lĩnh vực UAV.
Tuy nhiên, dù tình huống có như thế nào, thì có một điều chắc chắn rằng, “cánh bay đồng hành” sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc chiến tranh trong tương lai ở một mức độ nhất định. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh bền bỉ đến đáng ngạc nhiên của tiêm kích Su-57 khi bị đẩy tới giới hạn chịu đựng lực trọng trường. Nguồn; Bộ Quốc phòng Nga.