Khoa học và Đời sống số 12-2023

Nhịn ăn gián đoạn lợi hay hại? NĂM THỨ 64 THỨ NĂM (23/3/2023), SỐ 12 (4274) 9 21 3 5 17 15 Con số, trách nhiệm và… kỳ vọng! “Bảo bối” giúp Võ Hoàng Hải là gương mặt trẻ truyền cảm hứng Độc lạ ngôi chùa “giác ngộ Phật pháp” ở Hà Nội Tuyển sinh ĐH-CĐ 2023: Đề xuất xây sân bay ở vịnh Vân Phong: Hợp lý… tính sao hiệu quả KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM (26/3/1983 - 26/3/2023) 18 Phát triển đội ngũ trí thức lớn mạnh là vô cùng quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Người trí thức đúng nghĩa là phải hiểu biết và biết đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế. Đội ngũ trí thức lớn mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước 2 5 Điều kiện xét tuyển vào khối trường quân đội CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG: QUÉT QRCODE ĐỌC KH&ĐS

Số 12 (4274) Thứ Năm (23/3/2023) Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ Trải qua 40 năm thành lập và phát triển, tiếp bước những thành tựu, kết quả mà các nhiệm kỳ trước đã xây dựng, với phương châm hành động “ Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Phát triển”, Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) khóa VIII kiên định mục tiêu là tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Chủ tịch: Giáo sư, Tiến sĩ Hà Học Trạc. Phó Chủ tịch: Tiến sĩ Trịnh Văn Tự. Phó Chủ tịch: Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm. Tổng Thư ký do Tiến sĩ Trịnh Văn Tự kiêm nhiệm (từ năm 1990, Cử nhân Trần Cư đảm nhận chức vụ này). Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra: Đồng chí Lê Khắc (từ năm 1990, Tiến sĩ Lê Quang Báu đảm nhận chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra). Chủ tịch: Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng. Phó Chủ tịch kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra: Giáo sư, TSKH Nguyễn Hữu Tăng. Phó Chủ tịch: Giáo sư, TSKH Phạm Mạnh Hùng. Phó Chủ tịch: Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Hiên. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Uy Liêm (giai đoạn 2008-2010, PGS.TS Hồ Uy Liêm giữ chức vụ Quyền Chủ tịch). Phó Chủ tịch: Cử nhân Phạm Quốc Anh. Hội nghị lần thứ 5 năm 2009, Hội đồng Trung ương đã bầu Tiến sĩ Phạm Văn Tân giữ chức vụ Tổng Thư ký thay đồng chí Hồ Uy Liêm. Chủ tịch: Giáo sư, Tiến sĩ Hà Học Trạc. Phó Chủ tịch: Giáo sư Phan Huy Lê. Phó Chủ tịch: Giáo sư, TSKH Nguyễn Hữu Tăng. Phó Chủ tịch: Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm. Tổng Thư ký: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Uy Liêm. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra: Cử nhân Trần Cư. Chủ tịch: Giáo sư, TSKH Đặng Vũ Minh. Phó Chủ tịch: Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng. Phó Chủ tịch: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Uy Liêm. Phó Chủ tịch: Tiến sĩ Trần Việt Hùng. Tổng Thư ký: Tiến sĩ Phạm Văn Tân. Tại Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ 3 (năm 2012), Tiến sĩ Phạm Văn Tân và Tiến sĩ Phan Tùng Mậu được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch. Chủ tịch: Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Lê Khắc, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Các Phó Chủ tịch: Nguyễn Văn Hiệu, Đào Văn Tập, Lê Văn Thới, Đường Hồng Dật. Chủ tịch: Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng. Phó Chủ tịch: Giáo sư, TSKH Nguyễn Hữu Tăng. Phó Chủ tịch: Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Hiên. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Uy Liêm. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tô Bá Trọng. 2 1 3 4 5 6 Khóa VIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 Khóa VII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 Khóa VI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 Khóa IV, nhiệm kỳ 2000 - 2005 Khóa II, nhiệm kỳ 1988 - 1993 Khóa III, nhiệm kỳ 1993 - 1999 Khóa I, nhiệm kỳ 1983 - 1988 Khóa V, nhiệm kỳ 2005 - 2010 (7) Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (giai đoạn 2015-2017). (8) Năm 2017, Tiến sĩ Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được bầu làm Phó Chủ tịch thay thế đồng chí Vũ Ngọc Hoàng. (9) Năm 2019, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được bầu làm Phó Chủ tịch thay thế đồng chí Bùi Thế Đức. (1) Chủ tịch: Giáo sư, TSKH Đặng Vũ Minh, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, khóa IX và khóa X, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam khóa XII. (2) Tiến sĩ Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. (3) Tiến sĩ Phan Tùng Mậu, Phó Chủ tịch kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. (4) Tiến sĩ Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội KH&KT Việt Nam. (5) TS Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội KH&KT Việt Nam khóa VII (từ tháng 9/2020 - 12/2020). (6) PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương được chỉ định giữ chức Ủy viên Đảng đoàn (nhiệm kỳ 2015 - 2020), được bầu vào Hội đồng Trung ương và giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VII (từ tháng 9/2020 - 12/2020). TSKH Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội được bầu giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VIII. PGS.TS Phạm Quang Thao, Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VII, được bầu giữ chức Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VIII. PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương, được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VIII (từ ngày 16/12/2022). ThS Nguyễn Quyết Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Trưởng Ban Tổ chức và Chính sách hội, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam khóa VII, được bầu giữ chức Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VIII. KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI 2

Số 12 (4274) Thứ Năm (23/3/2023) Nhân sự kiện kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Báo Tri thức và Cuộc sống có cuộc trò chuyện với TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. l “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế…”, Chủ tịch suy nghĩ như thế nào về vai trò, địa vị của trí thức hôm xưa, hôm nay và hôm sau? - Bác Hồ kính yêu đã khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài… Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc” [Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 184]. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò của người trí thức đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khi cho rằng: “Lực lượng chủ chốt của cách mạng là công nhân và nông dân… Nhưng cách mạng cũng cần có lực lượng của trí thức”. Với tư tưởng và quan điểm xuyên suốt về trọng dụng trí thức, Bác Hồ đã quy tụ xung quanh mình rất nhiều trí thức nổi tiếng toàn tâm, toàn ý vì đất nước và nhân dân. Tuy nhiên, là một nhà thực hành và lấy hiệu quả công việc cụ thể làm thước đo, nên Người đề cao và đánh giá những trí thức thực học, thực nghiệp, tức là người có những đóng góp thiết thực, cụ thể cho đất nước, cho nhân dân và cho xã hội bằng những sáng kiến, công trình. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người khẳng định: “Trí thức là hiểu biết... Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải biết đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế” [Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 275]. Chúng ta có thể khẳng định, nhờ có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước có được một đội ngũ trí thức xuất thân từ công nhân, nông dân, bộ đội, thanh niên xung phong, đủ khả năng gánh vác nhiệm vụ nặng nề cùng nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng, công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay. l Thực hiện tư tưởng trọng dụng trí thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút đội ngũ này? - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 Hội nghị Trung ương 7 khóa X (2008) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” định nghĩa: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Nghị quyết số 27-NQ/TW đưa ra 5 nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay: Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức; thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức; tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức; đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức; nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Ðảng đối với đội ngũ trí thức. Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ và tôn vinh xứng đáng những cống hiến của trí thức. Có cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài của đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”. Đại hội XIII của Đảng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ trí thức và thu hút nhân tài: “… Có cơ chế phát huy dân chủ, tự do sáng tạo và đề cao đạo đức, trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng, môi trường làm việc, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo của trí thức. Trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài, các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và nước ngoài, nhất là các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học có khả năng chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt quan trọng. Thật sự tôn trọng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện của chuyên gia, đội ngũ trí thức”. Có thể nhận định, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam gọi trí thức là “tầng lớp”, “đội ngũ” và xác định trí thức là một lực lượng có vị trí độc lập tương đối trong khối liên minh đại đoàn kết dân tộc, gồm: công nhân - nông dân - trí thức. Đảng ta đánh giá cao vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. ngành nghề, độ tuổi… Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành và các chức danh tương đương còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận có dấu hiệu hụt hẫng; chưa có nhiều tập thể khoa học, giáo dục - đào tạo, văn hóa, kinh tế mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế. l Điều mà đội ngũ trí thức, nhất là người đứng đầu Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - cái nôi tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước - trăn trở nhất hiện nay là gì? - “Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030” vẫn chưa được ban hành. Phương thức hoạt động của các liên hiệp hội, hội trí thức chậm kiện toàn, chậm đổi mới theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. l Về Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong chuỗi ngày hướng tới Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (26/3/1983-26/3/2023), Chủ tịch có thể chia sẻ mong muốn và kỳ vọng tương lai? - Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sắp tới bàn về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nên quan tâm và xem xét sâu sắc hơn về chiến lược phát triển đội ngũ trí thức, chính sách đối với nhân tài, ngân sách cho nghiên cứu khoa học - công nghệ; và đồng thời nâng cao trách nhiệm của trí thức, chất lượng hoạt động của các hội trí thức, như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam... Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng với các hội thành viên, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc không ngừng nỗ lực thực hiện quyết liệt các chiến lược, kế hoạch mang tính chiến lược, khẳng định vai trò và vị thế của một tổ chức đại diện tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ của Việt Nam; tập trung định hướng lại mục tiêu, tầm nhìn mô hình tổ chức, kế hoạch nguồn lực nhân sự - tài chính, truyền thông và quảng bá hình ảnh của tổ chức; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm thích ứng bối cảnh mới nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. VŨ ANH (thực hiện) “Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân", đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam luôn mang trên mình nhiệt huyết cách mạng, khát vọng vươn lên, đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực, là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước, phát triển đất nước phải dựa vào khoa học và công nghệ” (TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) Phát triển đội ngũ trí thức lớn mạnh là vô cùng quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Người trí thức đúng nghĩa là phải hiểu biết và biết đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế. CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG: Đội ngũ trí thức lớn mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước l Thực tế cho thấy cơ chế, chính sách đối với đội ngũ trí thức nói chung, trí thức khoa học - công nghệ nói riêng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng kinh tế số? - Vẫn phải thừa nhận rằng, cần và rất cần cơ chế, chính sách thực hiện sao cho đội ngũ trí thức, các nhà khoa học “sống bằng nghề” và có nhiều cố gắng, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Cơ cấu đội ngũ tri thức còn nhiều bất hợp lý về khu vực, vùng miền, “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế… Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc”. (Chủ tịch Hồ Chí Minh) Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bàn về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nên quan tâm và xem xét sâu sắc hơn về chiến lược phát triển đội ngũ trí thức, chính sách đối với nhân tài; nâng cao trách nhiệm của trí thức, chất lượng hoạt động của các hội trí thức. KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM (26/3/1983 - 26/3/2023) 3

Số 12 (4274) Thứ Năm (23/3/2023) KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI 4 TRẦN HẢI – THIÊN TUẤN Tiến sĩ Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Khóa VII, nhiệm kỳ 2015 - 2020. CHÚ THÍCH ẢNH: 1- Trụ sở mới của Liên hiệp hội Việt Nam khang trang, sạch đẹp tạo không khí phấn khởi làm việc cho các cán bộ, nhân viên. 2- Những buổi họp tại trụ sở mới thêm nhiệt huyết. 3- Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến hy vọng tòa nhà trụ sở mới tiếp tục sứ mệnh là “ngôi nhà chung” - nơi hội tụ, kết nối đội ngũ trí thức KH&CN người Việt Nam. 4- TS Lê Công Lương, Trưởng Ban Khoa học công nghệ và Môi trường chỉ đạo sát sao công việc khi vừa về “nhà mới”. 5- Cán bộ, nhân viên hào hứng làm việc, hứa hẹn nhiều sáng kiến mới. 6- Nhân viên kỹ thuật và chuyên gia kiểm tra hệ thống PCCC đảm bảo an toàn vận hành tòa nhà. “Một công trình uy thế, xứng tầm với đội ngũ trí thức… sẽ nâng tầm ngôi nhà chung Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lớn mạnh hơn”, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VUSTA xúc động chia sẻ. TÒA NHÀ TRỤ SỞ MỚI… NỘI LỰC MỚI, KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VUSTA Tháng 3/2023, Cơ quan Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam, VUSTA) chính thức chuyển trụ sở làm việc về tòa nhà mới tọa lạc tại lô D ngõ 19, phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội (trụ sở cũ tại số 53 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). “Tòa nhà trụ sở mới sẽ khởi tạo nội lực mới, khẳng định vị thế VUSTA”, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký xúc động chia sẻ. Theo TS Phạm Văn Tân, việc chuyển trụ sở mới là dấu mốc quan trọng trong hành trình xây dựng và phát triển đầy tự hào của Liên hiệp Hội Việt Nam. Đặc biệt, sự kiện này diễn ra đúng dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt nói chuyện và giao nhiệm vụ cho đội ngũ trí thức Việt Nam (18/5/1963 - 18/5/2023) và 40 năm ngày thành lập VUSTA (26/3/1983 - 26/3/2023). Hồi tưởng quá khứ, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký cho biết, năm 1983-1986, trụ sở đầu tiên đặt tại 32 Bà Triệu với diện tích chưa đến 100m2; năm 1986, chuyển tới số 53 Nguyễn Du, với diện tích ban đầu hơn 100m2, sau đó được Nhà nước cấp thêm 600m2. Tuy nhiên, theo thời gian, tòa nhà xuống cấp nghiêm trọng, có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào. Lãnh đạo VUSTA qua các thời kỳ đều trăn trở tìm phương án về một trụ sở mới. Theo ông Phạm Văn Tân, điều ấn tượng là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm tới hạ tầng cơ sở của VUSTA. Sau khi tham khảo mô hình từ các nước, Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương đã quyết định xây dựng tòa nhà 11 tầng với diện tích 10.000m2, bảo đảm hoạt động cho toàn bộ hệ thống từ cơ quan trung ương tới các đơn vị thành viên và thậm chí, cả đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Nguyên Phó Chủ tịch Phạm Văn Tân khẳng định: “Toàn thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ rất phấn khởi, đong đầy cảm xúc với niềm tin, niềm hy vọng được tiếp tục cống hiến và phát triển từ ngôi nhà mới, khang trang, hiện đại”. Chung niềm vui, Ths Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký VUSTA chia sẻ: “Giờ trụ sở to đẹp hơn, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tốt hơn, tương xứng hơn với tầm vóc của một tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nước nhà”. Theo Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến, các hội thành viên, các đơn vị trực thuộc, các cơ quan liên quan cũng như các nhà khoa học khi đến Cơ quan Trung ương VUSTA, sẽ có không gian rộng lớn hơn để làm việc, trao đổi, góp phần tạo hứng khởi, khơi thông sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. “Tòa nhà trụ sở mới luôn mở rộng cánh cửa kết nối, hội tụ đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở trong và ngoài nước, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho VUSTA nói riêng và đội ngũ trí thức nói chung”, ông Nguyễn Quyết Chiến nói. Sắp xếp lại tài liệu trong căn phòng làm việc mới, bà Dương Thị Nga, Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế không giấu nổi cảm xúc vui mừng, pha lẫn chút bâng khuâng bộc bạch: “Thanh xuân của tôi gắn với trụ sở 53 Nguyễn Du, cũng 16 năm ròng. Việc chuyển trụ sở mới không hẳn là dễ dàng vì ở nơi cũ tôi còn quyến luyến, níu giữ nhiều kỷ niệm, nhất là những sự kiện nơi đây giúp tôi trưởng thành hơn trong thực hiện nhiệm vụ hợp tác phát triển, hội nhập của đội ngũ trí thức thông qua vận động, huy động nguồn lực và hợp tác với các đối tác quốc tế và trong nước”. “Với môi trường làm việc hiện đại, sạch đẹp, hy vọng sẽ đón luồng gió thịnh vượng và phát triển”, bà Dương Thị Nga bày tỏ. Trụ sở 53 Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũ nhưng hoàn toàn không cũ trong suy nghĩ của mỗi cán bộ, nhân viên và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam trong và ngoài nước. Bà Dương Thị Nga, Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế hào hứng với căn phòng làm việc mới, xen lẫn cảm giác bâng khuâng với những kỷ niệm cũ. Ông Ngô Việt Dũng, Chánh Văn phòng trao đổi kế hoạch triển khai chương trình kỷ niệm 40 năm ngày thành lập VUSTA. 1 4 2 5 3 6

Số 12 (4274) Thứ Năm (23/3/2023) KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM (26/3/1983 - 26/3/2023) 5 Con số, trách nhiệm và… kỳ vọng! Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh: “Ý thức trách nhiệm phát triển VUSTA” PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, cách đây 60 năm, ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự, nói chuyện và giao nhiệm vụ cho đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tại Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến kiến thức Khoa học, Kỹ thuật Việt Nam. Ngày 26/3/1983, VUSTA được thành lập. Chủ tịch đầu tiên là Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa. “Suốt chặng đường 40 năm, từ một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, VUSTA đã trở thành tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam”, PGS. TS Phạm Ngọc Linh nói và cho biết thêm, lễ kỷ niệm lần này là dịp để tất cả cán bộ, nhân viên nhìn lại và tự hào về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức, để có thêm động lực, tinh thần sáng tạo, tiếp tục cống hiến, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, mà Nghị quyết Đại hội Xlll của Đảng đã đề ra. Với việc tập hợp, phát huy trí tuệ và sức sáng tạo của đông đảo chuyên gia, trí thức ở nhiều ngành, lĩnh vực khoa học khác nhau, VUSTA đã thực hiện hàng ngàn nhiệm vụ tư vấn, phản biện, góp ý khách quan, thẳng thắn và kịp thời nhiều vấn đề quan trọng của đất nước; phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học và công nghệ cho nhân dân, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh nhấn mạnh: “Tôi tự hào có mặt trong ngôi nhà chung của trí thức và ý thức rõ trách nhiệm khi tiếp bước, gánh vác một phần trọng trách đối với sự phát triển VUSTA trong chặng đường mới”. Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến: “Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa cơ chế, chính sách đối với đội ngũ trí thức” “Là thành viên Thường trực Đoàn Chủ tịch khóa VIII, tôi hy vọng với bề dày kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong 40 năm, chúng ta tiếp tục nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng và Nhà nước để các chủ trương, chính sách đối với đội ngũ trí thức nói chung và VUSTA nói riêng sớm được hoàn thiện, bảo đảm tính đồng bộ; từ đó, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà khoa học, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ yên tâm công tác, cống hiến”, Ths Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký cho biết. Theo Ths Nguyễn Quyết Chiến, dù còn khó khăn, bất cập về cơ chế, chính sách nhưng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực tận hiến Chặng đường 40 năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) không ngừng lớn mạnh, trở thành tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. vì sự nghiệp phát triển đất nước, đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, cán bộ, hội viên trong hệ thống VUSTA đã và đang đạt được nhiều kết quả trên các mặt công tác, góp phần hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, toàn hệ thống tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội VIII (20202025) của VUSTA, tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với những yêu cầu ngày càng cao, kỳ vọng và khát vọng ngày càng lớn. Phó Tổng thư ký Lê Công Lương: “Cả quãng đời sung sức nhất gắn bó với khoa học - công nghệ” “Tôi vô cùng xúc động chào đón 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Cả quãng đời đẹp nhất, sung sức nhất của tôi gắn bó với khoa học - công nghệ và hoạt động hội”, TS Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường bày tỏ. Từ địa phương tới Trung ương, TS Lê Công Lương có cơ hội làm việc với nhiều người, nhiều thế hệ lãnh đạo VUSTA. Điều đặc biệt khiến ông trân trọng là thế hệ lãnh đạo, cán bộ hội, lãnh đạo thực sự tâm huyết, yêu nước, cống hiến vì khoa học và công nghệ, vì sự phát triển của tổ chức và đội ngũ trí thức. Từ vị Chủ tịch đầu tiên - GS.VS Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đến GS Hà Học Trạc, GS Vũ Tuyên Hoàng, GS Hồ Uy Liêm, GS Đặng Vũ Minh và hiện nay là TSKH Phan Xuân Dũng… đều là những nhà khoa học xuất sắc, hết lòng nỗ lực xây dựng cơ quan trở thành tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “VUSTA đã thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của mình - là đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức trở thành một lực lượng nòng cốt trong liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó là điều đáng tự hào”, Phó Tổng thư ký Lê Công Lương nói. Theo TS Lê Công Lương, trong giai đoạn mới, để xứng đáng với truyền thống 40 năm, các tổ chức hội từ trung ương tới địa phương, tổ chức khoa học công nghệ cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, làm tốt công tác vận động trí thức, thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ thực sự là yếu tố then chốt, đột phá, đưa Việt Nam cất cánh, hội nhập với khu vực và thế giới. Trưởng ban Phạm Hữu Duệ: “40 năm - chặng đường vẻ vang” Là Trưởng ban Tổ chức cán bộ và Chính sách hội, Ths Phạm Hữu Duệ cho hay, 40 năm qua là cả hành trình vẻ vang, sự đóng góp không mệt mỏi của các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ hội ở cơ quan trung ương, các liên hiệp hội địa phương, hội ngành toàn quốc và tổ chức khoa học - công nghệ. Hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội, nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức và hợp tác quốc tế ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. “VUSTA và các hội thành viên đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động, nhiều nhà khoa học đã được vinh danh Anh hùng lao động, tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về KH&CN… Đó là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước”, ông Phạm Hữu Duệ cho hay. Trưởng ban Lê Thanh Tùng: “156 hội thành viên, 3,7 triệu hội viên… dấu ấn đậm nét VUSTA” Chia sẻ về sự kiện kỷ niệm 40 năm, Ths Lê Thanh Tùng, Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức tự hào: “VUSTA ngày càng khẳng định được vai trò của mình và đồng hành với dân tộc trong chặng đường xây dựng và phát triển đất nước”. Từ ngày đầu thành lập có 15 hội thành viên với vài vạn hội viên, đến nay Liên hiệp Hội Việt Nam có 156 hội thành viên (trong đó: 63 liên hiệp hội địa phương, 93 hội ngành toàn quốc), với 3,7 triệu hội viên. Theo đó, 2,2 triệu là trí thức khoa học và công nghệ, chiếm 32,5% trong cả nước. Đó là những con số mang dấu ấn đậm nét của VUSTA. Trưởng ban Bùi Kim Tuyến: “Mong muốn tổ chức lớn mạnh hơn nữa” “Cận kề lễ kỷ niệm, tôi nhớ các vị lãnh đạo tiền bối, đầy tâm huyết với sự nghiệp phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam. Tôi ước mong Liên hiệp Hội Việt Nam ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp cho đất nước”, Ths Bùi Kim Tuyến, Trưởng ban Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội bày tỏ. Theo Ths Bùi Kim Tuyến, nhờ “kết duyên” với VUSTA, bà được gặp gỡ và học hỏi các nhà khoa học, trí thức tiêu biểu, trong đó có nhiều vị mà bà ngưỡng mộ… “Thật hạnh phúc và vinh dự được là thành viên của Liên hiệp Hội. Tôi mong muốn tổ chức sẽ lớn mạnh và lớn mạnh hơn nữa; có nhiều đóng góp thiết thực trong công tác tư vấn, phản biện và giám định các vấn đề lớn, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, bà Kim Tuyến cho biết. MAI LOAN (thực hiện)

Số 12 (4274) Thứ Năm (23/3/2023) 6 Triệu chứng ung thư dạ dày Triệu chứng đầu tiên là người bệnh sụt nhiều cân trong 2-3 tháng, sức khoẻ sa sút, đau bụng nhiều, ói mửa, chán ăn, cảm giác đầy bụng, đi cầu phân màu đen... Những triệu chứng này lại dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày hoặc viêm đại tràng, vì thế ung thư dạ dày khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn. Do đó, ngoài các triệu chứng đi cầu phân đen, thấy cân nặng cơ thể bị sụt nhiều cân trong 2-3 tháng thì nên đi tầm soát bệnh. TPBVSK men vi sinh Medispores Biota tiếp tục “nổ” công dụng chống ung thư, tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, điều trị viêm đại tràng mãn tính, viêm túi thừa... dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép. SỨC KHỎE MỚI Ngày 16/3, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo gần 20 sản phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định quảng cáo. Cụ thể, website https:// trungtamthuoc.com/medispores-biota và một số địa chỉ khác quảng cáo sản phẩm Medispores Biota có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, cải thiện tình trạng rối loạn hệ khuẩn đường ruột, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể; khắc phục các phản ứng có hại do dùng kháng sinh... Nội dung này chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm. Được biết, sau cảnh báo vi phạm về quảng cáo của Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) men vi sinh Medispores Biota, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đang phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý theo quy định hiện hành đối với TPBVSK Medispores Biota, trên nhiều website, thông tin về công dụng của TPBVSK Medispores Biota vẫn hổi phồng và bán tràn lan. Men vi sinh chống ung thư và tiêu diệt vi khuẩn H.pylori? Qua phản ánh của bạn đọc và thực tế khảo sát của PV Khoa học và Đời sống cho thấy, hiện có nhiều trang mạng quảng cáo TPBVSK Medispores Biota công nghệ bào tử Spore Organic kết hợp chủng giống từ Anh Quốc. Theo đó, trên website https:// medispores.vn/ của công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Mỹ An (Hà Nội) quảng cáo: MediSpores cùng các chuyên gia hàng đầu Việt Nam nghiên các bệnh rối loạn và viêm nhiễm đường tiêu hóa, ngăn ngừa và điều trị viêm đại tràng mãn tính, viêm túi thừa. Gọi theo số hotline trên trang web, nhân viên bán hàng tư vấn, cung cấp men cho hệ tiêu hoá thì dùng liên tục khoảng 2-3 tháng, ngày 2 ống/2 lần, nếu tiêu chảy người lớn dùng 1 ngày 4 ống/2 lần... giá bán 160.000đ/hộp 20 ống 5ml. Đặc biệt, trang https:// trungtamthuoc.com/medispores-biota của Trung tâm Thuốc center Pharmacy đang bị Cục ATTP (Bộ Y tế) cảnh báo, kiểm tra giám sát việc quảng cáo sai phạm về TPBVSK MediSpores Biota nhưng vẫn đăng các thông tin quảng cáo: trong mỗi ống 5ml hỗn dịch MediSpores Biota có chứa 3,5 tỷ bào tử lợi khuẩn: Bacillus Subtilis chứa 2 tỷ CFU; Bacillus Clausii chứa 1,5 tỷ CFU. Thành phần Bacillus Subtilis trong men vi sinh MediSpores Biota có tác dụng “kháng khuẩn, kháng virus và chống ung thư”; ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa... Ngoài ra, TPBVSK MediSpores Biota cũng đang quảng cáo trên https://nhathuocvietphap.net/sanpham/medispores-biota/ chào hàng với giá bán 320.000đ/hộp 20 ống men vi sinh MediSpores Biota, trang https://tiki.vn/men-uong-vi-sinhmedispores-biota-bo-sung-loi-khuangiam-trieu-chung-roi-loan-tieu-hoado-su-dung-khang-sinh-dai-ngay-ho- QUỲNH HƯƠNG cứu công nghệ bào tử tìm ra dòng men vi sinh lợi khuẩn Probiotics (men vi sinh) dạng lỏng với nhiều ưu điểm vượt trội. Bào tử lợi khuẩn của MediSpores có nguồn gốc từ Anh Quốc... Theo nghiên cứu, Probiotics đã chứng tỏ tiềm năng trong điều trị và ngăn ngừa TPBVSK Phục Thần Đan: “Đánh đồng” triệu chứng rối loạn “Đánh đồng” triệu chứng rối loạn Khoa học và Đời sống số 11 ra ngày 16/3/2023 có bài “TPBVSK Phục Thần Đan vẫn quảng cáo “vống”... bẫy khách hàng”. Theo đó, trên trang https://phucthandan.com quảng cáo: Phục Thần Đan là “vị thuốc cổ truyền cho bệnh rối loạn thần kinh thực vật”, bí quyết hỗ trợ phục hồi hệ thần kinh bị suy nhược, loại bỏ căng thẳng mệt mỏi…, cùng nhiều video dùng ý kiến người bệnh quảng cáo Phục Thần Đan là “thuốc trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm sau sinh...”. Về vấn đề liên quan tim mạch, thần kinh, trí não và khí huyết, trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Duy Huệ, Phòng khám nội tổng hợp BS Huệ (TP HCM), cho rằng khi kết luận bệnh của người đang có các triệu chứng mất ngủ, bồi hồi, toát mồ hôi, nhịp tim đập không đều, hay cáu gắt... phải căn cứ vào nhiều vấn đề như: độ tuổi, giới tính, tâm lý, hoàn cảnh gia đình. Ví dụ, người nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh có những triệu chứng trên; Trong khoảng 55-60 tuổi nếu người có triệu chứng trên lại liên quan đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Tuy nhiên, hiện bệnh này lại đang có xu hướng trẻ hoá cao ở độ tuổi 20, 25. Người bị cao huyết áp, tiểu đường thì cũng có triệu chứng tim đập nhanh, tâm trạng hay bồn chồn, hồi hộp, lo âu. Do đó, nếu đánh đồng các triệu chứng trên là rối loạn thần kinh thực vật, hay bệnh trí não... mà tuỳ tiện sử dụng TPBVSK thì “lợi bất cập hại”, nguy hiểm sức khoẻ và tính mạng. Người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán bệnh, có hướng điều trị chính xác nhất. BSCKII Nguyễn Thị Phương TPBVSK Phục Thần Đan được quảng cáo như thuốc gây hiểu lầm cho người bệnh. Nội dung được phép quảng cáo về TPBVSK MediSpores Biota do Cục ATTP cấp. Quảng cáo men vi sinh Medispores Biota trên website https://medispores.vn/ Cục ATTP (Bộ Y tế) cảnh báo TPBVSK men vi sinh Medispores Biota vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Công ty Dược Tâm Mỹ An “phản pháo” Cục An

Số 12 (4274) Thứ Năm (23/3/2023) 7 Căn cứ Điều 49 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về Vi phạm các quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nêu rõ: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định. Hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, trong trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng. Đồng thời, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. SỨC KHỎE MỚI tro-hap-thu-p168553526.html bán giá 319.000đ/hộp. Qua tìm hiểu của PV, men vi sinh MediSpores Biota do Công ty Cổ Phần Nghiên Cứu và Phát Triển Công Nghệ Spomedic (TP Hà Nội) sản xuất. Thương nhân phân phối và chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm là Công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Mỹ An (130 đường Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội). mã số thuế 0109627991, ngày hoạt động 12/05/2021, người đại diện công ty là bà Lê Thị Huyền. Trước thực trạng trên, dư luận xã hội bức xúc cho rằng: Việc thổi phồng công dụng men vi sinh MediSpores Biota gây hiểu nhầm TPCN như thuốc điều trị nhiều căn bệnh đường tiêu hoá, gây nguy hiểm cho người bệnh là đáng lên án. Công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Mỹ An và các trang web có đang vì vụ lợi, coi thường luật pháp, coi thường sức khỏe người tiêu dùng khi đăng tải thông tin sản phẩm TPBVSK chưa có sự kiểm duyệt, cấp phép của cơ quan chức năng? Công ty Dược Tâm Mỹ An: Cục ATTP đã làm sai! Để khách quan và đa chiều thông tin, ngày 20/3, PV liên hệ đến công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Mỹ An (công ty Tâm Mỹ An) chịu trách nhiệm chất lượng TPBVSK MediSpores Biota. Đại diện của công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Mỹ An đưa ra Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với TPBVSK MediSpores Biota, có số ký hiệu của Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm 9630/2021/ĐKSP, do Phó Cục trưởng Cục ATTP Trần Việt Nga ký ngày 08/02/2023; đồng thời cho rằng, thần kinh thực vật? Lợi ích không ngờ của quả ổi 3 bài tập yoga tốt cho hệ tiêu hóa Ổi chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, nhiều vitamin C hơn cam... Trong 100g trái ổi chứa 68 calo;14,32 g carbohydrate; 8,92 g đường; 0,95 g chất béo; 5,4 g chất xơ; 417 mg kali; 228,3 mg vitamin C; 624 đơn vị vitamin A. Một quả ổi có thể cung cấp 12% lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày. Ăn nhiều ổi có thể hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón. Trong dân gian, mỗi khi bị tiêu chảy, nhiều người nấu nước lá ổi uống để cải thiện tình trạng. Ngoài ra chiết xuất lá ổi có khả năng kháng khuẩn. Điều này có nghĩa là nó có thể vô hiệu hóa các vi khuẩn có hại trong đường ruột gây tiêu chảy. Chiết xuất từ lá ổi có thể giảm cường độ và thời gian tiêu chảy. Tuy nhiên, để an toàn, nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng lá ổi để giảm tiêu chảy. Người mang thai hoặc cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chiết xuất lá ổi. Mặc dù ổi rất tốt cho tiêu hóa và giảm táo bón nhưng ăn quá nhiều ổi có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt là bạn đang bị hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, nếu cảm thấy có triệu chứng khó chịu ở bụng, buồn nôn, đầy hơi thì nên hạn chế ăn ổi. Ngoài tác dụng có lợi với hệ tiêu hóa, ổi có thể hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho làn da. Điều này nhờ vào lượng chất xơ, chất chống oxy hóa, hàm lượng vitamin... có trong ổi. Loại trái này còn có lợi cho người bệnh tiểu đường trong việc hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch... HÀ MINH Nhờ sự kết hợp hít thở sâu, 3 bài tập yoga dưới đây sẽ giúp massage và loại bỏ các chất độc mắc kẹt trong ruột đầy hiệu quả. Tư thế con bò: Bắt đầu với tư thế 2 tay và 2 đầu gối chạm sàn, giống tư thế 1 cái bàn, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay đặt song song vuông góc với sàn. Đảm bảo đầu gối, bàn chân và cổ tay nằm trên một đường thẳng. Đầu ở vị trí thoải mái, hơi nhìn lên trên. Hít vào, đẩy mông lên cao, lưng võng xuống hết mức có thể, mở ngực, đầu ngẩng cao hướng lên trần nhà. Giữ tư thế trong vài giây, sau đó thở ra và trở về tư thế ban đầu. Thực hiện tư thế 5-6 lần. Tư thế con mèo: là chuyển động kết hợp nhẹ nhàng giữa uốn lưng và thả lỏng. Bắt đầu với tư thế cơ thể đứng trên 2 tay và đầu gối giống như một cái bàn, bàn tay, đầu gối và chân mở rộng và trên một đường thẳng. 2 cánh tay đặt vuông góc với sàn, 2 tay mở rộng bằng vai, đầu gối mở rộng như chiều rộng của hông. Nhìn về phía trước. Hít vào và đưa cằm về phía ngực tư thế cúi đầu hướng về rốn, cong lưng hướng lên trên sàn hết mức có thể, siết hông. Hít thở sâu và chậm, giữ tư thế trong vài nhịp thở. Từ từ thở ra chậm, trở lại tư thế ban đầu. Thực hành tư thế 5-6 lần và tiếp tục kết hợp với tư thế con bò. Tư thế tam giác: Đứng thẳng, mở rộng 2 chân cách nhau tầm 3-4 bàn chân. Điều chỉnh chân phải hướng ra ngoài 1 góc 90 độ và chân trái cũng hướng theo một góc nhỏ tầm 15 độ. Nhớ đặt bàn chân xuống sàn, không nhấc chân lên, toàn bộ trọng lượng cơ thể đứng trên 2 bàn chân. Hít vào thật sâu, từ từ thở ra và uốn người sang bên phải, tay phải vươn xuống qua hông xuống chân, giữ cổ tay thẳng. Nâng tay trái lên và chạm tay phải xuống sàn. 2 tay tạo thành 1 đường thẳng đứng. Tùy thuộc vào khả năng của mình, có thể đặt tay phải lên chân, lên mắt cá, hoặc chạm hẳn xuống sàn. Đảm bảo kéo giãn hông trái trong khả năng. Mắt nhìn theo tay trái. Giữ tư thế và điều chỉnh cơ thể. Hít vào sâu và thở ra chậm, điều hòa hơi thở, thư giãn cơ thể. Hít vào và trở lại tư thế ban đầu, nhẹ nhàng hạ 2 tay xuống. Lặp lại động tác nhưng đổi bên trái. Tư thế này giúp cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích các cơ quan bụng dưới hoạt động tốt hơn. NGỌC HẢI Quả ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Ăn ổi hoặc uống nước lá ổi có thể giúp giảm tiêu chảy, hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón do có nhiều chất xơ. công ty đã được cấp phép quảng cáo, sự việc vừa qua Cục ATTP đã làm sai, công ty Tâm Mỹ An đang tiến hành làm việc với Cục ATTP về việc này. Tuy nhiên, thông qua Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, công ty Tâm Mỹ An chỉ được phép quảng cáo về sản phẩm TPBVSK MediSpores Biota với các thông tin: Công dụng: bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, phân sống do loạn khuẩn đường ruột; Đối tượng sử dụng: người rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn đường ruột. Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột; Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Mặt khác, trả lời về việc công ty Tâm Mỹ An có liên quan thế nào đến website https://trungtamthuoc.com/ medispores-biota với các thông tin quảng cáo TPBVSK MediSpores Biota như thuốc phòng chống ung thư, điều trị khuẩn HP dạ dày...? Đại diện công ty này lại cho rằng: “Cty Tâm Mỹ An không hợp tác với trang trungtamthuoc. vn, chúng tôi đã làm việc với bên này, yêu cầu xóa thông tin quảng cáo Biota phòng chống ung thư... và cũng sẽ gỡ các thông tin sai trên web https:// medispores.vn”. Dư luận đặt câu hỏi: Việc Công ty Dược Tâm Mỹ An cho rằng Cục An toàn thực phẩm đã sai khi cảnh báo sản phẩm MediSpores Biota vi phạm quảng cáo - điều này hiểu thế nào cho đúng? Và rồi các trang web thổi phồng công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ này, Công ty có “vô can”? Khoa học và Đời sống sẽ liên hệ Cục An toàn thực phẩm làm rõ vấn đề này và thông tin tới bạn đọc.n Nga, Trưởng khoa nội tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) từng cho biết, rối loạn thần kinh thực vật dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường. Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật, thường gặp nhất là đái tháo đường (đặc biệt đái tháo đường kiểm soát kém), bệnh Parkinson. Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh thoái hóa thần kinh (teo đa hệ thống…); rối loạn miễn dịch (bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp…), di truyền, tuổi già… Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật là bao gồm điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh. Người có các triệu chứng trên tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa có kiểm tra và thăm khám hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, dự phòng rối loạn thần kinh thực vật bằng cách suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục, có lối sống lành mạnh, sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý... HƯƠNG NGUYÊN Để cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng, tránh bệnh dạ dày… nên thường xuyên tập các bài tập yoga tốt cho hệ tiêu hóa. Tư thế con bò toàn thực phẩm sai?

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==