Mưu sâu cỡ nào TGĐ Tổng Kỳ Hoà gây tai nạn, sai tài xế “thế thân“?

Google News

(Kiến Thức) - Sự việc TGĐ Tổng Kỳ Hoà gây tai nạn khiến một người tử vong rồi sai tài xế nhận tội thay đang gây xôn xao dư luận ở Sóc Trăng.

Ngày 18/5, Công an huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cho biết, đơn vị vẫn đang tạm giữ hình sự ông Phạm Văn Són - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tổng Kỳ Hòa, để điều tra về hành vi “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả chết người”.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 21h ngày 14/5, anh Lý Sà Rích (SN 1983, ngụ xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) chạy xe máy trên tỉnh lộ 935 hướng TP Sóc Trăng đi thị xã Vĩnh Châu. Khi đến địa phận ấp Chắc Tưng (xã Tài Văn, huyện Trần Đề) thì anh Rích dừng xe bên đường, bất ngờ bị ô tô chạy cùng chiều đâm từ phía sau khiến anh Rích văng xuống lề đường tử vong.
Sau khi gây tai nạn, người lái ô tô bỏ mặc nạn nhân, tiếp tục điều khiển xe chạy về hướng thị xã Vĩnh Châu. Người dân địa phương phát hiện vụ việc liền báo cơ quan công an.
Sáng ngày 15/5, tài xế của ông Phạm Văn Són đến cơ quan điều tra nhận đã gây ra vụ tai nạn chết người. Tuy nhiên, qua khám nghiệm hiện trường, tử thi, cơ quan công an lần theo dấu vết của chiếc ô tô hiệu Hyundai SantaFe mang BKS 83L-1837 gây tai nạn, phát hiện xe được để trong nhà kho của công ty.
Từ đó, cơ quan điều tra đặt dấu hỏi và đấu tranh với ông Són. Đến chiều 15/5, ông Són thừa nhận chính ông là người đã lái xe gây tai nạn nhưng cho tài xế nhận tội thay mình.
Muu sau co nao TGD Tong Ky Hoa gay tai nan, sai tai xe “the than“?
Hiện trường vụ tai nạn 
Được biết, ông Phạm Văn Són là một đại gia có quan hệ rộng, giàu nức tiếng ở địa phương. Công ty ông Són còn là chủ đầu tư Trung tâm thương mại thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng). Nhưng việc ông Són gây tai nạn chết người rồi sai người khác "thế thân" là hành vi không thể chấp nhận được, dư luận ở Sóc Trăng nói riêng và cả nước nói chung khá bức xúc.
Sau khi sự việc xảy ra và ông Són bị tạm giữ để điều tra về vụ tai nạn, một bạn nick name "LongLe" bình luận trên mạng xã hội: "Ông này hèn quá, lại chơi cái chiêu hình nhân thế mạng hòng qua mắt luật pháp, nhưng ông nên nhớ rằng vải thưa không thể che mắt được cơ quan điều tra nha, chứ chưa nói là che được mắt thánh đó nha!"
Còn bạn có nick name "Daotuananh" viết: "Rất khó khăn !rất buồn!!! nhưng đây là một trong những lý do muôn đời của người dân Việt Nam rất hay sửa dụng kế ve sầu thoát xác "chú nhận tội cho anh !anh ở ngoài lo cho vợ con chú đầy đủ", hoặc chú hi sinh sau này bọn anh có trách nhiệm lo cho vợ con chú đầy đủ!"
Còn bạn "CuongSnc" viết: "Lại cố tình "bỏ mặc nạn nhân" ... nhiều người sẽ nói nếu cấp cứu kịp thời thì có thể hậu quả không quá nghiêm trọng, giờ thì có tình tiết tăng nặng rồi (kể cả việc cho người đóng thế). Là ai thì cũng phải chịu sự xử lý nghiêm của phát luật."
Vị Tổng giám đốc Tổng Kỳ Hoà sẽ đối mặt với án phạt nào?
Nhận định về vụ việc, luật sư Trương Xuân Tám – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ trên trang Lsvn.vn: Đối với hành vi cho tài xế lái xe nhận tội thay mình là không chấp nhận được, việc này là hành vi trái pháp luật và cả tài xế lẫn ông Són đều phải chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật bởi hành vi này.
Theo luật sư Trương Xuân Tám, từ trước tới nay đã từng có rất nhiều vụ việc xảy ra tình trạng nhận tội thay đi kèm đó là lời hứa sẽ trả công bằng vật chất, tiền bạc hoặc bên ngoài sẽ chạy án cho. Thế nhưng khi điều tra ra thì bản thân những người gây án vẫn phải chịu trách nhiệm và vẫn phải tội.
Còn người nhận tội thay, sẽ phải chịu nhiệm trước các hành vi, thứ nhất là hành vi khai báo gian dối, được biết hành vi này cũng có thể là tội hình sự.
Và thứ hai là hành vi đặc biệt nghiêm trọng đó là che giấu tội phạm, pháp luật quy định tội nghiêm trọng là tội che giấu tội phạm. Vì vậy, người che giấu tội phạm cũng sẽ bị xử lý hình sự, bởi người nhận tội thay đã biết rõ mọi chuyện nhưng vẫn che giấu, không những không tố giác mà còn chấp nhận tội thay cho người gây án.
Tuy nhiên, người nhận tội thay sẽ không bị truy tố về tội danh gây tai nạn chết người mà sẽ bị truy tố theo tội danh đúng với bản chất sự việc, đó là cố tình khai báo gian dối trong hoạt động tư pháp và che giấu tội phạm .
Pháp luật hiện nay đều nghiêm cấm, không thể cho phép ai vì động cơ cá nhân, nể nang tình cảm hay là vì tiền bạc mà nhận thay tội, điều này được xem là không đúng với bản chất sự việc và cần phải được xử lý. Mặc dù, trước đây những vụ việc như này cũng đã từng xảy ra. Tuy nhiên, khi phát hiện ra thì vẫn phải xử lý cả 2 bên đúng theo quy định của pháp luật.
Muu sau co nao TGD Tong Ky Hoa gay tai nan, sai tai xe “the than“?-Hinh-2
Chiếc xe ông Són lái gây tai nạn 
Còn đối với người gây ra tai nạn chết người, ở đây là ông Són: Có thể tùy thuộc vào tỉ lệ thương tật của nạn nhân, các yếu tố lỗi cố ý hay vô ý và các mặt chủ quan, khách quan mà người gây tai nạn bị áp dụng các hình thức xử lý khác nhau.
Nếu có căn cứ chứng minh người gây tai nạn với lỗi cố ý nhằm tước đoạt tính mạng, sức khỏe của người bị nạn thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh về nhóm xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác, như tội Giết người, Cố ý gây thương tích.
Theo Bộ luật hình sự 2015, khung hình phạt cao nhất đối với tội Giết người là tử hình, với tội Cố ý gây thương tích là chung thân.
Nếu người gây tai nạn dẫn đến tỉ lệ thương tật cho người bị nạn từ 61% trở lên chỉ do yếu tố lỗi vi phạm về an toàn giao thông, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Trường hợp người gây ra tai nạn sau đó bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm, hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì được xem là tình tiết định khung tăng nặng, quy định tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự. Mức án cao nhất đối với tội này lên đến 15 năm tù.
Ngoài ra, người gây ra tai nạn còn có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định 46/2016 và có thể phải bồi thường thiệt hại cho người bị nạn theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Xuân Diệp

>> xem thêm

Bình luận(0)