Trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh

Google News

(Kiến Thức) - Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, qua trao đổi với Tổng thư ký Quốc hội về chương trình kỳ họp Quốc hội thứ 10, có đặt bấn đề bổ sung vào chương trình kỳ họp nội dung miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh.

Thông tin từ Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong chương trình kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV có thể bổ sung việc miễn nhiệm đối với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh.
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nội dung chuẩn bị kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV chiều 17/9, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, qua trao đổi với Tổng thư ký Quốc hội về chương trình kỳ họp Quốc hội thứ 10 (khai mạc 20/10 tới đây), có đặt bấn đề bổ sung vào chương trình kỳ họp nội dung miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh.
Trinh Quoc hoi mien nhiem Bo truong KH&CN Chu Ngoc Anh
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh. 
Lý do, ông Chu Ngọc Anh sẽ được cấp có thẩm quyền điều động, phân công giữ vị trí mới. Do vậy, Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào chương trình kỳ họp.
"Chắc chương trình kỳ họp sau này có bổ sung thêm chương trình miễn nhiệm Bộ trưởng Chu Ngọc Anh" – ông Mai Tiến Dũng nói.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thêm, về chương trình nhân sự, Văn phòng Quốc hội dự kiến ghép vào nội dung bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.
"Còn 2 chỗ liên quan tới nhân sự. Chỗ y tế có làm nhân sự không? (nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế - PV), thì 2 nhân sự này ghép cùng nội dung, đề nghị các đồng chí cho ý kiến sớm" – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói và đề nghị thành viên UBTVQH có ý kiến sớm để bố trí nội dung kỳ họp thứ 10 cho khoa học.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ kỳ họp sẽ có 2 - 3 nội dung về nhân sự và không nên ghép việc bãi nhiệm và bổ nhiệm vào một nội dung.
"Bãi nhiệm làm trước, không thể làm chung với việc bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ các đồng chí Trung ương, miễn nhiệm do phân công công tác mới" – bà Tòng Thị Phóng cho ý kiến và lưu ý công tác nhân sự có thể mất tới 1 ngày vì khá nhiều việc, nhất là việc kiểm phiếu.
Trước đó, báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, giống như kỳ họp thứ 9, kỳ họp thứ 10 dự kiến bố trí thành 2 đợt, trong đó đợt 1 sẽ tổ chức bằng hình thức trực tuyến, kỳ 2 sẽ họp trực tiếp như thường lệ. Đợt 1 sẽ diễn ra trong 8 ngày, bắt đầu ngày 20/10 (khai mạc kỳ họp) và kết thúc ngày 28/10; đợt 2 diễn ra trong 11,5 ngày bắt đầu từ ngày 3/11 đến bế mạc kỳ họp, ngày 17/11.
Tại kỳ họp thứ 10, một số nội dung dự kiến được bổ sung như trình Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; Kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025…
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, theo đề nghị của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, dự kiến nội dung kỳ họp bổ sung 2 nội dung, trong đó có việc trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM.
Theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM bằng hình thức bỏ phiếu kín vào buổi sáng ngày 13/11, giai đoạn 2 của kỳ họp.
Việc trình Quốc hội bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc là do ông Quốc bị phát hiện mang 2 quốc tịch (ngoài quốc tịch Việt Nam ông Quốc còn có quốc tịch Cộng hòa Síp). Việc này, theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đang được Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành các thủ tục để trình ra Quốc hội.
Trước đó, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nêu quan điểm sẽ tiến hành bãi nhiệm đại biểu Phạm Phú Quốc, không thể theo quy trình miễn nhiệm thông thường.
Theo Tổng thư ký Quốc hội, việc ông Quốc nắm rõ quy định đại biểu Quốc hội không được có 2 quốc tịch nhưng vẫn vi phạm, và vi phạm nhưng không báo cáo là không trung thực, phải xử lý nghiêm. Quy trình bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quy định tại điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội. Theo đó, đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì bị Quốc hội bãi nhiệm. Việc bãi nhiệm phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
>>> Mời độc giả xem thêm video Miễn nhiệm chức thứ trưởng của bà Hồ Thị Kim Thoa

Nguồn: THĐT

Tâm Đức

>> xem thêm

Bình luận(0)