PGS-TS Trần Thị Thu Hà: Người tâm huyết với cây dược liệu quý ở VN

Google News

PGS.TS Trần Thị Thu Hà trở thành nhà khoa học nữ đầy tâm huyết, say mê trong nghiên cứu và bảo tồn, nhân giống các loại cây dược liệu quý ở Việt Nam.

Được biết, PGS.TS Trần Thị Thu Hà sinh ra và lớn lên ở vùng quê miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Chính vì thế, tuổi thơ đến trường của bà luôn gắn bó với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Trong suốt 3 năm THPT, Trần Thị Thu Hà đều đạt được danh hiệu học sinh giỏi môn Vật lý của tỉnh. Tuy nhiên, khi vào bậc đại học, chị lại chọn chuyên ngành Lâm sinh như một cơ duyên với nghề nghiệp.
Năm 1988, chị thi đỗ Trường Đại học Nông nghiệp 3 (nay là Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên). Tốt nghiệp đại học, chị Hà bắt đầu tham gia nhiều dự án phát triển kế hoạch sinh nhai cho người dân phụ thuộc vào rừng ở các tỉnh trung du và miền núi nước ta.
PGS-TS Tran Thi Thu Ha: Nguoi tam huyet voi cay duoc lieu quy o VN
PGS.TS Trần Thị Thu Hà sinh ra và lớn lên ở vùng quê miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Chính vì thế, tuổi thơ đến trường của bà luôn gắn bó với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Ảnh: @Google. 
Từ năm 1999 đến 2001, chị theo học và tốt nghiệp bằng thạc sĩ tại Đại học Nông nghiệp Na Uy. Đến 2004, chị trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Ðại học quốc gia Australia và xuất sắc bảo vệ thành công luận án của mình vào năm 2007.
Năm 2008, sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ ở Ðại học quốc gia Australia trở về nước, PGS. TS Trần Thị Thu Hà đã sáng lập và phát triển Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp theo cơ chế tự chủ. PGS.TS Trần Thị Thu Hà cho biết mình luôn trăn trở làm thế nào để lai tạo được giống dược liệu quý cho năng suất cao.
Thành tựu đáng chú ý của chị là nghiên cứu, lai tạo và nuôi trồng thành công 40 loại cây dược liệu quý của Việt Nam, mang lợi ích kinh tế cao như: Thông đất, lan kim tuyến, gừng gió, thất diệp nhất chi hoa, sa nhân tím, sói rừng, kim ngân hoa, sâm Ngọc Linh. Với những cống hiến đó, PGS. TS Trần Thị Thu Hà vinh dự được Hội LHPN Việt Nam trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2019.
Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Thị Thu Hà còn tập trung nghiên cứu và ứng dụng sinh học phân tử và hóa sinh phân tử vào xác định đúng loài và hoạt tính dược liệu phục vụ cho việc tạo ra giống tốt, trồng với quy mô công nghiệp, giúp phát triển ngành dược liệu của Việt Nam.
Đến nay, PGS.TS Trần Thị Thu Hà cùng nhân viên ở Viện Nghiên cứu đã được cấp 12 bằng Bảo hộ giống dược liệu quý. Các công trình của bà được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và đưa vào sản xuất, kinh doanh.
PGS-TS Tran Thi Thu Ha: Nguoi tam huyet voi cay duoc lieu quy o VN-Hinh-2
PGS-TS Trần Thị Thu Hà tâm huyết với cây dược liệu. Ảnh: @Google. 
Ðồng thời, chị còn sở hữu 7 bằng độc quyền Giải pháp hữu ích do Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. PGS.TS Hà cũng có nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước và quốc tế.
PGS.TS Hà cũng đã đến vùng sâu, vùng sa hướng dẫn người dân bản địa cách trồng các loại giống dược liệu. Ngoài ra, chị đứng ra thu mua sản phẩm của họ và liên kết với công ty, tập đoàn lớn để chế biến dược liệu.
PGS-TS Tran Thi Thu Ha: Nguoi tam huyet voi cay duoc lieu quy o VN-Hinh-3
Ảnh: @Google.  
Thậm chí, PGS.TS Thu Hà “đỡ đầu” định hướng khoa học, giúp thành lập Công ty CP Nông lâm nghiệp và Môi trường Việt Nam, doanh nghiệp khoa học đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, sau đó doanh nghiệp này mở rộng hai chi nhánh ở Hà Giang, Quảng Nam. Nhờ vậy, hàng trăm sinh viên ngành dược liệu mới ra trường là phụ nữ người dân tộc thiểu số làm chủ công nghệ về lĩnh vực giống, nông lâm nghiệp, tạo ra việc làm người dân địa phương. Chị đã và đang tích cực hỗ trợ về khoa học công nghệ và định hướng các sản phẩm chủ lực cho ba hợp tác xã ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang.
TS Thu Hà còn là trưởng nhóm chuyên gia triển khai nhiều hoạt động tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ cho các dự án cấp quốc gia, cấp tỉnh và các tổ chức quốc tế ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh, tập trung vào đối tượng người nghèo tại 26 tỉnh trong cả nước.
Tâm huyết, tận tụy cho khoa học, chị còn là tác giả của nhiều đề tài xây dựng các chiến lược, định hướng phát triển lâm nông, lâm nghiệp và phát triển rừng bền vững, tạo sinh kế cho người dân vùng cao tại nhiều địa phương trong cả nước; đóng góp xây dựng cơ sở dữ liệu giống cây trồng lâm nghiệp ở Việt Nam. 
Huỳnh Dũng (Tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)