Vào tháng 6/1981, Liên Xô bắt đầu đóng một tàu trinh sát khổng lồ chạy bằng năng lượng hạt nhân, được thiết kế đặc biệt, để có thể hoạt động liên tục trong khoảng thời gian không giới hạn, nhằm thu thập tin tức tình báo và chuyển thẳng cho cơ quan chỉ huy quốc gia.Mục đích của Liên Xô khi đóng con tàu trinh sát này, là để đến bãi thử tên lửa của Mỹ, tại đảo san hô Kwajalein, nằm hẻo lánh ở giữa Thái Bình Dương. Con tàu sẽ ở đó trong nhiều tháng, dùng các thiết bị trinh sát điện tử, để xác định những vũ khí bí mật nhất của Mỹ, được thử nghiệm tại đây.Tàu Ural được hoàn thành vào tháng 5/1983, nhưng nó chỉ thực hiện một hải trình dài duy nhất, từ nhà máy đóng tàu Baltic, nơi nó được đóng, đến cảng Vladivostok, ở vùng Viễn Đông. Ural chưa bao giờ thực hiện chuyến đi nào tới gần Kwajalein, do tàu bị lỗi phần động lực và thiếu tiền để sửa chữa.Lịch sử đáng buồn của con tàu điệp viên khổng lồ, là một cánh cửa dẫn vào những âm mưu to lớn, tinh vi và cực kỳ bí mật của hoạt động gián điệp thời Chiến tranh Lạnh; những âm mưu đôi khi không diễn ra như kế hoạch và chính bản thân Ural gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn, hơn là do kẻ thù gây lên.Tàu Ural dài 270m, chiều ngang ở điểm rộng nhất là 30m; lượng choán nước 34.640 tấn. Thân tàu và động cơ của Ural, dựa trên bản thiết kế của tàu tuần dương hạt nhân lớp Kirov, một trong những tàu chiến mặt nước lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo.Về lý thuyết, hai lò phản ứng hạt nhân của tàu, có thể tạo ra 171 megawatt, ngang với một nhà máy điện dân dụng nhỏ. Tất cả nhằm mục đích cung cấp động lực cho Ural có tốc độ đến 22 hải lý/ giờ, vừa cung cấp nguồn điện khổng lồ cho những hệ thống radar, radio và thiết bị điện tử dày đặc, phức tạp nhất, từng được đưa ra biển.Nhưng chính xác loại radar và cảm biến nào, mà Ural được trang bị, lại chưa bao giờ được tiết lộ. Ngay cả đến ngày nay, gần 30 năm sau khi được loại biên, rất khó để tìm được thông tin đáng tin cậy, về trang bị của con tàu trinh sát khổng lồ đoản mệnh này.Chuyến hải trình dài ngày đầu tiên và cũng là lần cuối cùng của Ural, là từ xưởng đóng tàu ở Biển Baltic, đến cảng quê hương Thái Bình Dương. Một chuyến đi kéo dài hai tháng, đưa con tàu do thám khổng lồ cùng 1.000 thủy thủ đi qua Đại Tây Dương, Kênh đào Suez, qua Ấn Độ Dương, vượt qua eo biển Malacca và đến Vladivostok. Trên hải trình này, tàu có ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam.Ural là một trong những con tàu hiếm hoi không có chuột. Vì khi tất cả các thiết bị điện tử của con tàu được bật lên, có một thứ gì đó, có lẽ là bức xạ, đã giết chết tất cả các loài gặm nhấm trên tàu một cách nhanh chóng. Chuột chỉ xuất hiện trở lại, khi con tàu neo đậu tại bến cảng.Đích cuối cùng của Ural là cảng Vladivostok, nằm ở vùng Viễn Đông của Nga; nhưng lúc này, bến cảng chuyên dùng cho Ural chưa hoàn thành, buộc con tàu phải thả neo trong vịnh và bắt đầu cuộc chiến vô hình với máy móc bị ăn mòn và hỏng hóc; cùng với đó là thủy thủ đoàn khổng lồ đến hàng nghìn người.Lãnh đạo Quân đội Liên Xô muốn Ural tới Kwajelein, nơi từ những năm 1960, quân đội Mỹ đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân và hệ thống đánh chặn chống tên lửa đặc biệt; tiền thân của lá chắn phòng thủ tên lửa công nghệ cao hiện nay của Mỹ.Nhưng kế hoạch trinh sát của con tàu nhanh chóng bị hủy bỏ, khi phát hiện hệ thống làm mát lò phản ứng hoạt động không bình thường. Thiết bị giám sát Korall và máy tính Elbrus liên quan của nó bị trục trặc. Các chuyên gia được cử đến cũng không thể khắc phục.Vào mùa hè năm 1990, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra trên tàu Ural, làm phần lớn của con tàu đã bị hư hại. Tình trạng con tàu càng trở lên bi đát hơn vào mùa thu năm 1991, một cơn bão cực mạnh đã lôi con tàu Ural vừa bị hỏa hoạn khỏi dây neo và cuốn con tàu ra biển, suýt lao thẳng con tàu vào một đảo đá.Sự tan rã của Liên Xô 1991, kéo theo cả quân đội Liên Xô. Ngành đóng tàu của Nga ngừng hoạt động, Điện Kremlin không đủ khả năng chi trả cho việc huấn luyện thủy thủ đoàn, chứ chưa nói gì đến khoản tiền sửa chữa có khả năng lên tới hàng trăm triệu USD mà Ural cần.Ural đã bị chôn vùi ở Vladivostok; theo thời gian, Ural tiếp xúc với nước và bắt đầu nghiêng phải 5 độ, một vấn đề mà một số nỗ lực sửa chữa không thể khắc phục được. Để giữ cho con tàu không bị chìm trong một cơn bão khác, các công nhân của bến tàu, đã phải hàn con tàu khổng lồ vào cầu tàu.Những thủy thủ được đào tạo để khai thác tàu Ural, ngoài sự nguy hiểm trên một con tàu hạt nhân; các sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp ở đây, đều phải thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm sau một năm rưỡi phục vụ trên tàu. Có những trường hợp không có người thay thế, thủy thủ đã tự ý bỏ tàu.Thủy thủ đoàn của Ural lúc này giảm xuống chỉ còn 100 thủy thủ, bằng 10% số lượng ban đầu. Nhân lực bị thu hẹp, đã đẩy nhanh sự trượt dốc của con tàu trở nên hư hỏng hoàn toàn.Đã có những ý kiến về việc bán con tàu, hoặc thậm chí sử dụng con tàu như một nhà máy điện dân dụng; nhưng Điện Kremlin sẽ không mạo hiểm để lộ thiết bị bí mật của con tàu, ngay cả khi nó đã dừng hoạt động.Năm 2002, hải quân Nga chính thức cho Ural ngừng hoạt động, và dành gần một thập kỷ tiếp theo để tìm cách loại bỏ nó. Đến năm 2010, Ural được di chuyển đến Nhà máy đóng tàu Zvezda ở Viễn Đông để tháo dỡ và quá trình tháo dỡ hoàn thành vào năm 2017. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh con tàu gián điệp cực khủng của Liên Xô mà ngay cả Nga cũng không muốn bị bại lộ. Nguồn: Plun.
Vào tháng 6/1981, Liên Xô bắt đầu đóng một tàu trinh sát khổng lồ chạy bằng năng lượng hạt nhân, được thiết kế đặc biệt, để có thể hoạt động liên tục trong khoảng thời gian không giới hạn, nhằm thu thập tin tức tình báo và chuyển thẳng cho cơ quan chỉ huy quốc gia.
Mục đích của Liên Xô khi đóng con tàu trinh sát này, là để đến bãi thử tên lửa của Mỹ, tại đảo san hô Kwajalein, nằm hẻo lánh ở giữa Thái Bình Dương. Con tàu sẽ ở đó trong nhiều tháng, dùng các thiết bị trinh sát điện tử, để xác định những vũ khí bí mật nhất của Mỹ, được thử nghiệm tại đây.
Tàu Ural được hoàn thành vào tháng 5/1983, nhưng nó chỉ thực hiện một hải trình dài duy nhất, từ nhà máy đóng tàu Baltic, nơi nó được đóng, đến cảng Vladivostok, ở vùng Viễn Đông. Ural chưa bao giờ thực hiện chuyến đi nào tới gần Kwajalein, do tàu bị lỗi phần động lực và thiếu tiền để sửa chữa.
Lịch sử đáng buồn của con tàu điệp viên khổng lồ, là một cánh cửa dẫn vào những âm mưu to lớn, tinh vi và cực kỳ bí mật của hoạt động gián điệp thời Chiến tranh Lạnh; những âm mưu đôi khi không diễn ra như kế hoạch và chính bản thân Ural gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn, hơn là do kẻ thù gây lên.
Tàu Ural dài 270m, chiều ngang ở điểm rộng nhất là 30m; lượng choán nước 34.640 tấn. Thân tàu và động cơ của Ural, dựa trên bản thiết kế của tàu tuần dương hạt nhân lớp Kirov, một trong những tàu chiến mặt nước lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo.
Về lý thuyết, hai lò phản ứng hạt nhân của tàu, có thể tạo ra 171 megawatt, ngang với một nhà máy điện dân dụng nhỏ. Tất cả nhằm mục đích cung cấp động lực cho Ural có tốc độ đến 22 hải lý/ giờ, vừa cung cấp nguồn điện khổng lồ cho những hệ thống radar, radio và thiết bị điện tử dày đặc, phức tạp nhất, từng được đưa ra biển.
Nhưng chính xác loại radar và cảm biến nào, mà Ural được trang bị, lại chưa bao giờ được tiết lộ. Ngay cả đến ngày nay, gần 30 năm sau khi được loại biên, rất khó để tìm được thông tin đáng tin cậy, về trang bị của con tàu trinh sát khổng lồ đoản mệnh này.
Chuyến hải trình dài ngày đầu tiên và cũng là lần cuối cùng của Ural, là từ xưởng đóng tàu ở Biển Baltic, đến cảng quê hương Thái Bình Dương. Một chuyến đi kéo dài hai tháng, đưa con tàu do thám khổng lồ cùng 1.000 thủy thủ đi qua Đại Tây Dương, Kênh đào Suez, qua Ấn Độ Dương, vượt qua eo biển Malacca và đến Vladivostok. Trên hải trình này, tàu có ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Ural là một trong những con tàu hiếm hoi không có chuột. Vì khi tất cả các thiết bị điện tử của con tàu được bật lên, có một thứ gì đó, có lẽ là bức xạ, đã giết chết tất cả các loài gặm nhấm trên tàu một cách nhanh chóng. Chuột chỉ xuất hiện trở lại, khi con tàu neo đậu tại bến cảng.
Đích cuối cùng của Ural là cảng Vladivostok, nằm ở vùng Viễn Đông của Nga; nhưng lúc này, bến cảng chuyên dùng cho Ural chưa hoàn thành, buộc con tàu phải thả neo trong vịnh và bắt đầu cuộc chiến vô hình với máy móc bị ăn mòn và hỏng hóc; cùng với đó là thủy thủ đoàn khổng lồ đến hàng nghìn người.
Lãnh đạo Quân đội Liên Xô muốn Ural tới Kwajelein, nơi từ những năm 1960, quân đội Mỹ đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân và hệ thống đánh chặn chống tên lửa đặc biệt; tiền thân của lá chắn phòng thủ tên lửa công nghệ cao hiện nay của Mỹ.
Nhưng kế hoạch trinh sát của con tàu nhanh chóng bị hủy bỏ, khi phát hiện hệ thống làm mát lò phản ứng hoạt động không bình thường. Thiết bị giám sát Korall và máy tính Elbrus liên quan của nó bị trục trặc. Các chuyên gia được cử đến cũng không thể khắc phục.
Vào mùa hè năm 1990, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra trên tàu Ural, làm phần lớn của con tàu đã bị hư hại. Tình trạng con tàu càng trở lên bi đát hơn vào mùa thu năm 1991, một cơn bão cực mạnh đã lôi con tàu Ural vừa bị hỏa hoạn khỏi dây neo và cuốn con tàu ra biển, suýt lao thẳng con tàu vào một đảo đá.
Sự tan rã của Liên Xô 1991, kéo theo cả quân đội Liên Xô. Ngành đóng tàu của Nga ngừng hoạt động, Điện Kremlin không đủ khả năng chi trả cho việc huấn luyện thủy thủ đoàn, chứ chưa nói gì đến khoản tiền sửa chữa có khả năng lên tới hàng trăm triệu USD mà Ural cần.
Ural đã bị chôn vùi ở Vladivostok; theo thời gian, Ural tiếp xúc với nước và bắt đầu nghiêng phải 5 độ, một vấn đề mà một số nỗ lực sửa chữa không thể khắc phục được. Để giữ cho con tàu không bị chìm trong một cơn bão khác, các công nhân của bến tàu, đã phải hàn con tàu khổng lồ vào cầu tàu.
Những thủy thủ được đào tạo để khai thác tàu Ural, ngoài sự nguy hiểm trên một con tàu hạt nhân; các sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp ở đây, đều phải thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm sau một năm rưỡi phục vụ trên tàu. Có những trường hợp không có người thay thế, thủy thủ đã tự ý bỏ tàu.
Thủy thủ đoàn của Ural lúc này giảm xuống chỉ còn 100 thủy thủ, bằng 10% số lượng ban đầu. Nhân lực bị thu hẹp, đã đẩy nhanh sự trượt dốc của con tàu trở nên hư hỏng hoàn toàn.
Đã có những ý kiến về việc bán con tàu, hoặc thậm chí sử dụng con tàu như một nhà máy điện dân dụng; nhưng Điện Kremlin sẽ không mạo hiểm để lộ thiết bị bí mật của con tàu, ngay cả khi nó đã dừng hoạt động.
Năm 2002, hải quân Nga chính thức cho Ural ngừng hoạt động, và dành gần một thập kỷ tiếp theo để tìm cách loại bỏ nó. Đến năm 2010, Ural được di chuyển đến Nhà máy đóng tàu Zvezda ở Viễn Đông để tháo dỡ và quá trình tháo dỡ hoàn thành vào năm 2017. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh con tàu gián điệp cực khủng của Liên Xô mà ngay cả Nga cũng không muốn bị bại lộ. Nguồn: Plun.