Phẫu thuật nâng gò má là loại phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ giúp tạo hình gò má thích hợp, cân xứng với khuôn mặt đồng thời có thể làm giảm nếp nhăn đáng kể. Phương pháp này sẽ phù hợp với những ai có gò má thấp, thiếu cân đối, lộ xương gò má, má hóp hoặc chảy xệ do bẩm sinh, tai nạn hoặc lão hóa sớm.
Phương pháp nâng cao gò má khá đa dạng, bao gồm sử dụng mỡ tự thân, tiêm chất làm đầy hoặc sử dụng miếng độn. Nhưng 2 phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất là sử dụng chất làm đầy và miếng độn.
Mỗi phương pháp sẽ ưu và nhược điểm khác nhau và để biết mình phù hợp với cách nào thì chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.
Phương pháp sử dụng miếng độn để nâng gò má
Với phương pháp sử dụng mỡ tự thân và dùng chất làm đầy, bác sĩ cần tính toán và xác định vị trí, sau đó sẽ tiêm mỡ hoặc chất làm đầy vào vùng cần được tăng thể tích.
Đối với sử dụng miếng độn, phẫu thuật nâng gò má thường không để lại sẹo do vết mổ ở bên trong khoang miệng. Bác sĩ sẽ rạch đường nhỏ trong miệng, tạo khoang giữa xương gò má và cơ mặt để đưa miếng độn vào trong.
Sau thủ thuật, sưng tấy và đau nhức là hiện tượng bình thường. Một vài người có thể cảm thấy căng cứng ở vùng má do chất độn được tiêm hoặc cấy vào nhưng tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Nên chườm đá thường xuyên trong 3 - 4 ngày, ăn thức ăn nhạt và mềm, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách để vết thương lành nhanh chóng.
Hiệu quả của phẫu thuật nâng gò má phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật. Nếu sử dụng chất làm đầy, hiệu quả sẽ kéo dài 6 tháng - 1 năm. Trong khi sử dụng mỡ tự thân và miếng độn có thể cho kết quả kéo dài vĩnh viễn.
Những biến chứng liên quan đến phẫu thuật gò má là khá nhỏ nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Dịch chuyển miếng độn, dị ứng chất độn, nhiễm trùng,... là một vài rủi ro thường gặp. Vì vậy, người tiến hành phẫu thuật cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi thực hiện, đồng thời luôn luôn phải chọn bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ uy tín.