10. F4F Wildcat: Đây là loại máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ và Anh từ đầu năm 1940. Tốc độ nhanh, khả năng cơ động tốt là những điểm mạnh của máy bay này. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 (CTTG 2), F4F đạt tỷ lệ tiêu diệt 5,9/1. Phi công kỳ cựu Eric M. "Winkle" Brown của Anh đánh giá, Wildcat là máy bay chiến đấu hải quân xuất sắc nhất đầu Thế chiến II. 9. A6M Zero: Nó là loại máy bay chiến đấu trên hạm chủ lực của Hải quân đế quốc Nhật Bản. Tốc độ nhanh, cơ động tốt, tầm bay xa, Zero được đánh giá là tiêm kích trên hạm xuất sắc những năm đầu Thế chiến II góp phần tạo nên sức mạnh hủy diệt cho hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Tuy nhiên, từ sau năm 1944, Zero nhanh chóng bị lỗi thời so với các máy bay chiến đấu của Mỹ. 8. P-38 Lighting: Nó là loại máy bay chiến đấu ném bom chủ lực của Không quân Mỹ những năm đầu Thế chiến II. Máy bay này có thiết kế khí động học khác thường. P-38 dành được nhiều chiến công trên mặt trận Thái Bình Dương. Hỏa lực mạnh là ưu điểm hàng đầu của P-38, nó được trang bị 1 pháo 20 mm, 4 súng máy 12,7 mm, các giá treo bên ngoài cánh có thể mang theo gần 2 tấn bom. 7. P-47 Thunderbolt: Nó là một trong những máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt nặng nhất trong Thế chiến II. P-47 được trang bị 8 súng máy hạng nặng 12,7 mm, 10 tên lửa không điều khiển 127 mm. P-47 tỏ ra xuất sắc trong nhiệm vụ hộ tống tầm ngắn đến tầm trung ở độ cao lớn. Buồng lái được bố trí khá cao giúp phi công quan sát tốt. Ngoài ra, máy bay này cũng xuất sắc trong nhiệm vụ tấn công mặt đất. 6. Focke-Wulf Fw 190: Nó là một trong hai chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Đức quốc xã. Những năm đầu Thế chiến II, Fw190 vượt trội so với các chiến đấu cơ của Anh, Pháp ở mặt trận phía Tây và các máy bay Liên Xô ở mặt trận phía Đông. Khi chứng kiến hiệu suất chiến đấu vượt trội của Fw190, Hitler đã tự mãn và cho rằng Không quân Đức không thể bị đánh bại và lơ là trong phát triển máy bay mới.5. Messerschmitt Bf 109: Đây là chiến đấu cơ xuất sắc nhất của Đức quốc xã, nó cùng với Fw190 tung hoành khắp châu Âu những năm đầu Thế chiến II. Chính Bf109 đã định hình đường lối phát triển máy bay chiến đấu trong suốt Thế chiến II. Tuy nhiên, Đức chủ quan không tập trung phát triển máy bay mới mà tự mãn với Bf109 nên đã bị Mỹ vượt qua. 4. Supermarine Spitfire: Nó là máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Hoàng gia Anh suốt Thế chiến II. Spitfire có thể hoạt động tốt với nhiệm vụ đánh chặn, chiến đấu ném bom, trinh sát. Ban đầu máy bay này tỏ ra yếu thế so với Bf109 và Fw190 của Đức. Nhưng các nâng cấp về sau với vũ khí mạnh và động cơ tốt hơn cho phép nó vượt mặt các chiến đấu cơ của Đức. 3. F4U Corsair: Máy bay này được thiết kế để hoạt động trên các tàu sân bay Mỹ trong Thế chiến II. F4U là một trong những máy bay chiến đấu ném bom tốt nhất của Hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Corsair được trang bị 6 súng máy 12,7 mm, 20 rocket không điều khiển 127 mm. Sau chiến tranh, F4U tiếp tục tham chiến ở Triều Tiên và những năm đầu chiến tranh Việt Nam. 2. F6F Hellcat: Máy bay này được thiết kế để bổ sung và thay thế dần cho F4F trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Hellcat nhanh, tầm bay xa hơn so với F4F. Người ta phát triển nó dựa trên kinh nghiệm chiến đấu giữa F4F và Zero của Nhật Bản. Máy bay này được đưa vào hoạt động từ năm 1943 và lập tức chứng tỏ sự vượt trội so với A6M của Nhật. 1. P-51 Mustang: Tốc độ nhanh, cơ động tốt, tầm bay xa, P-51 xứng đáng là chiến đấu cơ xuất sắc nhất Thế chiến II. Được đưa vào tham chiến từ năm 1942, Mustang nhanh chóng chứng minh sự vượt trội của nó so với các chiến đấu cơ chủ lực của Đức quốc xã. P-51 đã góp công to lớn trong việc đánh bại Không quân Đức và Nhật Bản.
10. F4F Wildcat: Đây là loại máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ và Anh từ đầu năm 1940. Tốc độ nhanh, khả năng cơ động tốt là những điểm mạnh của máy bay này. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 (CTTG 2), F4F đạt tỷ lệ tiêu diệt 5,9/1. Phi công kỳ cựu Eric M. "Winkle" Brown của Anh đánh giá, Wildcat là máy bay chiến đấu hải quân xuất sắc nhất đầu Thế chiến II.
9. A6M Zero: Nó là loại máy bay chiến đấu trên hạm chủ lực của Hải quân đế quốc Nhật Bản. Tốc độ nhanh, cơ động tốt, tầm bay xa, Zero được đánh giá là tiêm kích trên hạm xuất sắc những năm đầu Thế chiến II góp phần tạo nên sức mạnh hủy diệt cho hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Tuy nhiên, từ sau năm 1944, Zero nhanh chóng bị lỗi thời so với các máy bay chiến đấu của Mỹ.
8. P-38 Lighting: Nó là loại máy bay chiến đấu ném bom chủ lực của Không quân Mỹ những năm đầu Thế chiến II. Máy bay này có thiết kế khí động học khác thường. P-38 dành được nhiều chiến công trên mặt trận Thái Bình Dương. Hỏa lực mạnh là ưu điểm hàng đầu của P-38, nó được trang bị 1 pháo 20 mm, 4 súng máy 12,7 mm, các giá treo bên ngoài cánh có thể mang theo gần 2 tấn bom.
7. P-47 Thunderbolt: Nó là một trong những máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt nặng nhất trong Thế chiến II. P-47 được trang bị 8 súng máy hạng nặng 12,7 mm, 10 tên lửa không điều khiển 127 mm. P-47 tỏ ra xuất sắc trong nhiệm vụ hộ tống tầm ngắn đến tầm trung ở độ cao lớn. Buồng lái được bố trí khá cao giúp phi công quan sát tốt. Ngoài ra, máy bay này cũng xuất sắc trong nhiệm vụ tấn công mặt đất.
6. Focke-Wulf Fw 190: Nó là một trong hai chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Đức quốc xã. Những năm đầu Thế chiến II, Fw190 vượt trội so với các chiến đấu cơ của Anh, Pháp ở mặt trận phía Tây và các máy bay Liên Xô ở mặt trận phía Đông. Khi chứng kiến hiệu suất chiến đấu vượt trội của Fw190, Hitler đã tự mãn và cho rằng Không quân Đức không thể bị đánh bại và lơ là trong phát triển máy bay mới.
5. Messerschmitt Bf 109: Đây là chiến đấu cơ xuất sắc nhất của Đức quốc xã, nó cùng với Fw190 tung hoành khắp châu Âu những năm đầu Thế chiến II. Chính Bf109 đã định hình đường lối phát triển máy bay chiến đấu trong suốt Thế chiến II. Tuy nhiên, Đức chủ quan không tập trung phát triển máy bay mới mà tự mãn với Bf109 nên đã bị Mỹ vượt qua.
4. Supermarine Spitfire: Nó là máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Hoàng gia Anh suốt Thế chiến II. Spitfire có thể hoạt động tốt với nhiệm vụ đánh chặn, chiến đấu ném bom, trinh sát. Ban đầu máy bay này tỏ ra yếu thế so với Bf109 và Fw190 của Đức. Nhưng các nâng cấp về sau với vũ khí mạnh và động cơ tốt hơn cho phép nó vượt mặt các chiến đấu cơ của Đức.
3. F4U Corsair: Máy bay này được thiết kế để hoạt động trên các tàu sân bay Mỹ trong Thế chiến II. F4U là một trong những máy bay chiến đấu ném bom tốt nhất của Hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Corsair được trang bị 6 súng máy 12,7 mm, 20 rocket không điều khiển 127 mm. Sau chiến tranh, F4U tiếp tục tham chiến ở Triều Tiên và những năm đầu chiến tranh Việt Nam.
2. F6F Hellcat: Máy bay này được thiết kế để bổ sung và thay thế dần cho F4F trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Hellcat nhanh, tầm bay xa hơn so với F4F. Người ta phát triển nó dựa trên kinh nghiệm chiến đấu giữa F4F và Zero của Nhật Bản. Máy bay này được đưa vào hoạt động từ năm 1943 và lập tức chứng tỏ sự vượt trội so với A6M của Nhật.
1. P-51 Mustang: Tốc độ nhanh, cơ động tốt, tầm bay xa, P-51 xứng đáng là chiến đấu cơ xuất sắc nhất Thế chiến II. Được đưa vào tham chiến từ năm 1942, Mustang nhanh chóng chứng minh sự vượt trội của nó so với các chiến đấu cơ chủ lực của Đức quốc xã. P-51 đã góp công to lớn trong việc đánh bại Không quân Đức và Nhật Bản.