Tờ Stars & Stripes (Mỹ) tiết lộ, để huấn luyện phi công cất hạ cánh trên tàu sân bay đóng tại Nhật Bản, Hải quân Mỹ đang tìm kiếm địa điểm đặt trung tâm huấn luyện tàu sân bay mô phỏng.
Trong những năm qua, phi công của Hải quân Mỹ và Nhật Bản luôn thực hiện các cuộc huấn luyện máy bay trên hạm tại đảo Iwo Jima. Mỗi năm các phi công ít nhất có một lần lái máy bay chiến đấu từ đất liền ra đảo này, tiến hành toàn bộ việc huấn luyện và đánh giá. Chỉ sau khi vượt qua các bài kiểm tra, phi công mới được phép làm nhiệm vụ trên tàu sân bay George Washington (CVN-73) đóng tại Nhật Bản.
|
Tàu sân bay Washington tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.
|
Không giống với phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu trên tàu sân bay Nga và Trung Quốc, tiêm kích hạm của Mỹ dùng máy phóng thủy lực để cất cánh (có độ an toàn cao, ít xảy ra tai nạn do không đủ lực đẩy cất cánh). Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất mà phi công tiêm kích hạm Mỹ, Nga, Trung Quốc gặp phải là khi hạ cánh trên tàu sân bay – đây luôn là công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.
Vì vậy, hiện nay các nước sở hữu tàu sân bay đều có hướng xây dựng các boong phóng máy bay mô phỏng trên mặt đất để huấn luyện phi công thành thục cất hạ cánh trước khi lên tàu thật. Hải quân Mỹ hiện có tổng cộng 21 cơ sở như vậy, nhưng chỉ có 1 trung tâm đặt ở nước ngoài.
“Do đặc thù của trung tâm này này ảnh hưởng đến việc huấn luyện khoa mục chiến thuật của máy bay khác trên đất liền, vì vậy muốn lựa chọn một địa điểm thích hợp không phải là dễ dàng”, báo Mỹ cho biết.
|
Phi công Mỹ huấn luyện hạ cánh trên tàu sân bay bằng máy bay huấn luyện T-45.
|
Trong con mắt phi công Hải quân Mỹ, đảo Iwo Jima không chỉ là một nơi thích hợp cho việc huấn luyện hạ cánh trên tàu sân bay, thời tiết biến động khiến khu vực này rất nguy hiểm.
Mặc dù điều kiện đảo Iwo Jima rất xa, nhưng các phi công máy bay trên tàu của Mỹ dường như không còn lựa chọn khác. Vì sân bay cách đảo này gần nhất là căn cứ Atsugi, tỉnh Kanagawa 643 dặm, quân đội Mỹ chỉ có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của căn cứ Atsugi để huấn luyện hạ cánh khẩn cấp, nhưng đây không phải là kế hoạch lâu dài.
Tại đảo Atsugi, máy bay phải bay ở độ cao lớn để giảm thiểu tiếng ồn đối với khu vực dân cư gần đó. Toà án Yokohama đã phán quyết cấm máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF) tại căn cứ này bay trong đêm. Trong khi đó, cách thức hạ cánh trên boong tàu sân bay đòi hỏi máy bay bay ở độ cao thấp nhất có thể, tiếng ồn tạo ra lớn hơn so với máy bay JASDF ở căn cứ Atsugi.
|
Tiêm kích hạm F/A-18 huấn luyện cất hạ cánh trên đất liền.
|
Để giải quyết vấn đề này của quân đội Mỹ, chính phủ Nhật Bản cũng tìm cách. Theo đó, năm 2014, Nhật Bản chi ra 1 triệu USD để đánh giá môi trường đảo Kagoshima, phía Nam Kyushu. Phía Nhật Bản xem xét đến việc xây dựng một đường băng tại đây, để đảm bảo việc huấn luyện cất hạ cánh cho máy bay Hải quân Mỹ và trở thành trung tâm cứu trợ thiên tai của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản sử dụng.
Theo các phi công Hải quân Mỹ, điều kiện của đảo Kagoshima tốt hơn nhiều so với Iwo Jima, vì ở đây gần với nhiều sân bay khác. Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân gần đó do lo ngại về tiếng ồn.