Vườn sân thượng nhà ông Huynh (quận Đống Đa) có rau, mướp, su su, ớt chuông... và đặc biệt nhất là hai cây đu đủ trồng thùng xốp.Năm 2009, ông Huynh bắt đầu trồng rau quả trong hộp xốp và chậu nhưng do sân thượng lợp mái tôn nên ánh sáng ít, cây phát triển không như ý muốn. Năm 2013, khi sửa lại nhà, ông đã cẩn thận làm chống thấm cho mái, xây bồn xung quanh, ở giữa sân kê hộp xốp và chậu để khi không trồng cây, sẽ làm thành sân chơi hóng mát.Hiện nay, gia đình có hai cây đu đủ nhiều quả do chủ nhà đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Năm 2010, ông Huynh trồng một cây khế và 2 cây đu đủ vào hộp xốp cỡ trung (49x36x31cm) nhưng không lót nilon dày nên rễ xuyên thủng hộp. Cây phát triển bình thường, đậu nhiều quả nhưng tốn nước tưới và phân bón.Đợt sau, ông trồng hai cây giống ban đầu cao 20 cm, trong đó có một cây trong hộp xốp cỡ đại (59x44x36 cm), ngoài quấn băng dính, trong lót nilon dày. Sau 4,5 tháng, cây trong hộp xốp đậu quả đầu tiên.Cây còn lại trồng trong chậu sứ cỡ trung, sau phải quây thêm để đổ đất, phân bón cho cây đủ dinh dưỡng. Chủ vườn chia sẻ, đu đủ trồng trong hộp xốp và chậu phát triển chậm hơn so với trồng dưới mặt đất nhưng vẫn có thu hoạch. Nếu muốn trồng, bạn nên chọn thùng xốp cỡ đại, xử lý trong, ngoài thành hộp, nếu trồng chậu phải chọn loại thật to (đường kính trên 60 cm, cao 40-45 cm). Như vậy, bộ rễ mới đủ không gian phát triển.Đu đủ là cây ưa nước vì có phiến lá to nên mùa hè, khi hanh khô phải tưới 2 lần một ngày, phủ lớp rơm mỏng ở bề mặt chậu để hạn chế bốc hơi nước. Nếu thiếu nước, cây chậm phát triển, ra ít hoa, trái hay bị rụng , trái đậu sẽ méo mó. Vợ ông Huynh và cháu bên cây đu đủ trồng được 10 tháng.
Cây đu đủ cần nước nhưng rất sợ úng, vì vậy nếu bạn trồng trong hộp xốp, chậu, phải có lỗ thoát nước tốt.Ngoài ra, chủ vườn bón thêm phân gà, phân bò đã qua xử lý để cây ra hoa trái nhiều. Đu đủ không ưa đạm nên không được bón loại phân này. Bạn chỉ bón NPK (chỉ số đạm thấp) khi cây hơn 3 tháng, khi cây đậu trái bón tiếp NPK, tưới Kali tuần một lần để trái ngọt.Quê ở Thái Bình, ông Huynh có kinh nghiệm trồng trọt từ khi học cấp 2. Bởi vậy, vườn cây của gia đình còn có rất nhiều loại củ quả vốn khó trồng trên sân thượng.Giàn su su xanh mướt vừa đẹp vừa có nhiều trái để ăn.Sống ở nước ngoài và thành phố nhiều năm nhưng ông Huynh vẫn luôn nhớ tuổi thơ ở quê, nhớ những chùm khế ngọt, những khi nghe chim hót... Khu vườn sân thượng nhỏ cũng giúp ông gần gũi hơn với thiên nhiên.Những cây ớt chuông nhỏ nhưng quả đậu nặng trĩu, chín đỏ.Ông Huynh đang tiến hành quy hoạch lại vườn, sửa sang, trồng vụ mới.
Vườn sân thượng nhà ông Huynh (quận Đống Đa) có rau, mướp, su su, ớt chuông... và đặc biệt nhất là hai cây đu đủ trồng thùng xốp.
Năm 2009, ông Huynh bắt đầu trồng rau quả trong hộp xốp và chậu nhưng do sân thượng lợp mái tôn nên ánh sáng ít, cây phát triển không như ý muốn. Năm 2013, khi sửa lại nhà, ông đã cẩn thận làm chống thấm cho mái, xây bồn xung quanh, ở giữa sân kê hộp xốp và chậu để khi không trồng cây, sẽ làm thành sân chơi hóng mát.
Hiện nay, gia đình có hai cây đu đủ nhiều quả do chủ nhà đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Năm 2010, ông Huynh trồng một cây khế và 2 cây đu đủ vào hộp xốp cỡ trung (49x36x31cm) nhưng không lót nilon dày nên rễ xuyên thủng hộp. Cây phát triển bình thường, đậu nhiều quả nhưng tốn nước tưới và phân bón.
Đợt sau, ông trồng hai cây giống ban đầu cao 20 cm, trong đó có một cây trong hộp xốp cỡ đại (59x44x36 cm), ngoài quấn băng dính, trong lót nilon dày. Sau 4,5 tháng, cây trong hộp xốp đậu quả đầu tiên.
Cây còn lại trồng trong chậu sứ cỡ trung, sau phải quây thêm để đổ đất, phân bón cho cây đủ dinh dưỡng. Chủ vườn chia sẻ, đu đủ trồng trong hộp xốp và chậu phát triển chậm hơn so với trồng dưới mặt đất nhưng vẫn có thu hoạch. Nếu muốn trồng, bạn nên chọn thùng xốp cỡ đại, xử lý trong, ngoài thành hộp, nếu trồng chậu phải chọn loại thật to (đường kính trên 60 cm, cao 40-45 cm). Như vậy, bộ rễ mới đủ không gian phát triển.
Đu đủ là cây ưa nước vì có phiến lá to nên mùa hè, khi hanh khô phải tưới 2 lần một ngày, phủ lớp rơm mỏng ở bề mặt chậu để hạn chế bốc hơi nước. Nếu thiếu nước, cây chậm phát triển, ra ít hoa, trái hay bị rụng , trái đậu sẽ méo mó. Vợ ông Huynh và cháu bên cây đu đủ trồng được 10 tháng.
Cây đu đủ cần nước nhưng rất sợ úng, vì vậy nếu bạn trồng trong hộp xốp, chậu, phải có lỗ thoát nước tốt.
Ngoài ra, chủ vườn bón thêm phân gà, phân bò đã qua xử lý để cây ra hoa trái nhiều. Đu đủ không ưa đạm nên không được bón loại phân này. Bạn chỉ bón NPK (chỉ số đạm thấp) khi cây hơn 3 tháng, khi cây đậu trái bón tiếp NPK, tưới Kali tuần một lần để trái ngọt.
Quê ở Thái Bình, ông Huynh có kinh nghiệm trồng trọt từ khi học cấp 2. Bởi vậy, vườn cây của gia đình còn có rất nhiều loại củ quả vốn khó trồng trên sân thượng.
Giàn su su xanh mướt vừa đẹp vừa có nhiều trái để ăn.
Sống ở nước ngoài và thành phố nhiều năm nhưng ông Huynh vẫn luôn nhớ tuổi thơ ở quê, nhớ những chùm khế ngọt, những khi nghe chim hót... Khu vườn sân thượng nhỏ cũng giúp ông gần gũi hơn với thiên nhiên.
Những cây ớt chuông nhỏ nhưng quả đậu nặng trĩu, chín đỏ.
Ông Huynh đang tiến hành quy hoạch lại vườn, sửa sang, trồng vụ mới.