Boeing B-29 Superfortress được coi là máy bay ném bom mạnh nhất, hiện đại nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2. Chúng được coi là những pháo đài bay khi có thể mang hàng chục tấn bom đạn để trút xuống đầu kẻ thù cho dù chúng ở rất xa nước Mỹ. Nguồn ảnh: Airlines.netĐược đưa vào phục vụ từ tháng 5/1944, máy bay ném bom B-29 nhanh chóng thế chỗ B-17 để trở thành "thần tượng" của Không lực Lục quân Mỹ. Chỉ trong giai đoạn từ 1943-1946, 3.970 chiếc đã được chế tạo khẩn trương cho Không quân Mỹ sử dụng trong các chiến dịch không kích ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Airplane PictureSau chiến tranh, quân đội một số nước đồng minh với Mỹ cũng được trang bị máy bay này. Tên gọi "Superfortress" (Siêu pháo đài) được cải biến từ tên của tiền nhiệm nổi tiếng B-17 Flying Fortress (Pháo đài bay) trước đó. Nguồn ảnh: WikipediaBoeing B-29 Superfortress là máy bay ném bom hiện đại nhất thời đó với buồng lái có điều áp, hệ thống điều khiển vũ khí tập trung và các ụ súng máy điều khiển từ xa. Nguồn ảnh: Zuma RexTrong hình là quang cảnh hệ thống điều khiển ném bom của siêu pháo đài bay Boeing B-29 Superfortress trong không lực Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaMáy bay được thiết kế để ném bom ban ngày ở độ cao lớn nhưng thực tế được huy động nhiều hơn cho các nhiệm vụ ném bom cháy ban đêm ở tầm thấp. B-29 là máy bay chủ lực thực thi chiến dịch ném bom tàn phá Nhật Bản trong những tháng cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: WikipediaKhông như nhiều máy bay ném bom khác, B-29 tiếp tục phục vụ khá lâu sau khi chiến tranh chấm dứt. Cuộc chiến tranh quy mô lớn cuối cùng mà B-29 xuất hiện là chiến tranh Triều Tiên. Trong cuộc chiến khốc liệt này, B-29 đã thực hiện 20.000 phi vụ, ném 200.000 tấn bom xuống các mục tiêu ở Triều Tiên. Chỉ có 27 chiếc bị bắn hạ bởi các tiêm kích MiG-15 và pháo phòng không. Sau giai đoạn này, vai trò của B-29 dần nhường chỗ cho B-47, rồi B-52. Nguồn ảnh: WikipediaKhung máy bay tiếp tục được phát triển sau này thành chiếc B-50 Superfortress của Không quân Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là Liên Xô nhận thấy tính năng hiệu quả của loại máy bay này nên cũng đã phát triển một bản sao là chiếc Tupolev Tu-4, sao chép kỹ thuật từ những chiếc B-29 tịch thu được. Nguồn ảnh: WikipediaĐể điều khiển con quái vật này bay vút lên trời cần tới phi hành đoàn lên tới 11 người (phi công chính, phi công phụ, kỹ sư, chuyên viên ném bom, hoa tiêu, điện báo viên, sĩ quan radar, xạ thủ súng máy (2), xạ thủ súng máy đuôi, xạ thủ súng máy trên). Nguồn ảnh: WikipediaTrong hình là chiếc máy bay B-29 Superfortress đang mở bụng để thả hàng chục trái bom. Với khả năng mang tới 9 tấn bom, hay ở phiên bản cải tiến có thể mang được hai bom T-14 "Earthquake" với trọng lượng 10 tấn mỗi quả biến B-29 thành máy bay có trọng tải bom lớn nhất thế giới khi đó. Nguồn ảnh: WikipediaB-29 Superfortress có chiều dài 30,2m, sải cánh 43,1m, chiều cao 8,5m. Trọng lượng không tải là 33,8 tấn, trọng tải cất cánh tối đa lên tới 60,5 tấn. Nguồn ảnh:Máy bay sử dụng 4 động cơ Wright R-3350-23 bố trí hình tròn, turbo siêu tăng áp, công suất 2.200 mã lực (1.640 kW) mỗi động cơ. Với công suất này giúp máy bay có thể bay với vận tốc 574km/h. Nguồn ảnh: WikipediaKhi bay hành trình, máy bay có thể duy trì ở vận tốc 350km/h, tầm bay tối đa lên tới 9.000km, bán kính chiến đấu lên tới 5.230km. Đây là con số khá ấn tượng cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: WikipediaĐể duy trì khả năng tự vệ trước các máy bay tiêm kích tấn công, B-29 được trang bị 12 súng máy hạng nặng được điều khiển từ xa, thậm chí ở đuôi được lắp một khẩu pháo cỡ nòng 20mm.. Nguồn ảnh: Grump PhotoVới tất cả tính năng ấn tượng như thế, B-29 được coi là niềm tự hào của Không quân Mỹ, thế nhưng mỗi khi nhắc đến chúng cũng gợi nhớ sự kiện đau thương của nhân loại khi chiếc máy bay được dùng để ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki giết chết hàng trăm ngàn người, và di chứng của nó còn tới tận ngày nay. Nguồn ảnh:
Boeing B-29 Superfortress được coi là máy bay ném bom mạnh nhất, hiện đại nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2. Chúng được coi là những pháo đài bay khi có thể mang hàng chục tấn bom đạn để trút xuống đầu kẻ thù cho dù chúng ở rất xa nước Mỹ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Được đưa vào phục vụ từ tháng 5/1944, máy bay ném bom B-29 nhanh chóng thế chỗ B-17 để trở thành "thần tượng" của Không lực Lục quân Mỹ. Chỉ trong giai đoạn từ 1943-1946, 3.970 chiếc đã được chế tạo khẩn trương cho Không quân Mỹ sử dụng trong các chiến dịch không kích ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Airplane Picture
Sau chiến tranh, quân đội một số nước đồng minh với Mỹ cũng được trang bị máy bay này. Tên gọi "Superfortress" (Siêu pháo đài) được cải biến từ tên của tiền nhiệm nổi tiếng B-17 Flying Fortress (Pháo đài bay) trước đó. Nguồn ảnh: Wikipedia
Boeing B-29 Superfortress là máy bay ném bom hiện đại nhất thời đó với buồng lái có điều áp, hệ thống điều khiển vũ khí tập trung và các ụ súng máy điều khiển từ xa. Nguồn ảnh: Zuma Rex
Trong hình là quang cảnh hệ thống điều khiển ném bom của siêu pháo đài bay Boeing B-29 Superfortress trong không lực Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy bay được thiết kế để ném bom ban ngày ở độ cao lớn nhưng thực tế được huy động nhiều hơn cho các nhiệm vụ ném bom cháy ban đêm ở tầm thấp. B-29 là máy bay chủ lực thực thi chiến dịch ném bom tàn phá Nhật Bản trong những tháng cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Wikipedia
Không như nhiều máy bay ném bom khác, B-29 tiếp tục phục vụ khá lâu sau khi chiến tranh chấm dứt. Cuộc chiến tranh quy mô lớn cuối cùng mà B-29 xuất hiện là chiến tranh Triều Tiên. Trong cuộc chiến khốc liệt này, B-29 đã thực hiện 20.000 phi vụ, ném 200.000 tấn bom xuống các mục tiêu ở Triều Tiên. Chỉ có 27 chiếc bị bắn hạ bởi các tiêm kích MiG-15 và pháo phòng không. Sau giai đoạn này, vai trò của B-29 dần nhường chỗ cho B-47, rồi B-52. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khung máy bay tiếp tục được phát triển sau này thành chiếc B-50 Superfortress của Không quân Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là Liên Xô nhận thấy tính năng hiệu quả của loại máy bay này nên cũng đã phát triển một bản sao là chiếc Tupolev Tu-4, sao chép kỹ thuật từ những chiếc B-29 tịch thu được. Nguồn ảnh: Wikipedia
Để điều khiển con quái vật này bay vút lên trời cần tới phi hành đoàn lên tới 11 người (phi công chính, phi công phụ, kỹ sư, chuyên viên ném bom, hoa tiêu, điện báo viên, sĩ quan radar, xạ thủ súng máy (2), xạ thủ súng máy đuôi, xạ thủ súng máy trên). Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong hình là chiếc máy bay B-29 Superfortress đang mở bụng để thả hàng chục trái bom. Với khả năng mang tới 9 tấn bom, hay ở phiên bản cải tiến có thể mang được hai bom T-14 "Earthquake" với trọng lượng 10 tấn mỗi quả biến B-29 thành máy bay có trọng tải bom lớn nhất thế giới khi đó. Nguồn ảnh: Wikipedia
B-29 Superfortress có chiều dài 30,2m, sải cánh 43,1m, chiều cao 8,5m. Trọng lượng không tải là 33,8 tấn, trọng tải cất cánh tối đa lên tới 60,5 tấn. Nguồn ảnh:
Máy bay sử dụng 4 động cơ Wright R-3350-23 bố trí hình tròn, turbo siêu tăng áp, công suất 2.200 mã lực (1.640 kW) mỗi động cơ. Với công suất này giúp máy bay có thể bay với vận tốc 574km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khi bay hành trình, máy bay có thể duy trì ở vận tốc 350km/h, tầm bay tối đa lên tới 9.000km, bán kính chiến đấu lên tới 5.230km. Đây là con số khá ấn tượng cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Để duy trì khả năng tự vệ trước các máy bay tiêm kích tấn công, B-29 được trang bị 12 súng máy hạng nặng được điều khiển từ xa, thậm chí ở đuôi được lắp một khẩu pháo cỡ nòng 20mm.. Nguồn ảnh: Grump Photo
Với tất cả tính năng ấn tượng như thế, B-29 được coi là niềm tự hào của Không quân Mỹ, thế nhưng mỗi khi nhắc đến chúng cũng gợi nhớ sự kiện đau thương của nhân loại khi chiếc máy bay được dùng để ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki giết chết hàng trăm ngàn người, và di chứng của nó còn tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: