Theo trang tin quân sự Sina, nguyên mẫu đầu tiên của dòng trực thăng tấn công thế hệ thứ 5 Mi-28NM của Nga đã chính thức lộ diện tại một nhà máy sản xuất trực thăng ở Moscow. Dù mang thiết kế cơ bản của Mi-28 nhưng trực thăng tấn công Mi-28NM vẫn có một số thay đổi đáng kể về mặt hình dáng bên ngoài.Thông tin về việc phát triển một mẫu trực thăng tấn công thế hệ thứ 5 dựa trên nền tảng Mi-28 bắt đầu xuất hiện từ năm 2008 và mọi thông tin về mẫu trực thăng này đều được Nga giữ kín cho tới khi hình ảnh của nó chính thức xuất hiện trên các trang mạng quân sự của Nga.Hình ảnh so sánh giữa Mi-28N và Mi28NM. Thiết kế mới của Mi-28NM hướng tới giúp chiếc trực thăng này tăng cường khả năng tàng hình, bên cạnh đó hệ thống điều khiển hỏa lực của nó cũng được thay đổi cho phép Mi-28NM tham gia nhiều hơn vào các nhiệm vụ không chiến. Tốc độ bay của Mi-28NM cũng được tăng lên 600km/h so với Mi-28N chỉ đạt khoảng hơn 300km/h.Một thay đổi quan trọng khác trên Mi-28NM là việc nó được trang bị lại hệ thống radar sục sạo mục tiêu trên đỉnh rotor chính N-025E. Tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên hệ thống áp chế điện tử Richag-AV như trên các biến thể Mi-28 trước đây nhằm vô hiệu hóa hệ thống radar giám sát hay hệ thống định vị mục tiêu của tên lửa phòng không lên trên Mi-28NM ở khoảng cách hàng trăm km.Một trang bị mới nữa của Mi-28NM là các phi công điều khiển nó sẽ được trang bị các mũ bay hiển thị và kiểm soát mục tiêu thế hệ mới NSTsI-V giúp phi hành đoàn tác chiến hiệu quả hơn. Trong ảnh là một chiếc Mi-28N của Không quân Nga.Mi-28 từ lâu đã được biết tới như dòng trực thăng tấn công hiện đại nhất của Quân đội Nga, chúng được thiết kế để có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tấn công mặt đất hoặc không chiến. Các biến thể Mi-28N hay Mi-28NM sau này đều có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết vào ban ngày lẫn ban đêm.Dựa theo những hình ảnh ban đầu có được thì hệ thống vũ khí trên Mi-28NM cơ bản được giữ nguyên như trên Mi-28N với một pháo tự động 30mm Shipunov 2A42 được bố trí phía trước mũi máy bay, còn hai bên thân máy bay là các giá treo vũ khí mang theo các tổ hợp rocket phóng loạt hoặc tên lửa tấn công.Hệ thống trinh sát và quan sát quang điện tử được đặt phía mũi máy bay của Mi-28NM cũng được nâng cấp cho phép phi công theo dõi xác định chính xác mục tiêu ở mọi khoảng cách, ngoài ra chúng còn được kết nối mũ bay NSTsI-V.Cận cảnh kho vũ khí của một chiếc trực thăng Mi-28N với tổ hợp rocket phóng loạt B-8V20A và tên lửa không đối không Igla-V.Trong ảnh là mũ bay thế hệ mới NSTsI-V của Nga dành cho Mi-28NM cùng với đó là trang thiết bị đi kèm của nó.Một cụm màn hình hiển thị HUD được cho là dành cho Mi-28NM, nó có tên là ILS-28M.Bên cạnh việc phục vụ cho thị trường nội địa Mi-28 còn khá thành công trên thị trường xuất khẩu của Nga, một trong những ví dụ điển hình nhất là những chiếc Mi-28NE của Không quân Iraq được sử dụng trong cuộc chiến chống IS.
Theo trang tin quân sự Sina, nguyên mẫu đầu tiên của dòng trực thăng tấn công thế hệ thứ 5 Mi-28NM của Nga đã chính thức lộ diện tại một nhà máy sản xuất trực thăng ở Moscow. Dù mang thiết kế cơ bản của Mi-28 nhưng trực thăng tấn công Mi-28NM vẫn có một số thay đổi đáng kể về mặt hình dáng bên ngoài.
Thông tin về việc phát triển một mẫu trực thăng tấn công thế hệ thứ 5 dựa trên nền tảng Mi-28 bắt đầu xuất hiện từ năm 2008 và mọi thông tin về mẫu trực thăng này đều được Nga giữ kín cho tới khi hình ảnh của nó chính thức xuất hiện trên các trang mạng quân sự của Nga.
Hình ảnh so sánh giữa Mi-28N và Mi28NM. Thiết kế mới của Mi-28NM hướng tới giúp chiếc trực thăng này tăng cường khả năng tàng hình, bên cạnh đó hệ thống điều khiển hỏa lực của nó cũng được thay đổi cho phép Mi-28NM tham gia nhiều hơn vào các nhiệm vụ không chiến. Tốc độ bay của Mi-28NM cũng được tăng lên 600km/h so với Mi-28N chỉ đạt khoảng hơn 300km/h.
Một thay đổi quan trọng khác trên Mi-28NM là việc nó được trang bị lại hệ thống radar sục sạo mục tiêu trên đỉnh rotor chính N-025E. Tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên hệ thống áp chế điện tử Richag-AV như trên các biến thể Mi-28 trước đây nhằm vô hiệu hóa hệ thống radar giám sát hay hệ thống định vị mục tiêu của tên lửa phòng không lên trên Mi-28NM ở khoảng cách hàng trăm km.
Một trang bị mới nữa của Mi-28NM là các phi công điều khiển nó sẽ được trang bị các mũ bay hiển thị và kiểm soát mục tiêu thế hệ mới NSTsI-V giúp phi hành đoàn tác chiến hiệu quả hơn. Trong ảnh là một chiếc Mi-28N của Không quân Nga.
Mi-28 từ lâu đã được biết tới như dòng trực thăng tấn công hiện đại nhất của Quân đội Nga, chúng được thiết kế để có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tấn công mặt đất hoặc không chiến. Các biến thể Mi-28N hay Mi-28NM sau này đều có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết vào ban ngày lẫn ban đêm.
Dựa theo những hình ảnh ban đầu có được thì hệ thống vũ khí trên Mi-28NM cơ bản được giữ nguyên như trên Mi-28N với một pháo tự động 30mm Shipunov 2A42 được bố trí phía trước mũi máy bay, còn hai bên thân máy bay là các giá treo vũ khí mang theo các tổ hợp rocket phóng loạt hoặc tên lửa tấn công.
Hệ thống trinh sát và quan sát quang điện tử được đặt phía mũi máy bay của Mi-28NM cũng được nâng cấp cho phép phi công theo dõi xác định chính xác mục tiêu ở mọi khoảng cách, ngoài ra chúng còn được kết nối mũ bay NSTsI-V.
Cận cảnh kho vũ khí của một chiếc trực thăng Mi-28N với tổ hợp rocket phóng loạt B-8V20A và tên lửa không đối không Igla-V.
Trong ảnh là mũ bay thế hệ mới NSTsI-V của Nga dành cho Mi-28NM cùng với đó là trang thiết bị đi kèm của nó.
Một cụm màn hình hiển thị HUD được cho là dành cho Mi-28NM, nó có tên là ILS-28M.
Bên cạnh việc phục vụ cho thị trường nội địa Mi-28 còn khá thành công trên thị trường xuất khẩu của Nga, một trong những ví dụ điển hình nhất là những chiếc Mi-28NE của Không quân Iraq được sử dụng trong cuộc chiến chống IS.