Ảnh gây sốc: Lỗ đen bị “nghẹn” khi nuốt chửng ngôi sao

Google News

(Kiến Thức) - Tham lam định nuốt chửng một ngôi sao lớn hơn miệng mình, lỗ đen bị "nghẹn" và buộc phải "nôn" ra nửa ngôi sao.

Hiện tượng lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao và phun cột lửa không phải là một hiện tượng hiếm nhưng hiện tượng lỗ đen bị nghẹn, buộc phải nôn ra ngôi sao mình đã nuốt lại là trường hợp chưa từng xảy ra trong lịch sử nghiên cứu thiên văn của loài người. 
Anh gay soc: Lo den bi “nghen” khi nuot chung ngoi sao
 Sau khi nuốt chửng một ngôi sao, tâm lỗ đen sẽ phát ra những cột lửa sáng chói, thực chất là các tia plasma.
Mới đây, các nhà thiên văn đã ghi lại được một cảnh tượng siêu hiếm gặp và cực kỳ thú vị khi lỗ đen định nuốt một ngôi sao lớn hơn miệng hút của mình và bị mắc nghẹn, phải chấp nhận nhả ra một nửa ngôi sao. 
Cụ thể, khi họ đang theo dõi hiện tượng lỗ đen vũ trụ nuốt một ngôi sao có kích thước tương đương Mặt trời của chúng ta thì bỗng nhiên chứng kiến cảnh tượng giữa tâm của lỗ đen phụt lên một cột lửa sáng chói. 
Anh gay soc: Lo den bi “nghen” khi nuot chung ngoi sao-Hinh-2
 Lỗ đen là một bí ẩn chứa đầy nguy cơ của vũ trụ.
Thông thường, khi một ngôi sao bị lỗ đen nuốt chửng và hủy diệt hoàn toàn, cột lửa này mới xuất hiện nhưng lần này, các nhà thiên văn đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy một thực tế diễn ra hoàn toàn khác biệt, nguồn năng lượng cực lớn của lỗ đen mặc dù bóp méo, gây biến dạng ngôi sao nhưng không thể nuốt trôi hoàn toàn ngôi sao này. Sau cùng, một nửa ngôi sao bắn ra ngoài, nửa còn lại bị lực hút cực mạnh hình xoắn ốc của lỗ đen cắn nuốt.
Anh gay soc: Lo den bi “nghen” khi nuot chung ngoi sao-Hinh-3
 Lỗ đen có thể nuốt chửng một ngôi sao có kích cỡ tương đương với Mặt trời.
“Thông thường, lỗ đen sẽ nuốt chửng hoàn toàn một ngôi sao nhưng kích thước phải bằng hoặc nhỏ hơn miệng lỗ. Trong trường hợp này, có lẽ kích thước ngôi sao đã vượt qua giới hạn của lỗ đen”, Sjoert van Velzen, nhà thiên văn học đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Cũng theo các nhà khoa học, cột lửa cháy sáng phát ra từ tâm của lỗ đen khi nuốt chửng ngôi sao thực chất là các tia plasma và được gọi là Astrophysical jets (hiện tượng phản lực vật lý thiên văn). Hiện tượng này xảy ra do lỗ đen hút vật chất từ ngôi sao theo đường xoắn ốc, khi tụ vào tâm, các vật chất va chạm vào nhau với tốc độ ánh sáng, tạo nên sự bùng nổ vượt qua cả lực hút của lỗ đen và văng ra ngoài. 
Theo tính toán, thời gian để lỗ đen "tiêu hóa" hoàn toàn một ngôi sao mất đến một triệu năm. Tuy nhiên trong vũ trụ bao la, rộng lớn, khoảng thời gian này có thể coi là khá ngắn.
Đinh Ngân (TH)

Bình luận(0)