Sửng sốt tìm ra manh mối mới từ cực quang sao Hỏa

Google News

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới công bố tại cuộc họp của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ (AGU), loại cực quang sao Hỏa ban đầu được phát hiện bởi tàu vũ trụ MAVEN của NASA trên thực tế là loại cực quang phổ biến nhất trên Hành tinh Đỏ.

Nghiên cứu được các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Vật lý Khí quyển và Không gian (LASP) của Đại học Colorado tiếp tục theo dõi cách mất nước, và hiểu rõ hơn về cách thức khí hậu sao Hỏa đã thay đổi theo thời gian như thế nào.

Không giống như hiện tượng cực quang có màu sắc rực rỡ nhảy múa trên bầu trời đêm gần các vùng cực của Trái đất, cực quang phổ biến nhất trên sao Hỏa là một hiện tượng ban ngày, gọi là cực quang proton, Embry-Riddle Ph.D, tác giả chính của bài báo cho biết.

Sung sot tim ra manh moi moi tu cuc quang sao Hoa
Nguồn ảnh: Phys. 

Các cực quang proton trên sao Hỏa hình thành khi gió mặt trời thổi về phía đám mây hydro khổng lồ bao quanh Sao Hỏa, và các proton tích điện dương được trung hòa bằng cách lấy các electron từ các nguyên tử hydro. Khi những nguyên tử mạnh mẽ, chuyển động nhanh này tương tác với các phân tử trong bầu khí quyển thấp hơn, chúng phát ra tia cực tím, tạo ra cực quang proton, Hughes nói.

"Các quan sát về cực quang proton trên sao Hỏa cung cấp một viễn cảnh độc đáo về hydro, do đó giúp nghiên cứu rõ hơn về cách mất nước từ hành tinh này", đồng tác giả Tiến sĩ Edwin Mierkiewicz của Embry-Riddle cho biết.

"Thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về sự tương tác của mặt trời với bầu khí quyển trên sao Hỏa và với các vật thể tương tự trong Hệ Mặt trời, hoặc trong một Hệ Mặt trời khác, không có từ trường toàn cầu”.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cực quang proton trên sao Hỏa xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn khi mức độ hydro thoát ra ngoài khí quyển ở mức cao nhất.

Ngoài ra, đồng tác giả Mike Chaffin của Đại học Colorado Boulder cho biết: “Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều cực quang proton hơn vào ban ngày của sao Hỏa vào mùa hè phía nam trong môi trường đầy bụi bặm, nóng bỏng, khi hành tinh này gần Mặt trời hơn".

Bụi xoáy và nhiệt độ cao hơn trong mùa hè phía nam sao Hỏa khiến hơi nước bị đẩy lên độ cao, nơi ánh sáng cực tím cực mạnh của mặt trời có thể phân tách nước thành hydro và oxy. Bởi vì hydro rất nhẹ, nó lọc đến đỉnh của bầu khí quyển sao Hỏa và làm phong phú thêm đám mây hydro xung quanh hành tinh.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)