“Ông lớn” ngành sữa phát triển “nông nghiệp bền vững”

“Ông lớn” ngành sữa phát triển “nông nghiệp bền vững”

Vinamilk vừa trở thành thương hiệu sữa đầu tiên có một nhà máy và một trang trại đạt chứng nhận trung hòa carbon đã tạo tiếng vang lớn.
Kết quả này chứng minh cho chiến lược và hành trình phát triển “nông nghiệp bền vững” của “ông lớn” ngành sữa có sự chuẩn bị bài bản và từ rất sớm.
Phát triển, vận hành mô hình trang trại xanh
Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An là đơn vị đầu tiên được trao chứng nhận trung hòa carbon (Net Zero) theo tiêu chuẩn PAS2060:2014. Sự kiện này tạo được tiếng vang và tác động tích cực trong bối cảnh “cuộc đua” đến Net Zero (đạt phát thải ròng bằng "0") vào năm 2050 ngày càng được quan tâm, để hiện thực hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế tại COP26.
“Ong lon” nganh sua phat trien “nong nghiep ben vung”
 
Có thể nói, hành trình để đến được sự phát triển bền vững tại các trang trại của Vinamilk đã bắt đầu từ hơn 15 năm trước, không chỉ tại trang trại bò sữa Nghệ An mà trên tất cả 13 trang trại thuộc hệ thống trên cả nước.
Để đạt chứng nhận này, 2 đơn vị thành viên Vinamilk tại Nghệ An đã trung hòa tổng cộng 17,560 tấn CO2 phát thải - tương đương với lượng hấp thụ của khoảng 1,7 triệu cây xanh trưởng thành. Đặc biệt, dù trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An là mô hình chăn nuôi –được đánh giá là đầy thách thức trong việc cắt giảm, trung hòa khí nhà kính nhưng lượng phát thải đã được trung hòa là 12.560/17.560 tấn CO2, nhiều hơn so với 1 nhà máy sản xuất.
“Ong lon” nganh sua phat trien “nong nghiep ben vung”-Hinh-2
 
“Tôi rất vui mừng khi Viện tiêu chuẩn Anh Quốc - BSI và Vinamilk đã nỗ lực hợp tác để đạt được trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014 cho các nhà máy và trang trại đầu tiên. Đây là một tiêu chuẩn khắt khe, được quốc tế công nhận và yêu cầu doanh nghiệp triển khai toàn diện. Dấu mốc này là minh chứng cho sự hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam nhằm giải quyết các thách thức có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu”. Ông Matthew Albon-Crouch - tùy viên Nông nghiệp (Việt Nam, Indonesia và Việt Nam), đại sứ quán Anh chia sẻ.
Khi hướng đến Net Zero, các trang trại Vinamilk đã cắt giảm tối đa lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn với mục tiêu “không còn gì bị loại bỏ”. Để làm được điều này, Vinamilk vận dụng nguyên tắc: đầu ra của quá trình này được tận dụng triệt để làm đầu vào cho quá trình khác; từ đó giảm khai thác tài nguyên, chi phí xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường trong việc xây dựng và vận hành trang trại.
Tại tất cả trang trại, toàn bộ chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi sẽ được thu gom bằng hệ thống hiện đại và xử lý với công nghệ biogas. Đầu ra của quá trình này là phân bón hữu cơ cho cây trồng, giúp cải tạo đất; khí đốt đun nóng nước thanh trùng sữa cho bê, sấy cỏ và phục vụ hoạt động của trang trại.
Lấy dẫn chứng ở riêng trang trại Green Farm Tây Ninh với quy mô 8.000 con bò bê, với 500 tấn phân thải ra mỗi ngày, hệ thống xử lý với công nghệ biogas đã cung cấp 100% phân bón hữu cơ cho 500ha đồng cỏ, xử lý được các vấn đề về môi trường. Đồng thời, đơn vị cũng tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng tiền điện mỗi tháng khi dùng năng lượng khí đốt từ biogas thay thế.
“Ong lon” nganh sua phat trien “nong nghiep ben vung”-Hinh-3
 
Được biết, vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp ước tính là hơn 3.000 tỉ đồng (130 triệu USD) cho 3 trang trại sinh thái Green Farm tại Tây Ninh, Quảng Ngãi, Thanh Hóa theo mô hình nông nghiệp bền vững.
Đánh giá về những nỗ lực và kết quả của doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Dũng, tổng giám đốc Bureau Veritas - đơn vị chứng nhận PAS2060:2014 cho trang trại của Vinamilk - nói: “Việc cắt giảm phát thải khí nhà kính và tiến tới Net Zero trong ngành sữa là rất thách thức. Mục tiêu này đòi hỏi việc đầu tư cho các giải pháp một cách toàn diện. Có thể nói, các kết quả của Vinamilk đạt được có giá trị khích lệ rất lớn cho tiến trình Net Zero của ngành sữa nói chung”.
Nông nghiệp bền vững tiến đến Net Zero
Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), chia sẻ: “Năm 2012 - Vinamilk lần đầu tiên công bố báo cáo Phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế một cách tự nguyện. Tại thời điểm đó, việc quản lý khí nhà kính hay giảm thiếu dấu chân carbon trên toàn bộ chuỗi giá trị có lẽ còn mơ hồ và khá xa lạ với nhiều doanh nghiệp nhưng Vinamilk đã triển khai với nhiều dự án”.
Vinamilk xác định rằng cắt giảm, trung hoà và đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 đã không còn là “sự lựa chọn” mà là “con đường bắt buộc”. Trên con đường đó, doanh nghiệp cần phải chạy đua với thời gian, với cơ hội và với chính mình. Mục tiêu Net Zero vào năm 2050 sẽ không cho phép đơn vị có sự trì hoãn hay thay đổi kế hoạch.
Các trang trại của Vinamilk đã có những bước đi rất sớm trong tiến trình hạn chế tối đa “dấu chân carbon” cũng như những tác động lên môi trường.
“Ong lon” nganh sua phat trien “nong nghiep ben vung”-Hinh-4
 
Có thể kể đến là trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, năm 2017, ngay từ khi khánh thành đã được tổ chức toàn cầu Control Union (Hà Lan) chứng nhận là trang trại bò sữa organic tiêu chuẩn châu u đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2015, Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An cũng là trang trại đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).
Hiện tại, 100% trang trại Vinamilk đều đã đạt chuẩn Global GAP, sử dụng năng lượng biogas, năng lượng mặt trời. 100% đất của trang trại được canh tác theo phương pháp hữu cơ… Các chỉ tiêu về tiết kiệm tài nguyên, tuần hoàn nước, chất lượng nguồn đất, phát thải CO2 đều được đo đạc, theo dõi hàng năm qua các báo cáo chuyên môn.
Hầu hết các trang trại đều dành từ 50-70% diện tích cho mảng xanh cũng như phát triển các hồ nước điều hòa sinh thái. Việc này không chỉ giúp hấp thụ lượng CO2 thải ra trong quá trình chăn nuôi mà còn tạo ra vùng khí hậu mát mẻ, dễ chịu và thuận lợi hơn cho việc phát triển đàn bò sữa ngay tại miền nhiệt đới.
Nhờ chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững được tính toán toàn diện ngay từ đầu, Vinamilk đã cho thấy vai trò tiên phong trong hành trình tiến đến Net Zero. Điều này không chỉ có ý nghĩa với Vinamilk mà còn góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa, nông nghiệp nói chung theo hướng tiên tiến, bền vững theo những xu hướng chung của thế giới.
Nhận định thêm về điều này, ông Brian Lindsay, giám đốc của Khung phát triển bền vững ngành sữa thế giới (DSF) chia sẻ: “Ngành sữa trên toàn cầu đang có các mô hình sản xuất khác nhau và rất đa dạng. Hiện nay, chúng tôi cùng với Đại học Cornell (Mỹ) xác định các quốc gia có ngành sữa đang phát triển, tiếp cận những người tiên phong để cùng trao đổi và triển khai các mô hình tại quốc gia của họ. Chúng tôi rất mong đợi để hợp tác cùng Vinamilk trong tiến trình này, với vai trò là một doanh nghiệp dẫn đầu và tiên phong tại Việt Nam”.
“Vinamilk công bố lộ trình tiến đến Net Zero năm 2050, cũng như ghi nhận cột mốc ý nghĩa khi các nhà máy, trang trại đầu tiên của mình được chứng nhận trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế. Tôi cho rằng đây là một minh chứng rất cụ thể về cam kết, khả năng, nội lực của doanh nghiệp Việt Nam để biến giấc mơ “xanh” thành hiện thực” – Bà Trần Thị Lan Anh - Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu