Con bị bệnh viêm mũi xoang có phải do di truyền từ bố mẹ?

Google News

Tôi và cô con gái 7 tuổi thường hay bị viêm mũi dẫn đến hắt hơi, chảy nước mũi, nhất là những lúc thay đổi thời tiết. Tình trạng tái bệnh nhiều làm gia đình chồng tôi cho rằng con bệnh do di truyền từ mẹ

Hỏi: Tôi và cô con gái 7 tuổi thường hay bị viêm mũi dẫn đến hắt hơi, chảy nước mũi, nhất là những lúc thay đổi thời tiết. Tình trạng viêm mũi kéo dài vài ngày dẫn đến ho nhiều, nhất là về đêm. Tình trạng ho, sổ mũi thường kéo dài cả tháng mới đỡ, dù 2 mẹ con đã chủ động thuốc thang ngay từ khi mới có biểu hiện bệnh. Tình trạng này cứ tái đi tái lại nhiều lần làm gia đình chồng tôi cho rằng con gái mũi, họng yếu là do di truyền từ mẹ. Xin hỏi bệnh viêm mũi, họng có di truyền không và có phải viêm mũi gây ho không?
(Chị Thu Hoạt- ngõ Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy- Khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cho biết: Viêm mũi xoang dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều hơn cả vẫn là ở trẻ em và người trẻ tuổi.
Con bi benh viem mui xoang co phai do di truyen tu bo me?
Bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy- Khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương 
Người bị viêm mũi xoang dị ứng thường phát bệnh khi thay đổi thời tiết hoặc gặp phải các dị nguyên. Bệnh viêm mũi xoang dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng thường xuất hiện nhiều lần trong tháng, trong năm, làm giảm khả năng lao động, giảm chất lượng cuộc sống.
Viêm mũi xoang dị ứng được phân thành hai loại: viêm mũi xoang dị ứng theo mùa và quanh năm. Ở Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh đa phần do môi trường ô nhiễm. Triệu chứng điển hình là hắt hơi từng tràng dài, liên tục. Chảy nước mũi trong và ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa tai. Ngoài ra bệnh nhân có thể nghẹt mũi; nhức đầu nhẹ, ù tai, đau mũi... Nếu không điều trị, bệnh có thể bội nhiễm gây chảy mũi đục, nhức đầu nhiều hơn, ho, khạc đàm...
Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân đều thắc mắc là tại sao bệnh này hay ho nhiều về đêm. Bởi ban ngày thì không thấy ho, nhưng đến đêm đến là lại ho, thậm chí là ho rũ rượi.
Đối với trẻ con thì khi bị bệnh này thường không ho ban ngày có thể là do tư thế vận động của trẻ (chạy, nhảy, ăn uống), các chất dịch nhầy tiết thoát ra ngoài dễ dàng qua việc nuốt theo đường ăn uống, khạc nhổ. Người lớn cũng vậy, vào ban ngày các dịch tiết có thể trôi xuống đường tiêu hóa hoặc có thể tự động khạc ra được. Nhưng khi đi ngủ thì các dịch nhầy vẫn tiết ra và tích tụ chảy xuống cổ họng nên dẫn đến ho. Thậm chí dẫn đến nghẹt thở.
Bên cạnh đó, khi bị viêm mũi xoang, người bệnh thường bị nghẹt mũi nên phải thở bằng miệng, gây khô rát họng vì thế mà những cơn ho xuất hiện nhiều hơn.
Hơn nữa, do người bị viêm mũi xoang dị ứng rất mẫn cảm với nấm mốc, bụi, phấn hoa, khói thuốc lá, khói thuốc lào, các loại hóa chất… Vậy nên, khi trong phòng ngủ không được vệ sinh sạch sẽ, chứa nhiều bụi, nấm mốc hoặc được vệ sinh bằng các loại hóa chất cũng sẽ làm cho người bệnh khởi phát cơn ho, hắt hơi, khó chịu.
Đặc biệt, một điểm đáng chú ý của bệnh viêm mũi xoang dị ứng liên quan nhiều đến yếu tố thời tiết, khí hậu, môi trường, cơ địa, tiền sử. Song bệnh viêm mũi xoang dị ứng cũng có khả năng di truyền cao, tức là trong gia đình có người bị viêm mũi xoang dị ứng thì thế hệ sau có nguy cơ bị bệnh rất cao, nhất là khi cả bố và mẹ đều bị bệnh thì tỷ lệ con mắc bệnh là rất lớn.
Khi bệnh dị ứng mũi xoang kéo dài, không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây bội nhiễm vi trùng làm cho bệnh cảnh dị ứng phối hợp với viêm xoang mủ, hay viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản.
Con bi benh viem mui xoang co phai do di truyen tu bo me?-Hinh-2
 
Do đó, khi thấy có các triệu chứng của bệnh cần chủ động đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sớm để thăm khám và điều trị sớm.
Trong cơn viêm mũi xoang dị ứng cấp tính, việc điều trị thường là vệ sinh làm sạch và thông thoáng mũi với các thuốc co mạch dễ thở, sát trùng, dự phòng viêm, xông, khí dung các thuốc chống viêm. Vì thế, nếu thấy hiện tượng bị hắt hơi, chảy nước mũi kèm ho thì dùng thuốc xịt mũi dạng phun sương có tác dụng vừa vệ sinh được mũi sâu và sạch nhưng thuốc đó cũng có thành phần làm giảm tiết dịch niêm mạc mũi chảy xuống họng sẽ tránh được gây viêm họng nặng. Từ đó, hạn chế và giảm thiểu sổ mũi về đêm cũng như các cơn ho.
Đồng thời, để giảm và cắt được những cơn ho đêm gây mất ngủ, người bệnh trước khi ngủ có thể uống siro thuốc ho/ viên ngậm ho có thành phần thảo dược Bách Bộ. Đây là loại thảo dược thiên nhiên đứng đầu trong danh mục những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có công dụng chữa ho gió, ho khan, ho có đờm hiệu quả. Bởi hoạt chất có trong cây Bách Bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho do đó làm giảm ho hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Ngoài ra, một điều cần lưu ý đối với những bệnh nhân bị căn bệnh này là cần tiến hành loại bỏ các dị nguyên trong môi trường sống của người bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với các dị nguyên như nấm mốc, bụi nhà, phấn hoa, lông động vật…, không ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua...
Theo Báo mới

>> xem thêm

Bình luận(0)