Hiện nay Không quân Ấn Độ (IAF) có hai loại máy bay chiến đấu đa năng chính, để chiếm ưu thế trên không, đó là Dassault Rafale của Pháp và Su-30 của Nga (phiên bản sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ với tên gọi Su-30MKI). New Delhi hiện đang sử dụng gần 270 máy bay chiến đấu Su-30MKI và 23 chiếc Rafale.Đây là hai loại máy bay chiến đấu mạnh nhất của Không quân Ấn Độ hiện nay; nhưng khác nhau về tư tưởng thiết kế và thể hiện tư tưởng kỹ thuật phương Đông và phương Tây, trong kỹ thuật hàng không.Tranh cãi gay gắt nổ ra ngay trong lực lượng Không quân Ấn Độ, vậy loại máy bay nào có ưu điểm hơn trong không chiến? Nhiều hội thảo được tổ chức, vì có xác định được ưu, nhược điểm, thì mới có căn cứ khoa học để giao nhiệm vụ. Những ưu nhược điểm chính của Rafale và Su-30MKI được đem ra so sánh.Thoạt nhìn, nếu xét về kích thước của hai loại máy bay chiến đấu, Dassault Rafale có chiều dài, chiều rộng và chiều cao nhỏ hơn so với tiêm kích chiến đấu Su-30MKI. Trên thế giới, Su-30MKI được xếp vào loại chiến đấu cơ hạng nặng, còn Rafale chỉ là máy bay chiến đấu hạng trung.Điều này cũng có thể thấy rõ với tổng trọng lượng của hai loại máy bay, trong đó sự khác biệt gần như gấp đôi; Rafale nặng 10.100 kg, còn Su-30MKI nặng 18.400 kg. Cả hai loại đều sử dụng hai động cơ, nhưng sức mạnh động cơ của Su-30MKI là 123 kN, cho thấy Su-30MKI có lợi thế hơn.Động cơ Su-30MKI mạnh hơn, nhưng cả hai loại máy bay chiến đấu, đều bay với tốc độ như nhau là Mach 2; nhưng máy bay Pháp có lợi thế hơn về lực kéo, thậm chí là tối thiểu là 1,13, so với 1,05 của Su-30MKI.Nhưng đánh giá khả năng cơ động, Su-30MKI lại tốt hơn đối với Rafale của người Pháp. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì người Nga đang dẫn đầu, trong việc chế tạo máy bay chiến đấu có khả năng cơ động cao.Những đặc điểm về cơ động cho chúng ta biết điều gì? Mặc dù máy bay chiến đấu của Nga có khả năng cơ động cao hơn máy bay Pháp, nhưng ở cùng tốc độ bay, máy bay Rafale của Pháp nhẹ hơn và có lợi thế về lực đẩy, khiến nó nhanh nhẹn hơn.Như vậy máy bay chiến đấu Rafale của Pháp cần ít nhiên liệu hơn, để đạt được những gì Su-30MKI của Nga làm được. Tức là Su-30MKI rất mạnh, nhưng Dassault Rafale của Pháp lại nhanh nhẹn và “nhạy bén” hơn.Theo tạp chí Aviatia.net, cả hai máy bay chiến đấu đều có hệ thống điện tử hàng không, vũ khí và công nghệ rất giống nhau về đặc tính và khả năng, nhưng máy bay của Pháp dẫn đầu với ít nhất cả về ba chỉ số, nhưng đây không phải là tính năng quan trọng nhất.Về vũ khí là một trong những thành phần quan trọng nhất của máy bay chiến đấu, cả hai máy bay đều được trang bị tên lửa không đối không tầm trung. Người Pháp trang bị cho Dassault Rafale của họ là tên lửa Meteor, do công ty MBDA sản xuất, trong khi người Nga sử dụng R77 Vympel.Tên lửa Nga có lợi thế hơn Pháp ở hai chỉ số quan trọng là tầm bắn và tốc độ bay. Tên lửa R77 Vympel có tầm bắn xa hơn tên lửa Pháp 60 km và tốc độ nhanh hơn vài đơn vị. Đừng quên một trong những chỉ số tổng kết chính của loại tên lửa này. Đánh giá không chiến ngoài tầm nhìn, nghiêng về tiêm kích Nga.Mặc dù máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đắt hơn rất nhiều máy bay chiến đấu Su-30 của Nga, nhưng chưa phải loại máy bay có giá đắt, là có lợi thế trước đối phương. Điều quan trọng nhất, là loại máy bay đó phát huy được phẩm chất gì trong cuộc chiến.Trong hồ sơ đấu thầu của hai loại chiến đấu cơ, vẫn còn lưu một cuộc phỏng vấn năm phi công Pháp vào năm 2011, khi lái Rafale bay thẳng từ Pháp đến Ấn Độ, trong quá trình bay, Rafale đã thực hiện tiếp nhiên liệu ba lần trên không. Theo họ, Su-30MKI là một máy bay chiến đấu mạnh mẽ và đáng tin cậy, nhưng Rafale có thể tấn công nhanh chóng ở cự ly ngắn.Đó không phải là câu trả lời hoàn hảo? Tùy thuộc vào trận chiến trên không, liệu Ấn Độ có thể sử dụng Rafale vào trận chiến cự ly ngắn một cách bất ngờ và nhanh chóng hay không? Hay họ phải sử dụng Su-30MKI với trọng lượng và động cơ mạnh hơn, để tham gia các hoạt động tuần tra trên không, đã được lên kế hoạch trước?Nếu Rafale có lợi thế thực hiện không chiến trong tầm ngắn, Ấn Độ buộc phải xây dựng thêm các sân bay trên tuyến đầu; như vậy sẽ nằm trong tầm hỏa lực của các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, vốn là lợi thế của các đối thủ như Pakistan hay Trung Quốc.Còn nếu sử dụng Su-30MKI, Ấn Độ có thể bố trí các sân bay sâu vào trong nội địa, hoặc có thể tiến hành tuần tra trên không với thời gian dài, khi có tình huống, có thể đáp ứng các yêu cầu chiến đấu được ngay. Và thực tế, tại biên giới Pakistan, Ấn Độ đang bố trí Su-30MKI thực hiện nhiệm vụ như vậy. Nguồn ảnh: Airforceslist. Cận cảnh tiêm kích Rafale do Pháp sản xuất - loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ đắt đỏ nhất hiện nay. Nguồn: Armies.
Hiện nay Không quân Ấn Độ (IAF) có hai loại máy bay chiến đấu đa năng chính, để chiếm ưu thế trên không, đó là Dassault Rafale của Pháp và Su-30 của Nga (phiên bản sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ với tên gọi Su-30MKI). New Delhi hiện đang sử dụng gần 270 máy bay chiến đấu Su-30MKI và 23 chiếc Rafale.
Đây là hai loại máy bay chiến đấu mạnh nhất của Không quân Ấn Độ hiện nay; nhưng khác nhau về tư tưởng thiết kế và thể hiện tư tưởng kỹ thuật phương Đông và phương Tây, trong kỹ thuật hàng không.
Tranh cãi gay gắt nổ ra ngay trong lực lượng Không quân Ấn Độ, vậy loại máy bay nào có ưu điểm hơn trong không chiến? Nhiều hội thảo được tổ chức, vì có xác định được ưu, nhược điểm, thì mới có căn cứ khoa học để giao nhiệm vụ. Những ưu nhược điểm chính của Rafale và Su-30MKI được đem ra so sánh.
Thoạt nhìn, nếu xét về kích thước của hai loại máy bay chiến đấu, Dassault Rafale có chiều dài, chiều rộng và chiều cao nhỏ hơn so với tiêm kích chiến đấu Su-30MKI. Trên thế giới, Su-30MKI được xếp vào loại chiến đấu cơ hạng nặng, còn Rafale chỉ là máy bay chiến đấu hạng trung.
Điều này cũng có thể thấy rõ với tổng trọng lượng của hai loại máy bay, trong đó sự khác biệt gần như gấp đôi; Rafale nặng 10.100 kg, còn Su-30MKI nặng 18.400 kg. Cả hai loại đều sử dụng hai động cơ, nhưng sức mạnh động cơ của Su-30MKI là 123 kN, cho thấy Su-30MKI có lợi thế hơn.
Động cơ Su-30MKI mạnh hơn, nhưng cả hai loại máy bay chiến đấu, đều bay với tốc độ như nhau là Mach 2; nhưng máy bay Pháp có lợi thế hơn về lực kéo, thậm chí là tối thiểu là 1,13, so với 1,05 của Su-30MKI.
Nhưng đánh giá khả năng cơ động, Su-30MKI lại tốt hơn đối với Rafale của người Pháp. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì người Nga đang dẫn đầu, trong việc chế tạo máy bay chiến đấu có khả năng cơ động cao.
Những đặc điểm về cơ động cho chúng ta biết điều gì? Mặc dù máy bay chiến đấu của Nga có khả năng cơ động cao hơn máy bay Pháp, nhưng ở cùng tốc độ bay, máy bay Rafale của Pháp nhẹ hơn và có lợi thế về lực đẩy, khiến nó nhanh nhẹn hơn.
Như vậy máy bay chiến đấu Rafale của Pháp cần ít nhiên liệu hơn, để đạt được những gì Su-30MKI của Nga làm được. Tức là Su-30MKI rất mạnh, nhưng Dassault Rafale của Pháp lại nhanh nhẹn và “nhạy bén” hơn.
Theo tạp chí Aviatia.net, cả hai máy bay chiến đấu đều có hệ thống điện tử hàng không, vũ khí và công nghệ rất giống nhau về đặc tính và khả năng, nhưng máy bay của Pháp dẫn đầu với ít nhất cả về ba chỉ số, nhưng đây không phải là tính năng quan trọng nhất.
Về vũ khí là một trong những thành phần quan trọng nhất của máy bay chiến đấu, cả hai máy bay đều được trang bị tên lửa không đối không tầm trung. Người Pháp trang bị cho Dassault Rafale của họ là tên lửa Meteor, do công ty MBDA sản xuất, trong khi người Nga sử dụng R77 Vympel.
Tên lửa Nga có lợi thế hơn Pháp ở hai chỉ số quan trọng là tầm bắn và tốc độ bay. Tên lửa R77 Vympel có tầm bắn xa hơn tên lửa Pháp 60 km và tốc độ nhanh hơn vài đơn vị. Đừng quên một trong những chỉ số tổng kết chính của loại tên lửa này. Đánh giá không chiến ngoài tầm nhìn, nghiêng về tiêm kích Nga.
Mặc dù máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đắt hơn rất nhiều máy bay chiến đấu Su-30 của Nga, nhưng chưa phải loại máy bay có giá đắt, là có lợi thế trước đối phương. Điều quan trọng nhất, là loại máy bay đó phát huy được phẩm chất gì trong cuộc chiến.
Trong hồ sơ đấu thầu của hai loại chiến đấu cơ, vẫn còn lưu một cuộc phỏng vấn năm phi công Pháp vào năm 2011, khi lái Rafale bay thẳng từ Pháp đến Ấn Độ, trong quá trình bay, Rafale đã thực hiện tiếp nhiên liệu ba lần trên không. Theo họ, Su-30MKI là một máy bay chiến đấu mạnh mẽ và đáng tin cậy, nhưng Rafale có thể tấn công nhanh chóng ở cự ly ngắn.
Đó không phải là câu trả lời hoàn hảo? Tùy thuộc vào trận chiến trên không, liệu Ấn Độ có thể sử dụng Rafale vào trận chiến cự ly ngắn một cách bất ngờ và nhanh chóng hay không? Hay họ phải sử dụng Su-30MKI với trọng lượng và động cơ mạnh hơn, để tham gia các hoạt động tuần tra trên không, đã được lên kế hoạch trước?
Nếu Rafale có lợi thế thực hiện không chiến trong tầm ngắn, Ấn Độ buộc phải xây dựng thêm các sân bay trên tuyến đầu; như vậy sẽ nằm trong tầm hỏa lực của các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, vốn là lợi thế của các đối thủ như Pakistan hay Trung Quốc.
Còn nếu sử dụng Su-30MKI, Ấn Độ có thể bố trí các sân bay sâu vào trong nội địa, hoặc có thể tiến hành tuần tra trên không với thời gian dài, khi có tình huống, có thể đáp ứng các yêu cầu chiến đấu được ngay. Và thực tế, tại biên giới Pakistan, Ấn Độ đang bố trí Su-30MKI thực hiện nhiệm vụ như vậy. Nguồn ảnh: Airforceslist.
Cận cảnh tiêm kích Rafale do Pháp sản xuất - loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ đắt đỏ nhất hiện nay. Nguồn: Armies.