Ngắm các robot quân sự của sinh viên ĐH Công nghiệp

Google News

Đó là những mẫu robot độc đáo do sinh viên khoa Cơ khí - Đại học công nghiệp Hà Nội thiết kế và chế tạo. H.Q.

Kĩ sư Khổng Minh, giảng viên bộ môn Cơ điện tử - Khoa cơ khí - Đại học công nghiệp Hà Nội cho biết, trong các môn học ở khoa thường có các bài tập lớn là các đề tài nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các mô hình hệ thống cơ điện tử. Sinh viên thường rất hào hứng thực hiện các đề tài này. Trong ảnh là robot rết, một dạng robot phỏng sinh độc đáo, có cách di chuyển bằng hàng chục đôi chân như con rết.
Kĩ sư Khổng Minh, giảng viên bộ môn Cơ điện tử - Khoa cơ khí - Đại học công nghiệp Hà Nội cho biết, trong các môn học ở khoa thường có các bài tập lớn là các đề tài nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các mô hình hệ thống cơ điện tử. Sinh viên thường rất hào hứng thực hiện các đề tài này. Trong ảnh là robot rết, một dạng robot phỏng sinh độc đáo, có cách di chuyển bằng hàng chục đôi chân như con rết.
Nhiều mô hình robot do sinh viên chế tạo hướng đến tính ứng dụng trong đời sống, ví dụ như robot lau cửa kính nhà cao tầng. Mẫu robot này có thể leo các bề mặt kính dựng đứng bằng sức hút bề mặt được tạo ra nhờ động cơ cánh quạt công suất lớn.
Nhiều mô hình robot do sinh viên chế tạo hướng đến tính ứng dụng trong đời sống, ví dụ như robot lau cửa kính nhà cao tầng. Mẫu robot này có thể leo các bề mặt kính dựng đứng bằng sức hút bề mặt được tạo ra nhờ động cơ cánh quạt công suất lớn.
Một số mô hình làm tốt của sinh viên đã tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, tiêu biểu là robot công nghiệp SCARA phân loại sản phẩm bằng phương pháp xử lý ảnh. Robot này đã giành giải nhất trong cuộc thi của nhà trường và nhận được sự quan tâm của một số doanh nghiệp cơ khí.
Một số mô hình làm tốt của sinh viên đã tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, tiêu biểu là robot công nghiệp SCARA phân loại sản phẩm bằng phương pháp xử lý ảnh. Robot này đã giành giải nhất trong cuộc thi của nhà trường và nhận được sự quan tâm của một số doanh nghiệp cơ khí.
Một mô hình xuất sắc khác dành giải nhì của trường là robot Shrimp III, một dạng robot phỏng sinh, được mệnh danh là "chuyên gia trên địa hình gập ghềnh". Với kết cấu cơ khí thông minh, robot thích nghi với nhiều dạng địa hình mà không tốn nhiều năng lượng khi di chuyển. Trên robot gắn một camera số, được điều khiển bằng sóng RF.
Một mô hình xuất sắc khác dành giải nhì của trường là robot Shrimp III, một dạng robot phỏng sinh, được mệnh danh là "chuyên gia trên địa hình gập ghềnh". Với kết cấu cơ khí thông minh, robot thích nghi với nhiều dạng địa hình mà không tốn nhiều năng lượng khi di chuyển. Trên robot gắn một camera số, được điều khiển bằng sóng RF.
Robot quân sự dạng nâng than là một trong các mô hình kĩ sư Minh rất ưng ý. Robot có trang bị cả bánh lốp và bánh xích để di chuyển trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Trong tương lai, robot này có thể được phát triển để lắp thêm vũ khí, cảm biến nhận dạng mìn và cánh tay gắp mìn, cũng như hệ thống nghe nhìn, camera hồng ngoại để phát triển theo hướng robot quân sự trinh sát.
Robot quân sự dạng nâng than là một trong các mô hình kĩ sư Minh rất ưng ý. Robot có trang bị cả bánh lốp và bánh xích để di chuyển trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Trong tương lai, robot này có thể được phát triển để lắp thêm vũ khí, cảm biến nhận dạng mìn và cánh tay gắp mìn, cũng như hệ thống nghe nhìn, camera hồng ngoại để phát triển theo hướng robot quân sự trinh sát.
Robot bay cũng là một mẫu robot đáng chú ý, có thể dùng trong quân sự và dự báo thời tiết. Robot này cất cánh thẳng đứng bằng 4 động cơ cánh quạt, có nhiều ưu điểm hơn sơ với kiểu robot bay dùng cánh cố định đòi hỏi địa hình bằng phẳng để cất cánh.
Robot bay cũng là một mẫu robot đáng chú ý, có thể dùng trong quân sự và dự báo thời tiết. Robot này cất cánh thẳng đứng bằng 4 động cơ cánh quạt, có nhiều ưu điểm hơn sơ với kiểu robot bay dùng cánh cố định đòi hỏi địa hình bằng phẳng để cất cánh.
Sinh viên thực hiện các mô hình robot sẽ có một giáo viên hướng dẫn. Tùy vào độ khó của từng đề tài mà số lượng sinh viên sẽ khác nhau. Một nhóm sinh viên được tổ chức thành 3 nhóm nhỏ: cơ khí, mạch và lập trình. Ảnh: Robot leo tường, có các chân được gắn giác hút chân không bằng cao su.
Sinh viên thực hiện các mô hình robot sẽ có một giáo viên hướng dẫn. Tùy vào độ khó của từng đề tài mà số lượng sinh viên sẽ khác nhau. Một nhóm sinh viên được tổ chức thành 3 nhóm nhỏ: cơ khí, mạch và lập trình. Ảnh: Robot leo tường, có các chân được gắn giác hút chân không bằng cao su.
Thông thường, các đề tài dừng lại ở mức mô hình, chi phí không cao, sinh viên có thể tự bỏ tiền thực hiện. Với những đề tài phức tạp, cần mức chi phí cao, giáo viên hướng dẫn sẽ hướng sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học để có được nguồn hỗ trợ của khoa, trường. Cũng có khi đề tài được các doanh nghiệp bên ngoài tài trợ. Ảnh: Tay máy robot công nghiệp dạng tọa độ cầu, sản phẩm của SV khoa Cơ khí – ĐH Công nghiệp Hà Nội.
Thông thường, các đề tài dừng lại ở mức mô hình, chi phí không cao, sinh viên có thể tự bỏ tiền thực hiện. Với những đề tài phức tạp, cần mức chi phí cao, giáo viên hướng dẫn sẽ hướng sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học để có được nguồn hỗ trợ của khoa, trường. Cũng có khi đề tài được các doanh nghiệp bên ngoài tài trợ. Ảnh: Tay máy robot công nghiệp dạng tọa độ cầu, sản phẩm của SV khoa Cơ khí – ĐH Công nghiệp Hà Nội.
Các mô hình robot này sẽ là tiền đề cho những ứng dụng thực tế trong tương lai. Ảnh: Mô hình tay máy robot công nghiệp điều khiển bằng thủy lực.
Các mô hình robot này sẽ là tiền đề cho những ứng dụng thực tế trong tương lai. Ảnh: Mô hình tay máy robot công nghiệp điều khiển bằng thủy lực.

Bình luận(0)