Sai phạm Cảng Quy Nhơn: Lãnh đạo có quan hệ cựu VIP tai tiếng nào?

Google News

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, trong đó chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc cổ phần hóa, thoái hết vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn đã thực hiện không đúng với đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã được phê duyệt, trong đó cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ.
Sai pham Cang Quy Nhon: Lanh dao co quan he cuu VIP tai tieng nao?
Đại hội cổ đông năm 2016 của Cảng Quy Nhơn. 
Trong đó, việc UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ cho phép cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn theo hướng Nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ, sau đó tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng cho bán hết 49% vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn, và việc Bí thư Tỉnh ủy Bình Định có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ bán toàn bộ 49% cổ phần của Nhà nước tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn là trái quy định, không đúng với Đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Việc Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ; sau đó, lại tiếp tục đề nghị Thủ tướng cho phép Vinalines chuyển nhượng hết 49% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn là không đúng với Đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mặc dù đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải về việc cho bán hết 49% vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn thiếu cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, nhưng Văn phòng Chính phủ vẫn trình Phó thủ tướng Chính phủ cho bán hết 49% vốn nhà nước là không đúng với Đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Trong quá trình cổ phần hóa, Công ty Hợp Thành đã được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược nhưng thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực cảng biển. Mặt khác, cam kết của Công ty Hợp Thành chỉ nêu hỗ trợ công ty cổ phần trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không cụ thể nội dung hỗ trợ theo quy định.
Theo giới thiệu của CTCP Cảng Quy Nhơn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ hiện tại là ông Lê Hồng Thái. Ông Thái từng là thành viên HĐQT Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí (PVC) từ tháng 9/2010 dưới thời Chủ tịch HĐQT và TGĐ PVC lần lượt là Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận. Khi đó, ông Thái được đề cử làm thành viên HĐQT PVC dưới danh nghĩa được OceanBank và Công ty Chứng khoán Thăng Long đề cử.
Sai pham Cang Quy Nhon: Lanh dao co quan he cuu VIP tai tieng nao?-Hinh-2
Ban lãnh đạo hiện tại của CTCP Cảng Quy Nhơn do ông Lê Hồng Thái làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ. 
Trước đó, ông Lê Hồng Thái đã có 2 năm làm Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico (PVC-IMICO) - đơn vị thành viên của PVC.
CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành - nhà đầu tư chiến lược sở hữu Cảng Quy Nhơn từ năm 2013 được ông Lê Hồng Thái thành lập năm 2007. Công ty Hợp Thành nắm trong tay một loạt công ty con như Công ty Gang thép Hà Tĩnh, Công ty Sắt Vũ Quang, Công ty Hoá Cốc Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, Công ty sản xuất Sô Đa Chu Lai, Công ty Khoáng sản Miền Trung...
Công ty này cũng từng sở hữu dự án 69 Nguyễn Du (Hà Nội), tham gia dự án xây dựng tòa nhà văn phòng Mitec, dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, dự án HH3–Khu đô thị Nam An Khánh, tòa nhà văn phòng số 2 Lê Văn Lương...
Doanh nghiệp này cũng từng tham gia vào việc chuyển nhượng Khách sạn Deawoo đình đám.
Theo Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)