Nga luôn là “đối thủ” trong cuộc đua tốc độ với Mỹ về lĩnh vực phát triển vũ khí chiến thuật tầm xa chính xác, thậm chí một số lĩnh vực Nga còn tỏ ra có lợi thế hơn hẳn. Trong 2-3 năm qua, Nga đã liên tiếp tung ra ít nhất 10 sản phẩm
vũ khí mới, trong đó có 3 tên tửa chiến thuật dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2015.
Tên lửa Kh-35U Uran
Tên lửa có cánh Kh-35U Uran là một sản phẩm quốc phòng mới của Nga, có tính năng đặc biệt là đầu được trang bị hệ thống tự dẫn đường độc đáo, chống lại với mọi hoạt động gây nhiễu từ radar của đối phương. Tên lửa này hoạt động theo 2 cơ chế: chủ động khi hướng đầu dẫn đường trong vòng vài giây để tìm mục tiêu, và bị động khi không cần quét không gian xung quanh để tìm mục tiêu, nhưng nó vẫn có thể nhận ra những xung động phát ra từ mục tiêu.
|
Tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal-E bắn tên lửa Kh-35.
|
Theo tờ báo RBTH ngày 10/12 tiết lộ, người Mỹ được cho là rất quan tâm tới đặc điểm trên của tên lửa và muốn mua các đầu tên lửa tự dẫn đường của Kh-35U để trang bị cho các tên lửa chống tàu Harpoon.
Kh-35U còn có thể tấn công mục tiêu ở độ cao 3 mét trên mặt nước biển, thấp hơn cả so với boong tàu, điều đó khiến cho các trạm
radar rất khó khăn phát hiện ra. Khi các hệ thống phòng không hoạt động ở phía trên cao, ngay khi có thể phát hiện KH-35U thì việc bắn hạ tên lửa này cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Loại tên lửa Kh-35U có thể sẽ được trang bị trên các tàu mặt nước và tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E (NATO định danh là SSC-6). Đây là hệ thống tên lửa bao gồm 2 xe chỉ huy, 4 bệ phóng (trên mỗi bệ lắp 8 đạn tên lửa, tổng cộng 4 bệ là 32 quả) và 4 xe vận tải nạp đạn với 32 quả tên lửa.
Chỉ mất vài phút là có thể triển khai hệ thống Bal-E và bao phủ kiểm soát 220 dặm bờ biển để tìm và diệt mục tiêu. Không có hệ thống phòng không nào hiện nay có thể đánh chặn 32 đạn tên lửa bay độ cao cực thấp Kh-35U.
Tên lửa Kh-31PM
Đây là một phiên bản cải tiến từ tên lửa KH-31, một loại tên lửa vốn đã rất nổi tiếng trong Hải quân Mỹ. Những năm 1990, Mỹ đã mua các biến thể bia bay MA-31 từ Nga để thử nghiệm hệ thống phòng không tàu chiến.
Người Mỹ còn sử dụng MA-31 để tìm hiểu cách làm thế nào có thể đánh chặn được các tên lửa chống tàu P-270 Moskit của
Trung Quốc, cũng là một loại tên lửa do Nga sản xuất. Theo phương Tây, Moskit được định danh là “Sunburn” (Mặt trời cháy), có tốc độ vượt âm thanh và đủ sức phá hủy tất cả các tàu chiến hiện có trên thế giới.
|
Đạn tên lửa chống radar tốc độ siêu âm Kh-31PM.
|
Trong khi đó, tên lửa Kh-31 rất giống với Moskit, tuy nó nhỏ, rẻ hơn và thường được sử dụng để phá hủy các mục tiêu trên mặt nước, các trạm radar và cả các tổ hợp tên lửa phòng không như Patriot (Mỹ). Tên lửa này có thể được trang bị cho tất cả các loại tàu khu trục và các máy bay ném bom của Nga.
Tuy nhiên, phiên bản mới Kh-31PM nâng tầm bắn lên 250km, được trang bị hệ thống dẫn đường và động cơ mới, khiến cho đường bay của tên lửa không thể đoán trước được và tăng khả năng hủy diệt đối phương hơn.
Với đầu dẫn đường băng thông rộng, tên lửa Kh-31PM có thể sử dụng để chống lại tất cả các hệ thống phòng không. Trong khi bản Kh-31P trước đây chỉ được trang bị các đầu dẫn đường chọn lọc chỉ có thể sử dụng trong việc chống lại một loại của hệ thống phòng không.
Tên lửa 3M-55 Yakhont
Theo RBTH, hệ thống tên lửa mới ấn tượng nhất của Nga có lẽ là những tên lửa có cánh 3M-55 Yakhont – nguyên mẫu của siêu tên lửa hành trình BrahMos Ấn Độ - Nga hợp tác sản xuất. Điểm đặc thù của những tên lửa này là có trí tuệ nhân tạo, được so sánh giống như trí tuệ của con người, có thể giúp tên lửa chống lại một chiếc tàu duy nhất chỉ với một tên lửa, hoặc là chống lại cả một hạm đội tàu bằng loạt tên lửa.
|
Đạn tên lửa Yakhont và ống phóng.
|
Cụ thể, các tên lửa trên có thể phân phối và phân loại các mục tiêu theo ý nghĩa của chúng, lựa chọn chiến lược tấn công và kế hoạch thực hiện tấn công. Để loại trừ các lỗi trong việc lựa chọn đánh mục tiêu, tên lửa được thiết kế hệ thống máy tính ở bên trong được tích hợp hình ảnh điện tử của tất cả các loại tàu hiện đại.
Hình ảnh đó không chỉ là kích thước và màu sắc của con tàu, mà còn cả dữ liệu về hệ thống điện tử và các điểm khác chỉ có của loại tàu đó. Máy tính này cũng có dữ liệu chiến thuật như dữ liệu về loại hạm đội, giúp tên lửa xác định được những gì ở phía trước nó, đó là một nhóm tàu chở máy bay hay một nhóm tàu đổ bộ, để từ đó có chiến thuật tấn công mục tiêu thích hợp.
Bảng máy tính của tên lửa cũng có dữ liệu về việc đánh chặn các nguồn chiến đấu điện tử của đối phương, những thứ có thể can thiệp và khiến các tên lửa bay trệch ra khỏi mục tiêu, cũng như các dữ liệu về các kỹ thuật chiến thuật tránh các tên lửa phòng không của đối phương.
Các nhà phát triển tên lửa nói rằng, sau khi được phóng ra, các tên lửa có thể tự quyết định xem sẽ tấn công mục tiêu nào và nó chỉ theo đuổi cuộc tấn công đó, khiến cho hệ thống phòng không của đối phương bị mất tập trung. Khi một tên lửa phá hủy mục tiêu chính trong hạm đội, các tên lửa còn lại tấn công các tàu khác, không có chuyện 2 tên lửa cùng tấn công 1 mục tiêu.
Trong quá trình hiện đại hóa các tàu ngầm hạt nhân theo Project 949 Antei và các tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng theo Project1144 Orlan, Hải quân Nga sẽ thay thế 24 tổ hợp tên lửa cũ Granit, bằng các tên lửa Yakhont, với mỗi hầm phóng chứa 3 tên lửa loại này. Từ đó mỗi chiến hạm của Nga sẽ được trang bị tăng cường từ 24 lên 72 tên lửa siêu âm mới.