Bi hài dân phố cổ phải vào nhà nghỉ để... “xả nỗi buồn”

Google News

Ăn ngủ, nghỉ, nấu nướng đã vất vả, ngay cả chuyện dùng chung nhà tắm cũng là một vấn đề khiến không ít người dân phố cổ phải đau đầu.

Khác với vẻ ngoài hào nhoáng ở những căn nhà mặt tiền đắt đỏ, những hộ dân sinh sống trong các con ngõ nhỏ chật hẹp nơi phố cổ đã phải thốt lên rằng “Nếu được lựa chọn họ sẽ không bao giờ muốn sống ở phố cổ”.
Vì đâu nên nỗi một biểu tượng của quốc gia lại bị chính người dân phố cổ chối bỏ. Giải thích vấn đề này, ông Q. sống ở Hàng Buồm cho biết: “Không chỉ chật chội nóng bức mà đến cái tối thiểu là đi vệ sinh còn khó khăn chứ đừng nói đến việc sinh sống ở đó”.
Ở khu vực phố cổ, một mét đất được tính bằng cây vàng, vì vậy nhiều gia đình cũng vì thế mà cơi nới thêm. Tuy nhiên, diện tích đất cơi nới cũng chẳng đủ cho một gia đình đông người sinh sống.
Nó chỉ giải quyết được phần nào sự bức bí trong căn nhà chật chội. Còn những vấn đề tế nhị khác thì vẫn là cả một vấn đề lớn. Ăn ngủ, nghỉ, nấu nướng đã vất vả, ngay cả chuyện dùng chung nhà tắm cũng là một vấn đề khiến không ít người dân phố cổ phải đau đầu.
Bi hai dan pho co phai vao nha nghi de... “xa noi buon”
 "Không chỉ chật chội, nóng bức mà đến cái tối thiểu là đi vệ sinh ở phố cổ còn khó khăn chứ đừng nói đến việc sinh sống ở đó”- anh Q. chia sẻ.
Anh Q. thở dài: “Nói quen cũng chẳng đúng mà bởi sống ở đây lâu đành phải chấp nhận thôi. Chúng tôi ở đây có 9 người nhưng chỉ có 1 nhà vệ sinh chung với nhà tắm nên phải xếp hàng. Từ chiều, những ai ở nhà thì sử dụng trước, còn những ai về muộn phải tới 9-10h đêm. Hôm nào cũng như hôm nào, đều như vắt chanh”.
Cũng theo anh Q., đợt vừa rồi có điều kiện nên 3 hộ gia đình góp tiền lại để sửa sang nên phần nào đỡ hơn: “Giờ có cửa nẻo hẳn hoi chứ trước đây chỉ có cái liếp bằng phên, nhiều khi tắm giặt cũng bất tiện”.
Không chỉ chung nhà tắm, nhà vệ sinh mà ngay cả cái vòi nước, bể chứa nước phục vụ cho ăn uống, rửa ráy họ cũng chung đụng. Nhiều lúc cả 3 hộ gia đình phải chờ nhau tới tận khuya mới ăn uống, tắm giặt. Nhiều hôm phải tới 12h đêm mới được ngủ.
Dù thế, đó vẫn chưa phải là cảnh đáng sợ nhất. Chị M. (vợ anh Q.) cho biết: “Khổ nhất là khi có nhu cầu mà chưa “trống chỗ” để xả. Những người sống trong con ngõ này đã thống nhất với nhau giờ giấc rõ ràng. Tuy nhiên, khi chẳng may đột xuất đau bụng thì quá khổ.
Nói hơi tế nhị nhưng nhiều hôm ăn uống chẳng may bị tào tháo đuổi đúng là không còn gì diễn tả nổi cái khó, cái khổ”.
Bi hai dan pho co phai vao nha nghi de... “xa noi buon”-Hinh-2
 Căn nhà vệ sinh chật chội nhưng đầy nấm mốc, đến cái cửa cũng dán chằng chịt bìa cát tông khiến không ít người lắc đầu.

Bi hai dan pho co phai vao nha nghi de... “xa noi buon”-Hinh-3
 Bên ngoài không gian cũng chẳng mấy khá khẩm khi không gian chật chội không có nơi chứa đồ.
Chị M. cũng kể, có lần vợ chồng chị đi ăn cỗ chẳng may ăn món gì trái ý về đau bụng, nhưng khi đó gia đình chị H. (hàng xóm) đang giờ tắm. Chị chờ hết người này người khác, trong bụng thì không chịu nổi. Cuối cùng phải nhờ chồng đèo ra nhà nghỉ để “xả".
Có lẽ, cũng bởi thế việc đi vệ sinh, tắm giặt ở phố cổ có giờ giấc cũng là một nguyên tắc của người dân phố cổ để hài lòng nhau. Dù thế những tình huống bi hài vẫn không ngừng diễn ra đằng sau những con ngõ sâu hun hút này.
Có dịp đi vào nhà vệ sinh trên con phố Hàng Chiếu mới thấy khâm phục sức chịu đựng của người dân nơi đây. Bên ngoài khách ta, khách Tây đi du lịch quần là áo lượt, đủ các thứ biển quảng cáo thức ăn thức uống tràn lan… Nhưng đi vào khu nhà vệ sinh, người ta không khỏi giật mình.
Chị Phương Chi (Đống Đa, Hà Nội), một thực khách cực chẳng đã phải đi vệ sinh nhờ ở một hàng bún trên phố. Sau khi quay lại bàn ăn, liền vội vã thanh toán bỏ dở bát bún cá vì không nuốt nổi nữa.
Nhưng đối với người dân ở đây thì chuyện đó là quá bình thường, họ vẫn sinh hoạt và chẳng ai chê trách nhà vệ sinh ấy bởi không đi không được.
Bi hai dan pho co phai vao nha nghi de... “xa noi buon”-Hinh-4
 Dường như người dân nơi đây không còn cách nào khác là sống và làm quen với cuộc sống chật chội sau những con ngõ sâu hun hút này.
Ông Th., một người dân ở đây chia sẻ: “Nay còn đỡ chứ cách đây 3-4 năm trước, nhà vệ sinh ở đây tối tăm, cũ kỹ hơn nhiều. Bể nước nhiều nhà còn đen ngòm, chuột chạy ầm ỹ. Nhưng giờ người ta sửa sang để bán hàng, kinh doanh. Nhà vệ sinh cũng đã được xây dựng khép kín hết rồi”.
Xếp hàng đi vệ sinh là chuyện bình thường ở những khu tập thể trên phố cổ kiểu này. Ông Th. cho hay, gia đình ông cũng thế, 5-6 người chung một cái nhà vệ sinh. Ngay từ khi con ông còn nhỏ, ông đã phải rèn con ăn ngủ nghỉ, tắm giặt và cả đi vệ sinh cũng phải có giờ giấc.
Theo ông, “đồng hồ sinh học” cũng cần phải có thời gian rèn dũa. Có như thế mới sống và tồn tại được ở những con phố được gọi là “tấc đất tấc vàng” này.
Theo Người đưa tin

Bình luận(0)