Khoa học và Đời sống số 51-2023

NĂM THỨ 65 THỨ NĂM (21/12/2023), SỐ 51 (4313) Nhà máy xử lý rác thải Phương Đình hoang tàn QUÉT QRCODE ĐỌC KH&ĐS 22 6 2 Viêm phổi trắng bùng phát, trẻ dễ nguy kịch 5 12 13 Trang sức mạ vàng từ 10.000 đồng ngập chợ mạng Haima 7X-E giá hơn 1,1 tỷ, có thu hút khách hàng Việt? 17 19 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Nam Định khẩn trương xử lý đơn kiến nghị của bà con thôn Vân Cát, trong đó có nội dung liên quan treo biển tên di tích tại quần thể Phủ Dầy. Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) Lùm xùm tên di tích, trách nhiệm thuộc về ai? PHỦ DẦY (NAM ĐỊNH): CHỦ TỊCH UBND TỈNH VĨNH PHÚC CÓ TÍN NHIỆM THẤP 53,19%: Sẽ xin từ chức hay như nào?

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 51 (4313) Thứ Năm (21/12/2023) 2 Sẽ xin từ chức hay như nào? Sau khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố, ông Lê Duy Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - cho rằng, “kết quả tín nhiệm thấp lần này rất bất thường” và các cơ quan đang xem xét đề nghị phúc tra lại kết quả lấy phiếu. PV Khoa học và Đời sống có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá Giáo dục). Xin từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm 2 mức lKết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy, ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nhận quá nửa số phiếu tín nhiệm thấp, thực hiện theo Nghị quyết 96 là xin từ chức hoặc bỏ phiếu tín nhiệm? - Chúng ta đã lấy phiếu tín nhiệm lâu nay, mở đầu là Quốc hội, sau đó đến HĐND các cấp. Các cơ quan của Đảng cũng lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Tuy nhiên, người nào có số phiếu tín nhiệm thấp quá 50% sẽ phải đối mặt những hệ lụy pháp lý. Theo Nghị quyết 96 của Quốc hội, ông Lê Duy Thành có thể xin từ chức. Trường hợp ông Lê Duy Thành không từ chức sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm, HĐND tỉnh sẽ bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, quy trình bỏ phiếu tín nhiệm chỉ còn hai mức: “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”. Nếu ông Thành đạt tỷ lệ phiếu “tín nhiệm” từ 50% thì có thể tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh; nếu nhận được hơn 50% phiếu “không tín nhiệm”, sẽ bị xem xét miễn nhiệm theo quy định. Như vậy, khi không chấp nhận xin từ chức, đến khi bỏ phiếu tín nhiệm 2 mức, cán bộ sẽ không thể xin từ chức được nữa, nếu tín nhiệm thấp sẽ bị cơ quan có thẩm quyền bãi nhiệm chức vụ đó. Có được kiểm tra, xem xét lại? lÔng Lê Duy Thành cho rằng, “kết quả tín nhiệm thấp lần này rất bất thường” và hiện các cơ quan xem xét đề nghị phúc tra lại kết quả lấy phiếu. Có cơ sở để xem xét lại kết quả lấy phiếu tín nhiệm trên hay không? - Tôi được biết, bản thân ông Thành bất ngờ và có ý kiến về kết quả tín nhiệm thấp, cho rằng có sự bất thường. Nếu việc bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm đúng quy trình, số người tham gia bỏ phiếu và ban kiểm phiếu khách quan, minh bạch, dân chủ, công khai, đây là kết quả chính xác. Nếu còn có băn khoăn hoặc cho rằng có sự nhầm lẫn trong quá trình Ban kiểm phiếu làm việc, các cơ quan có thẩm quyền cũng cần xem xét, cân nhắc kiến nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, Nghị quyết 96 của Quốc hội cũng không có điều nào quy định khi có kiến nghị thì phải xem xét hay bỏ phiếu tín nhiệm lại. Do đó, căn cứ pháp lý cho kiến nghị này rất khó thực hiện. lTrường hợp ông Lê Duy Thành có quá trình công tác đạt nhiều kết quả tốt, có cần xem xét lại kết quả lấy phiếu tín nhiệm? - Phiếu tín nhiệm cũng chỉ là một kênh để đánh giá cán bộ, còn nhiều Theo Nghị quyết 96 của Quốc hội, ông Lê Duy Thành có thể xin từ chức. Trường hợp ông không từ chức sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm, HĐND tỉnh sẽ bỏ phiếu tín nhiệm, nếu ông Thành nhận được hơn 50% phiếu không tín nhiệm, sẽ bị xem xét miễn nhiệm. kênh khác để đánh giá như bản thân Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không có điều tiếng gì trong cả Đảng, HĐND đều đánh giá tốt thì cần phải cân nhắc. Thực tế không loại trừ có sự nhầm lẫn trong quá trình kiểm phiếu, có thể phiếu cao lại nhầm sang thấp. Tôi thấy cần phải xem xét, cân nhắc, trước khi có quyết định chính thức, cơ quan có thẩm quyền cũng phải họp lại, xem xét lại. Chắc chắn số phiếu đó vẫn còn lưu trữ chứ không ai hủy phiếu, do đó cần kiểm tra, kiểm phiếu lại. Nếu kết quả vẫn như vậy, cho thấy đã thực hiện công khai, minh bạch, sẽ thực hiện theo Nghị quyết 96. Nếu kiểm tra lại cho thấy không đúng với công bố ban đầu, phải xem xét lại kết quả cho ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc! lXin cảm ơn ông Lê Như Tiến về cuộc trao đổi trên! HẢI NINH thực hiện NHỮNG LẦN LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI ÔNG LÊ DUY THÀNH Ông Lê Duy Thành, 54 tuổi, có trình độ Tiến sĩ Kinh tế. Ông kinh qua nhiều chức vụ tại Vĩnh Phúc như Cục phó Cục Thuế tỉnh, Bí thư Huyện ủy Lập Thạch, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh. Tháng 10/2020, khi đang làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông được giới thiệu và bầu là Chủ tịch tỉnh với 100% số phiếu đồng ý (47/47). Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm năm 2018, ông Lê Duy Thành lúc đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đứng ở tốp giữa, với 33 phiếu tín nhiệm cao (chiếm 67,3%), 9 tín nhiệm (chiếm 18,3%) và 6 tín nhiệm thấp (chiếm 12,2%). Đợt lấy phiếu tín nhiệm của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 13/12 mới đây, ông Lê Duy Thành có 19 phiếu tín nhiệm cao (40,43%); hai phiếu tín nhiệm (4,26%); 25 phiếu tín nhiệm thấp (53,19%). CHỦ TỊCH UBND TỈNH VĨNH PHÚC CÓ TÍN NHIỆM THẤP 53,19%: Phát biểu bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh Vĩnh Phúc sáng 15/12, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, khẳng định: "Công tác lấy phiếu tín nhiệm được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo dân chủ, minh bạch, công tâm, khách quan". Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc chia tổ thảo luận về các vấn đề liên quan. 28 người được lấy phiếu có báo cáo đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chấp hành Hiến pháp và pháp luật; chỉ ra ưu, khuyết điểm khi thực hiện nhiệm vụ được giao; kiểm điểm và đưa ra hướng khắc phục. Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nêu rõ quan điểm, nguyên tắc: “Nghiêm cấm và xử lý nghiêm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ”. VĨNH PHÚC TĂNG TRƯỞNG THẾ NÀO TRONG 3 NĂM ÔNG LÊ DUY THÀNH LÀM CHỦ TỊCH? Báo cáo tại kỳ họp 13 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2025 về tình hình kinh tế - xã hội và các mặt công tác của tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành cho biết, Vĩnh Phúc là một trong 30 tỉnh không đạt dự toán thu ngân sách năm. Dù vậy, Vĩnh Phúc là một trong 8 tỉnh có số ngân sách cao nhất, đồng thời cơ cấu thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm trên 80% tổng thu của tỉnh, khẳng định nguồn thu rất ổn định và bền vững. Trong nửa nhiệm kỳ 2020-2025, Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển kinh tế vượt trội, giữ được một vị thế của một tỉnh phát triển. Các chỉ số phản ánh chất lượng điều hành của UBND tỉnh đều nằm trong tốp 10 toàn quốc. Việc thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc đã hoàn thành mục tiêu của cả nhiệm kỳ là 2,2 tỷ USD. Năm 2022, báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, GRDP năm 2022 đạt mức tăng khá, tăng 9,54% so với năm trước, đạt mức cao nhất trong giai đoạn 20142022, đứng thứ 5 vùng Đồng bằng Sông Hồng và thứ 17 cả nước về tốc độ tăng GRDP. Hầu hết chỉ số tăng trưởng của các ngành đều đạt mức cao so với mục tiêu đề ra. Năm 2021, theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh, Vĩnh Phúc vẫn đạt nhiều kết quả nổi bật. GRDP ước đạt 87,09 nghìn tỷ đồng, tăng 8,02% so với năm 2020, là tỉnh có tăng trưởng cao thứ 9 cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Năm 2021, ước tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 63,74%, ngành dịch vụ chiếm 28,43%, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 7,83% (so với tỷ trọng tương ứng năm 2020 lần lượt là 61,32% - 30,45% - 8,23%). Môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc tiếp tục được cải thiện khi thu hút được trên 1,025 tỷ USD vốn FDI, tăng 51,29% so với cùng kỳ năm 2020, thu hút được 21,8 nghìn tỷ đồng vốn DDI, tăng 143,07% so với năm 2020. Ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hóa Giáo dục)

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 51 (4313) Thứ Năm (21/12/2023) 3 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Văn Nguyên (33 tuổi, bác sĩ chuyên khoa I) và Hồ Đắc Tuấn (36 tuổi, nhân viên Khoa dược) cùng công tác tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng để điều tra tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Theo kết quả điều tra, từ tháng 1/2023 đến nay, Lê Văn Nguyên đã lạm dụng chức vụ là bác sĩ khám bệnh, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế nhằm chiếm đoạt thuốc bảo hiểm y tế của bệnh viện. Quá trình này có sự tham gia, giúp sức của Hồ Đắc Tuấn. Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, theo kết quả điều tra ban đầu, việc cơ quan điều tra khởi tố bác sĩ này về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là có cơ sở. Trường hợp bị kết tội, bác sĩ phải đối mặt hình phạt có thể tới 20 năm tù. Trong vụ việc này, bác sĩ Nguyên đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình như một phương thức, công cụ để thực hiện hành vi phạm tội. Do có chuyên môn, vị trí công tác, được giao nhiệm vụ, bác sĩ này biết các quy trình thủ tục, lợi dụng thông tin có được từ người bệnh, đã giả mạo hồ sơ khám bệnh, giả mạo chữ ký của bệnh nhân để lập hồ sơ khống nhằm trục lợi bảo hiểm. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, làm rõ quy trình khám bệnh, cấp phát thuốc trong tình huống này thuộc nhiệm vụ của cán bộ, cá nhân nào. Trường hợp có căn cứ cho thấy đã có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc dấu hiệu đồng phạm giúp sức cho bác sĩ Nguyên thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế, cơ quan điều tra có thể tiếp tục khởi tố bị can để xử lý đối với những người có hành vi vi phạm. Đây là vụ việc phức tạp, có liên quan lĩnh vực đặc thù, phương thức thủ đoạn phạm tội tinh vi và thời gian thực hiện hành vi phạm tội kéo dài nên cơ quan điều tra sẽ thận trọng xem xét đánh giá để làm sáng tỏ bản chất sự việc... Đặc biệt, sẽ mở rộng điều tra làm rõ vụ việc này có đồng phạm hay không để xử lý theo quy định. HẢI NINH PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ, thời gian qua, nhà ở cho người có thu nhập thấp được chú ý nhiều. Tuy nhiên, sự chú ý này chưa thực sự cặn kẽ, chưa đầy đủ và chu đáo nên đang xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cho biết, từ thực trạng cung không đủ cầu, những người có thu nhập thấp không có nhiều sự lựa chọn. Từ đó, thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều mô hình nhà ở tự phát như chung cư mini, hay nhà người dân cho thuê. Lượng cầu lớn và thu nhập thực tế của người dân đang rất thấp so với giá nhà hiện nay đã buộc họ phải lựa chọn nơi ở phù hợp túi tiền của mình, giải quyết vấn đề an cư thuận lợi hơn. PGS.TS Bùi Thị An cũng cho rằng, có nhiều nhà ở xã hội sau khi được xây dựng và hoàn thiện, lại chưa phù hợp điều kiện sinh sống của người dân như chỗ đi làm quá xa, không có cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đầy đủ, thiếu tiện nghi trong nhà… Vì vậy, họ phải lựa chọn loại hình chung cư mini là điều tất yếu. Bên cạnh đó, không phải nhà ở xã hội nào cũng có mức giá hợp lý, tiệm cận thu nhập của người dân. Nhiều căn hộ nhà ở xã hội được bán với giá cao ngang nhà ở thương mại. Đây là thực trạng mà ai cũng thấy rõ. Bà An còn cho rằng, một số chính sách về phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, dù có nhưng lại chưa được nghiên cứu sâu một cách đầy đủ, sao cho hợp lý, ngay cả việc giám sát các công trình xây dựng còn lỏng lẻo trong khâu quản lý. Điển hình, dù đã có quy định 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại sẽ được dành phát triển nhà ở xã hội nhưng tại Hà Nội, tỷ lệ này là 25% song hầu như không đạt được yêu cầu. “Ở nước ngoài, đa phần người dân thuê nhà nhiều hơn mua nhà. Hình thức thuê, mua nhà ở xã hội được thực hiện tương đối hiệu quả, phù hợp mức thu nhập đa số người lao động. Xu hướng thuê nhà là định hướng khá hay và đúng đắn trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Đây có thể xem là đề xuất mới trong việc xây dựng nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp”, bà An ý kiến. THIÊN TUẤN Ngày 20/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của Bộ Chính trị; cho ý kiến về các văn bản trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 79. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, tinh thần gương mẫu, đi đầu và những kết quả đạt được của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an trong năm 2023. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Đảng ủy Công an Trung ương là tập thể đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đã để lại nhiều kết quả và dấu ấn nổi bật, thể hiện cao nhất trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trao đổi tại hội nghị, Tổng Bí thư điểm lại, ghi nhận những kết quả nổi bật trong năm 2023, đồng thời lưu ý, nhấn mạnh nội dung cần tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo thời gian tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Đảng ủy Công an Trung ương cần chủ động nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống và tích cực, tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước gắn với các đề án, kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự. Tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ. Quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện giải pháp phòng, chống tội phạm, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân. Đảng bộ Công an Trung ương cần tiếp tục nỗ lực phấn đầu, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý thật nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. TIỂU PHƯƠNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Đảng ủy Công an Trung ương có nhiều dấu ấn nổi bật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Đảng uỷ Công an Trung ương luôn đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đã để lại nhiều kết quả và dấu ấn nổi bật, thể hiện cao nhất trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. ẢNH: CAND Ông Lưu Bình Nhưỡng bị khai trừ khỏi Đảng Ngày 20/12, tại kỳ họp thứ 34, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với ông Lưu Bình Nhưỡng. Tại kỳ họp thứ 34, xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Ông Nhưỡng vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi; vi phạm Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước. Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật Khai trừ khỏi Đảng đối với ông Lưu Bình Nhưỡng. Trước đó, ngày 15/11, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963), trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội. Ông Lưu Bình Nhưỡng bị điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại Điều 170, Bộ luật Hình sự. Ông Nhưỡng bị bắt liên quan vụ án Phạm Minh Cường (SN 1986, thường gọi là Cường “quắt”, đối tượng hình sự, có 3 tiền án), trú huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, về tội Cưỡng đoạt tài sản. Theo ông Lại Hợp Mạnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Thái Bình, việc khởi tố, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng căn cứ vào kết quả điều tra vụ án Phạm Minh Cường. Trong quá trình cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp, Cường bị một số đối tượng xã hội cản trở, gây khó khăn. Do có quan hệ với ông Lưu Bình Nhưỡng (ông Nhưỡng từng nhận Cường là cháu, Cường từng nói ông Nhưỡng là bố nuôi), Phạm Minh Cường nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng can thiệp, tác động với cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình để các nhóm xã hội không gây sự, gây khó khăn cho Cường tiếp tục hoạt động. Theo Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Bình, hành vi phạm tội của bị can Lưu Bình Nhưỡng là đồng phạm, với vai trò giúp sức để Phạm Minh Cường cưỡng đoạt tài sản. TÂM ĐỨC PGS.TS Bùi Thị An Ông Lưu Bình Nhưỡng Bị can Lê Văn Nguyên Trăn trở nhà ở cho người thu nhập thấp Bác sĩ trục lợi bảo hiểm, trách nhiệm BV Đa khoa tỉnh Lâm Đồng?

Số 51 (4313) Thứ Năm (21/12/2023) 4 NGHE & NHÌN BÌNH MINH Cầu Thanh Nam bắc qua sông Thu Bồn, nối phường Cẩm Nam với trung tâm TP Hội An, dự kiến hoàn thành tháng 8/2023, hiện vẫn chưa thể thông xe vì không có đường dẫn. Tháng 3/2023, UBND TP Hội An làm lễ hợp long cây cầu này và theo lộ trình hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 8/2023. Thế nhưng, đến nay, dự án vẫn dang dở. Dù bị trễ tiến độ, dự án cầu Thanh Nam đang “đứng bánh” không thể thi công. Nhiều hạng mục của dự án trăm tỷ chưa hoàn thiện. Nguyên nhân là ở hai đầu của hệ thống đường dẫn lên cầu thuộc phường Cẩm Nam và phường Cẩm Châu đều bị vướng giải phóng mặt bằng. Việc thi công cũng phải tạm dừng trong một thời gian dài. Dự án cầu Thanh Nam bắc qua sông Thu Bồn có tổng mức đầu tư hơn 337 tỷ đồng, khởi công từ năm 2020, nhằm giải quyết nhu cầu giao thông giữa phường Cẩm Nam với trung tâm TP Hội An. Dự án được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông trên tuyến Hoàng Diệu và khu vực chợ Hội An, tạo cảnh quan đô thị, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP Hội An. Cầu Thanh Nam được thiết kế có chiều dài 344 m, rộng 10,5 m cùng hệ thống đường dẫn dài gần 200 m nối Cẩm Nam với phường Cẩm Châu. Trong khi chờ đường dẫn, sắt thép trên cầu đã bắt đầu hoen gỉ, vật liệu xây dựng để vương vãi khắp nơi. Không biết đến khi nào mới có thể giải phóng mặt bằng để tiếp tục xây dựng đường dẫn. Không có đường dẫn, người dân phường Cẩm Châu và Cẩm Nam, TP Hội An chưa biết thời điểm cây cầu được thông xe, đưa vào sử dụng để thoát cảnh nắng bụi, mưa bùn.

Số 51 (4313) Thứ Năm (21/12/2023) 5 ội chứng viêm phổi trắng do vi khuẩn Mycoplasma gây quan ngại sức khỏe người bệnh. Tại Việt Nam, nhiều trẻ em nguy kịch vì biến chứng của bệnh này. SỨC KHỎE MỚI Viêm phổi trắng bùng phát, trẻ dễ nguy kịch QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT “Hội chứng phổi trắng do vi khuẩn Mycoplasma có triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với cảm cúm, sốt xuất huyết. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây viêm màng phổi khô, suy hô hấp, hen phế quản, viêm kết mạc, các biến chứng về tim mạch, biến chứng đường tiêu hóa…”, PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương - nói. Tưởng cảm cúm thông thường, nào ngờ phổi trắng xóa, nhiễm trùng huyết Theo BS Đinh Xuân Hoàng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, mỗi ngày, khoa tiếp nhận 150160 bệnh nhi điều trị nội trú, trong đó các ca nhiễm bệnh lý về đường hô hấp chiếm khoảng 50%. Nhiều trường hợp nhập viện do viêm phổi, không ít trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma với các triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, sốt xuất huyết. Một số trường hợp đến viện trong tình trạng biến chứng nhiễm khuẩn huyết nặng, nguy hiểm tính mạng. Điển hình, trường hợp bệnh nhi 10 tuổi ở Phú Thọ vào viện trong tình trạng sốt cao, tức ngực. Gia đình chia sẻ, trước khi vào viện 7 ngày, trẻ sốt cao nhất 40oC, kèm tức ngực, tự điều trị cảm cúm nhưng không đỡ, gia đình đưa bé đến Trung tâm Y tế gần nhà được chẩn đoán sốt xuất huyết. Trẻ điều trị 7 ngày kháng sinh, bệnh tiến triển nặng hơn, suy đa tạng nên gia đình đưa trẻ đến bệnh viện. Kết quả kiểm tra, bệnh nhân bị viêm phổi do Mycoplasma, theo dõi nhiễm khuẩn huyết nặng. Tương tự, bệnh nhi B.N (8 tuổi, Lào cai) bị sốt cao liên tục, húng hắng ho, gia đình cho đi khám tại bệnh viện gần nhà, được chẩn đoán sốt vi rút. Trẻ được theo dõi tại nhà thêm 3 ngày nhưng không hết sốt. Ngày thứ 5 mắc bệnh, trẻ được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương với biểu hiện sốt cao liên tục từng cơn, ho khan, phát ban toàn Hà Lan và Đan Mạch... Tại Warren (Mỹ), 145 trường hợp viêm phổi kể từ tháng 8 đến nay. Đây là con số được đánh giá rất cao. Các vùng Tây Massachusetts cũng ghi nhận mức độ Mycoplasma cao bất thường. Thông thường, Mycoplasma có chu kỳ bùng phát khoảng 5 năm một lần, nhưng nó hiếm khi gây chú ý vì các triệu chứng nhẹ, ca tử vong rất hiếm. Tuy nhiên, gần đây, dịch bệnh có chiều hướng nghiêm trọng hơn nhiều. BS Đỗ Hoàng Hải, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay, nhiều trẻ em Việt Nam cũng nhập viện điều trị dài ngày do vi khuẩn nhiễm Mycoplasma gây nên (chiếm 30 - 40%). Các bác sĩ chưa rõ nguyên nhân bệnh do Mycoplasma xuất hiện nhiều gần đây, song ghi nhận đó là điều bất thường và tiếp tục theo dõi. Trước tình trạng bệnh gia tăng, ngày 4/12, Bộ Y tế phát khuyến cáo người dân phòng dịch khi tình hình bệnh hô hấp bùng phát ở nhiều nước. Dễ bị chẩn đoán nhầm và biến chứng nặng Các chuyên gia cho hay, sở dĩ viêm phổi do Mycoplasma được gọi là Hội THÚY NGA Môi trường không khí ô nhiễm nghiêm trọng, khói bụi độc tố từ các nhà máy, phương tiện giao thông và các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập khiến lá phổi của chúng ta ngày càng suy yếu. Từ đó, nó gây ra các căn bệnh về phổi và hệ hô hấp làm suy giảm sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng. Để bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ hô hấp và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến phổi nên sử dụng các biện pháp che chắn bảo vệ mũi, miệng, hệ hô hấp khỏi khói, bụi, chất độc hại; thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; hạn chế hoặc dừng hút thuốc lá và các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Sử dụng thực phẩm chức năng, thuốc bổ phổi cần chú ý: Nên tìm hiểu kỹ và tuân theo hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng khi sử dụng. Những người có bệnh nền, phụ nữ đang mang thai và người cao tuổi nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng. Bạch Long: Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long sản xuất, giá khoảng 35.000 đồng/hộp. Thiên Môn Bổ Phổi: Dược phẩm AGIMEXPHARM sản xuất, giá 69.000 đồng/chai. Siro ho Bảo Thanh: Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh sản xuất, giá khoảng 44.000 đồng/chai. Viên uống Heviho: Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh sản xuất, giá khoảng 195.000 đồng/hộp. Bảo Khí Khang: Công ty TNHH Dược phẩm sản xuất, giá 82.000 đồng/hộp. Bảo Phế Vương: Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc Tế sản xuất, giá 210.000 đồng/hộp. NHẬT HÀ Một số loại thực phẩm chức năng bổ phổi thân, chụp X- Quang phổi có hình ảnh viêm phổi thuỳ. Xét nghiệm chuyên sâu do Mycoplasma. PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh cho biết, viêm phổi có nhiều căn nguyên, trong đó Mycoplasma Pneumoniae (vi khuẩn không điển hình) là tác nhân quan trọng gây viêm phổi ở cộng đồng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở nhóm trẻ lớn. Hiện mỗi ngày, Trung tâm Hô hấp tiếp nhận 150 - 160 bệnh nhi điều trị nội trú, trong đó các ca nhiễm Mycoplasma chiếm khoảng 30%. Theo một nghiên cứu của Mỹ, trẻ từ 5 - 10 tuổi, tỷ lệ mắc viêm phổi do Mycoplasma là 16%. Trong khi đó, nhóm trẻ 10 - 17 tuổi, tỷ lệ này lên đến 23%. Mycoplasma cũng là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát tại Trung Quốc, khiến các bệnh viện nhi ở miền Bắc quá tải. Vi khuẩn cũng xuất hiện tại các nước châu Âu như chứng phổi trắng là ảnh chụp X-quang của bệnh nhi cho thấy những mảng trắng ở khắp phổi. PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh chia sẻ, mùa đông với thời tiết lạnh ẩm, thay đổi thất thường, kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, là điều kiện thuận lợi để các loại vi rút, vi khuẩn gây các bệnh như: Cúm mùa, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, cũng như nhiều bệnh khác phát triển, lây lan mạnh. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, tuần cao điểm cho thấy số lượng trẻ mắc cúm A, nhiễm vi rút hợp bào hô hấp RSV, Mycoplasma, Adeno vi rút, Rota vi rút... đang có dấu hiệu gia tăng. Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện do viêm phổi, trong đó có nhiều trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma với các triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Nếu không chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, dẫn tới trẻ suy hô hấp và nguy hiểm tính mạng. Phân tích triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma ở trẻ, PGS.TS Hanh thông tin, khi vi khuẩn Mycoplasma xâm nhập cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 tuần. Sau đó, bệnh sẽ khởi phát và trải qua triệu chứng. Ban đầu, trẻ có những biểu hiện viêm long đường hô hấp: Hắt hơi, sổ mũi, sốt. Trẻ em bị viêm phổi có thể bị sốt cao, sốt liên tục từ 39 đến 40 độ C. Ngoài ra, trẻ còn ho nhiều, ho rũ rượi từng cơn, ho đi kèm khó thở, thở nhanh gấp gáp. Những trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ… Đặc biệt, trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma có thể có biểu hiện những biến chứng ngoài phổi khác như viêm kết mạc, nổi mày đay trên da, biến chứng tim mạch, biến chứng đường tiêu hoá, tiết niệu… Những triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma ở trẻ rất dễ nhầm với tác nhân viêm phổi khác như do vi rút, vi khuẩn vì có những biểu hiện như: Sốt, ho, khó thở hoặc chụp phim X- Quang phổi có những tổn thương trên phim. Chẩn đoán xác định tác nhân viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae cần phải làm xét nghiệm đặc hiệu. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy trẻ có biểu hiện như viêm long đường hô hấp, sốt cao, ho khó thở và đặc biệt là xảy ra ở những trẻ lớn, từ 4 - 10 tuổi, nên đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và làm xét nghiệm chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Có thể bệnh nhân có biến chứng mà cha mẹ không phát hiện ra như: Sốt cao có biểu hiện ngoài phổi, hoặc viêm phổi nặng và suy hô hấp.... H Cách phòng bệnh Viêm phổi do vi khuẩn hay vi rút nói chung và viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae nói riêng là con đường lây truyền tiếp xúc qua đường giọt bắn. Đến nay, chưa có vắc xin phòng Mycoplasma, để đảm bảo dự phòng cho trẻ cha mẹ cần đảm bảo một số nguyên tắc: Rửa tay bằng xà phòng; đảm bảo cho trẻ sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát; không tiếp xúc trẻ có biểu hiện ho, sốt. Ngoài ra, đảm bảo trẻ có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp tăng cường sức đề kháng. Ăn đủ ô vuông thức ăn có đầy đủ thành phần dinh dưỡng, đảm bảo vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, cha mẹ nên cho con tiêm phòng theo đúng lịch, bởi vì nhiễm Mycoplasma Pneumoniae có thể đồng nhiễm thêm những vi khuẩn khác như phế cầu, Hip…. Để chẩn đoán Mycoplasma, người bệnh thường được chỉ định xét nghiệm huyết thanh, PCR hoặc xét nghiệm tìm kiếm sự phát triển của vi khuẩn trong mẫu máu. Tuy nhiên, điều trị viêm phổi do Mycoplasma rất khó khăn, do vi khuẩn này có khả năng kháng kháng sinh. Vì vậy, đa phần bệnh nhân không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường. Một số bệnh nhân biến chứng nặng hoặc nhiễm thể Mycoplasma kháng thuốc phải điều trị đặc hiệu. Trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma, được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương

Số 51 (4313) Thứ Năm (21/12/2023) 6 goài bị đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm, Công ty TNHH Elly Cuties bị phạt 150 triệu đồng, buộc thu hồi, tiêu hủy toàn bộ số mỹ phẩm chưa được cấp phép. SỨC KHỎE MỚI Công ty Elly Cuties HỮU THÔNG Thừa nhận sơ xuất, khắc phục hậu quả Trong thông cáo phát đi ngày 13/12, Công ty TNHH Elly Cuties cho rằng, tháng 6/2023, do sơ xuất trong việc bổ sung hồ sơ đăng ký cấp phiếu công bố mỹ phẩm, hai sản phẩm Cao Thảo Mộc và Kem Nam Elly bị Sở Y tế TP HCM coi là “đưa vào lưu thông khi chưa được cấp phiếu công bố sản phẩm”. Sau đó, công ty đã được cấp phiếu công bố mỹ phẩm đối với hai sản phẩm này vào tháng 8/2023. Công ty TNHH Elly Cuties cho biết, không trực tiếp sản xuất mỹ phẩm. Mỹ phẩm của họ được sản xuất bởi một đối tác đã được Sở Y tế TP HCM cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm (số 210/HCM-ĐKSXMP từ ngày 30/8/2022). Thông tin này đã được cung cấp cho Sở Y tế TP HCM. “Những vi phạm hành chính nêu trên đã được công ty khắc phục và tuân thủ đầy đủ từ 4 tháng trước”, thông cáo của Công ty TNHH Elly Cuties nêu. Cũng theo đơn vị này, cả 2 thiếu sót nêu trên liên quan thủ tục hành chính, giấy tờ và đã được bổ sung, điều chỉnh ngay sau khi được Sở Y tế TP HCM thông báo. Về mặt pháp lý, căn cứ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở Y tế TP HCM, luật sư Nguyễn Văn Lập (Đoàn Luật sư TP HCM) dẫn quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b, khoản 20, Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm như sau: Phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành Bị xử phạt 150 triệu đồng Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Elly Cuties (số 183/37 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh) vì có vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Công ty đã sản xuất mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; đưa mỹ phẩm lưu thông khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm; theo đó, bị phạt 150 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo quy định của pháp luật nhưng không quá 24 tháng. Ngoài ra, Công ty TNHH Elly Cuties còn chịu hình thức phạt bổ sung, buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm. Theo tìm hiểu của PV Khoa học và Đời sống, Công ty TNHH Elly Cuties thành lập ngày 2/3/2023, người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Kim Hồng và Nguyễn Thị Trúc Loan. Trong đó, bà Hồng được biết tới với nghệ danh Elly Trần. Hệ sản phẩm họ Elly Mỹ phẩm của Công ty Elly Cuties có nhãn hiệu Elly's Cosmetic với nhiều sản phẩm khác nhau như: Kem Face, Kem Body, Kem Nám, Kem Mụn, sữa tắm... Khảo sát ngày 19/12, Fanpage Facebook có tên “Elly's Shop” với 215.000 người theo dõi, đăng nhiều bài viết kèm hình ảnh quảng cáo về các sản phẩm mỹ phẩm Elly's Cosmetic, trong đó có cả hình ảnh của Elly Trần. Tương tự, mạng xã hội TikTok với tài khoản tên "ellytranofficial" cũng có nhiều hình ảnh, video quảng cáo mỹ phẩm, trong đó có video Elly Trần ngồi "chốt đơn" bán các sản phẩm mỹ phẩm Elly's Cosmetic. N Hình ảnh quảng cáo mỹ phẩm Elly's Cosmetic trên trang "Elly's Shop". Ảnh chụp màn hình. TS.BS Lê Ngọc Diệp - Giảng viên Khoa Da liễu, ĐH Y Dược TP HCM - cho hay, theo thống kê, khoảng 5 triệu đến 10 triệu thành phần đang được sử dụng trong mỹ phẩm. Điều đáng nói, người tiêu dùng không biết một số chất dùng phổ biến trong mỹ phẩm như Sodium lauryl sulfate được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ, dùng sản xuất mỹ phẩm; Polyethylene glycol sử dụng trong kem dưỡng da, chống khô da gây ảnh hưởng bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể; Propylene glycol có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, khử mùi, kem đánh răng ảnh hưởng xấu lên gan, não, thận… Ngoài ra, một số hóa chất phổ biến gây hoặc nghi ngờ gây ung thư như: Phthalates (có trong sơn móng tay, son môi và nước hoa) có thể ảnh hưởng gan, thận và phổi, tim, huyết áp, nhất là sự phát triển bào thai và trẻ sơ sinh; Parabens là hóa chất thường được sử dụng như chất bảo quản trong nhiều mỹ phẩm, trong đó có sản phẩm khử mùi. Chất này được xác định có nhiều trong các mô của phụ nữ bị ung thư vú… Không chỉ thế, việc dùng sản phẩm có chứa corticoid làm trắng, trị nám hay trị mụn trứng cá cũng rất phổ biến. Lúc đầu dùng thấy da trắng, mịn hơn nên nhiều người nghĩ rằng hiệu quả. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp tục sử dụng, có rất nhiều tác hại như gây giãn mạch, ngứa, đỏ da, trứng cá mụn mủ bộc phát, da mỏng đi, teo da, nám nặng hơn… Số đông người tiêu dùng hiện nay chưa hiểu về an toàn mỹ phẩm, vì ham rẻ và nhầm tưởng những sản phẩm này có hiệu quả thật. Nhiều người đã sử dụng sản phẩm truyền tay, quảng cáo truyền miệng, nên phải gánh hậu quả. Theo BS CKII Lê Thị Thái Hà, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, bệnh viện từng tiếp nhận các nạn nhân bị tai biến da do sử dụng kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Nhiều trường hợp phải điều trị lâu dài vì dị ứng, nổi mụn, sưng tấy… Người tiêu dùng cần thận trọng, sử dụng mỹ phẩm phải có sự tư vấn, hướng dẫn về chủng loại, thành phần mỹ phẩm. Chỉ mua mỹ phẩm khi biết rõ nguồn gốc, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm chính hãng, nơi bán có uy tín, tránh mua sản phẩm trôi nổi. “Trường hợp sử dụng phải mỹ phẩm giả, kém chất lượng và thấy có dấu hiệu về da liễu như ngứa, mẩn đỏ, nổi ban..., bệnh nhân nên ngừng sử dụng, không nên tự điều trị vì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Thay vào đó, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ” - BS Hà khuyến cáo. HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG TỪ MỸ PHẨM KHÔNG AN TOÀN

Số 51 (4313) Thứ Năm (21/12/2023) 7 SỨC KHỎE MỚI Mặt nạ hóa học: Đa phần phụ nữ không có thói quen phân biệt mặt nạ tự nhiên và mặt nạ hóa chất trước khi sử dụng. Do đó, họ vô tình mua phải các sản phẩm chứa hóa chất. Những sản phẩm làm đẹp này chỉ được sử dụng khi có lời khuyên từ chuyên gia, bác sĩ da liễu. Hơn nữa, mặt nạ hóa chất có thể loại bỏ lớp độ ẩm tự nhiên phía trên và gây ra nhiều tác hại, đặc biệt là đối với làn da nhạy cảm. Kem chống da sần vỏ cam: Trên thực tế, kem chống sần vỏ cam không mang đến hiệu quả như tên gọi. Theo nghiên cứu, vấn đề về da này chỉ là một đặc điểm tự nhiên trên cơ thể một số người. Sự xuất hiện của lớp sần vỏ cam không phụ thuộc giảm hoặc tăng cân, mà bắt nguồn từ hormone và gen. Kem trị rạn da: Thật không may, kem trị rạn da cũng không hề mang đến lợi ích gì cho da. Loại mỹ phẩm này chỉ có khả năng giữ ẩm. Do đó, nếu mắc phải vấn đề về da, bạn cần tìm đến phương pháp tích cực hơn. Tẩy tế bào chết môi: Là món mỹ phẩm không cần thiết bởi nó chỉ chứa son dưỡng và các hạt li ti có khả năng mài mòn nhưng giá thành lại rất cao. Bên cạnh đó, da môi rất mềm nên việc tẩy tế bào chết có thể làm bong tróc cả da chết và da sống. Do đó, sản phẩm này chỉ làm cho môi khô nứt, bong tróc nhiều hơn. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên sử dụng son dưỡng ẩm để chăm sóc đôi môi của mình. Kem dưỡng cho da cổ: Da cổ rất mỏng và dễ lão hóa, cần được chăm sóc như da mặt. Tuy nhiên, không nhất thiết phải dùng kem dưỡng chuyên dụng cho vùng da này vì kem dưỡng ẩm hoặc chống lão hóa cho da mặt cũng dùng được cho cổ. Sản phẩm cho tóc chẻ: Đây là sản phẩm rất lãng phí tiền bạc. Hầu hết sản phẩm gắn mác "phục hồi tóc chẻ ngọn" chỉ tạm thời làm thẳng phần ngọn và tạo ảo giác mái tóc khỏe mạnh bên ngoài. Trên thực tế, chỉ có cắt bỏ mới giúp mái tóc chẻ ngọn suôn mượt trở lại. Các loại kem ủ tóc: Hầu hết sản phẩm chăm sóc tóc đều có 3 loại dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc. Kem ủ tóc hay mặt nạ cho tóc cung cấp các dưỡng chất để nuôi tóc chắc khỏe, mềm mượt hơn. Tuy nhiên, sử dụng nhiều hơn 2 lần/tuần lại không tốt. Thêm vào đó, nếu sử dụng đúng loại dầu gội và dầu xả phù hợp cho mái tóc, bạn chẳng cần dùng đến kem ủ tóc. Thuốc nhuộm có tác dụng dưỡng tóc: Quá trình nhuộm tóc luôn gây ảnh hưởng cấu trúc tóc. Vì vậy, các chất dưỡng có trong thuốc nhuộm cũng chẳng thể ngăn chặn quá trình này. Đó là lý do bất kỳ chất dưỡng tóc nào cũng chỉ là một cách tiếp thị. THẢO NGUYÊN (Theo BS) Kem chống nắng chứa các thành phần hóa học: Nếu các mẹ không muốn con em mình hấp thụ những hóa chất từ kem chống nắng, hãy chọn loại có chứa kẽm oxit. Loại mỹ phẩm này sẽ bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi tia cực tím từ ánh nắng Mặt trời mà không gây hại. Tắm cho bé bằng xà phòng thơm: Thời gian tắm có thể dẫn đến những tác dụng xấu đến làn da của trẻ sơ sinh. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, trẻ sơ sinh không nên dùng sản phẩm vệ sinh cá nhân chứa chất thơm tổng hợp, paraben hoặc chất sunfat gây kích ứng. Phấn rôm cho trẻ: Các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh không nên dùng phấn rôm để ngăn ngừa hăm tã cho bé. Những sản phẩm này thường có thể gây kích ứng da của bé. Sữa tắm nhiều bọt: Hãy nhớ rằng da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm. Những loại sữa tắm tạo bọt có thể làm khô da của em bé và khiến chúng cảm thấy ngứa ngáy. Kem trị bỏng Neosporin: Khi trẻ bị bỏng hay bị xước, bạn hãy cân nhắc trước khi dùng kem Neosporin. Các bác sĩ hầu như không bao giờ khuyên dừng Neosporin hoặc kháng sinh đối với trẻ sơ sinh vì chúng có nguy cơ gây dị ứng. Sản phẩm mỹ phẩm dành cho người lớn: Những loại mỹ phẩm dành cho người lớn thường chứa đầy hương thơm và nước hoa. Những chất phụ gia này không được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh bởi chúng là những yếu tố kích thích dị ứng và chàm bội nhiễm. Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm chính là "bùa hộ mệnh" cho làn da mỏng manh của bé. Tuy nhiên, mẹ nên tìm hiểu kỹ các thông tin về kem dưỡng ẩm cho bé trước khi quyết định chọn lựa bất kỳ một sản phẩm nào. Tuyệt đối không dùng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần hóa học cho bé bởi chúng có thể gây kích ứng da. Hãy thận trọng với tinh dầu: Dù được dùng phổ biến với người lớn nhưng tinh dầu chứa rất nhiều hương thơm và có khả năng gây khó chịu cho làn da nhạy cảm của bé. Chất tẩy rửa thơm: Nhiều nhãn hiệu bán lẻ sản xuất chất tẩy rửa dành cho "da nhạy cảm", không có hóa chất và hương thơm. Đó mới chính là những sản phẩm an toàn cho trẻ sơ sinh và người lớn. Kem chống hăm có mùi thơm: Hãy tìm những loại kem không có mùi thơm tổng hợp khi bạn muốn chọn kem chống hăm an toàn cho bé. Zinc oxide và dầu hỏa đều là những thành phần an toàn để tìm trong kem chống hăm tã. Các loại kem chứa oxit kẽm và bột yến mạch cũng là những thành phần nhẹ nhàng và an toàn. THẢO NGUYÊN (theo RD) nói gì? vi sản xuất mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Hình thức xử phạt bổ sung (quy định tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP): Đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật nhưng không quá 24 tháng; biện pháp khắc phục hậu quả (quy định tại khoản 4 Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP): Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm. 10 sản phẩm làm đẹp “tiền mất tật mang” Những mỹ phẩm tuyệt đối không dùng cho bé “Như vậy, đối với cá nhân tự ý sản xuất mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, có thể bị phạt từ 40 triệu đến 50 triệu đồng. Đồng thời, buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định. Theo quy định tại khoản 5, Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền được quy định tại Điều 70 là đối với cá nhân. Đối với cùng hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là từ 80 triệu đến 100 triệu đồng ”, luật sư Lập nói. Trang tin Brightside khuyên bạn nên xem xét lại việc sử dụng các loại mỹ phẩm làm đẹp sau đây vì chúng không chỉ chẳng mang đến hiệu quả, mà còn có thể gây hại cho da. Làn da của trẻ rất mỏng manh và dễ bị dị ứng, do đó, mẹ tuyệt đối không nên dùng 10 loại mỹ phẩm sau cho các bé. Các sản phẩm mỹ phẩm Elly's Cosmetic trên TikTok. Ảnh chụp màn hình.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==